Nơi ghi dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

TS. Phạm Minh Thế (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN) |

70 năm trôi qua kể từ trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ, tuy thế, “tiếng sấm chấn động địa cầu” ngày ấy vẫn như còn đang vang vọng trên các diễn đàn lịch sử của cả Việt Nam và quốc tế cứ mỗi dịp tháng 5 về. Nhắc đến Điện Biên Phủ, chúng ta không thể quên được hình ảnh và tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi địa danh này là nơi đã ghi lại đậm nét nhất về tài năng, trí tuệ và bản lĩnh của ông.

Quyết định thay đổi cách đánh, phương châm tác chiến

Chiến thắng của quân và dân ta ở lòng chảo Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954, không phải là chiến thắng được làm nên bởi một mình Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sinh thời, ông cũng chưa bao giờ nhận rằng, đó là chiến thắng của riêng ông. Nhưng thực tiễn lịch sử đã cho thấy, chiến thắng này đã ghi dấu ấn tài năng của ông trong danh mục 1/10 vị danh tướng nổi tiếng nhất trên thế giới.

Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng tài năng của ông ở chiến dịch này được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: Lên kế hoạch và tổ chức các cuộc tiến công phá chủ trương tập trung quân của H. Nava để dọn đường đến Điện Biên Phủ; ở việc chỉ đạo chuẩn bị hậu cần cho trận quyết chiến chiến lược; xác định cách đánh, phương pháp tấn công địch... Nhưng dấu ấn quan trọng của ông chính là việc quyết định phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" thành "đánh chắc tiến chắc" ở Chiến dịch Điện Biên Phủ để đảm bảo cho chiến dịch này được toàn thắng.

Chính quyết định thay đổi phương châm tác chiến này của Đại tướng đã giúp cho trận quyết chiến chiến lược của quân và dân ta giành được thắng lợi trọn vẹn. Và Điện Biên Phủ từ một địa phương, một lòng chảo “vô danh” ở vùng rừng núi Tây Bắc đã trở thành một địa danh nổi tiếng trên bàn đàm phán ở Genève (Thụy Sĩ), trên bản đồ Việt Nam và thế giới. Quyết định thay đổi cách đánh, phương châm tác chiến không chỉ được Đại tướng tiến hành một lần ở Chiến dịch Điện Biên Phủ, mà trước đó, ông đã từng ít nhất một lần đưa ra quyết định này, đó là chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa lần cuối cùng trước khi phát lệnh nổ súng mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa lần cuối cùng trước khi phát lệnh nổ súng mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Vai trò quan trọng của "người anh cả" trong quân đội nhân dân Việt Nam

Hồi ký "Đường đến Điện Biên Phủ, Hồi ức" của ông viết: “Qua chuyến đi nghiên cứu thực địa Cao Bằng, tôi càng nhận thấy không thể chọn thị xã này làm điểm đột phá cho chiến dịch”. Ông phân tích thêm: “Đánh Cao Bằng sẽ khó bảo đảm nguyên tắc trận đầu phải thắng của quân đội ta. Và nếu đánh thắng, cũng khó tránh khỏi tổn thất lớn trong khi ta chỉ tiêu diệt được một bộ phận nhỏ quân địch: 2 tiểu đoàn! Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch và giải phóng Cao Bằng. Làm cách nào để đạt được mục tiêu này? Tôi nghĩ cách mở đầu chiến dịch tốt nhất vẫn là đánh Đông Khê.

Đông Khê là cứ điểm quan trọng nối liền Thất Khê với Cao Bằng. Cứ điểm Đông Khê mặc dù được củng cố, vẫn nằm trong khả năng tiêu diệt của bộ đội ta. Mất Đông Khê, địch hoặc sẽ phải chiếm lại, hoặc sẽ phải rút khỏi Cao Bằng. Ta sẽ có điều kiện tiêu diệt sinh lực địch ngoài công sự. Nếu địch không chiếm lại Đông Khê, ta sẽ đánh tiếp Thất Khê”.

Điều này cho thấy, ông là người đã nắm rất sát và chắc thực tiễn chiến trường và khả năng của quân và dân ta, để lựa chọn mục tiêu sao cho vừa sức, đảm bảo thắng lợi.

Thắng lợi của quân và dân ta ở Chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950 đã làm thay đổi cục diện của cuộc kháng chiến, và phần nào đó là dọn đường để đưa đến điểm hẹn Điện Biên Phủ. Nền tảng để đưa đến những quyết định “táo bạo”, quyết đoán đó của ông, ngoài trí tuệ của cá nhân thì còn là nhờ ở chỉ dẫn, dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhất là quyết định thay đổi phương châm kế hoạch tác chiến ở Điện Biên Phủ.

Điều này được Đại tướng nói rõ trong cuốn "Điện Biên Phủ" rằng: “Mỗi ngày qua, tôi càng khẳng định là không thể nào đánh nhanh được. Tôi nhớ tới lời Bác dặn trước khi lên đường, và một câu trong Nghị quyết của Trung ương hồi đầu năm 1953: "Chiến trường của ta hẹp, người của ta không nhiều, nên nói chung ta chỉ có thắng chứ không được bại, vì bại thì hết vốn". Qua 8 năm kháng chiến, bộ đội ta đã trưởng thành. Nhưng vốn liếng quả chưa nhiều. Chúng ta chỉ mới có 6 đại đoàn chủ lực. Hầu hết các đại đoàn đều có mặt trong chiến dịch này!”.

Nhiệm vụ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho ông là vô cùng nặng nề: “Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh”. Quán triệt quan điểm đánh chắc thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định lựa chọn phương châm tác chiến để đảm bảo được thắng lợi mà ít tổn thất nhất. Điều này chẳng những đã làm nên tên tuổi của ông, mà đồng thời cũng tạo nên cơn địa chấn Điện Biên Phủ.

TS. Phạm Minh Thế (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN)
TIN LIÊN QUAN

Lòng nhân ái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và quyết định về phương án tác chiến lịch sử

VƯƠNG TRẦN |

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm về trước, quyết định từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đã thể hiện trí tuệ, tư duy quân sự sắc sảo, nhạy bén trong điều hành chiến lược của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Triển lãm 92 bức ảnh và 110 bài thơ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Ngày 13.3, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, Bảo tàng Nghệ An, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng”, giới thiệu với công chúng ảnh và thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại

Đào Xuân Hóa |

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25.8.1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng khởi đầu từ năm 1944, với sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã trải qua những năm tháng chiến đấu và trưởng thành qua từng trận đánh, từng chiến dịch. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới biết đến với chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Ông mất ngày ngày 4.10.2013 (30.8 Âm lịch) tại Viện quân y 108.
Nhân 10 năm ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Báo Lao Động cuối tuần đăng trang thơ của tác giả Đào Xuân Hóa viết về ông - vị tướng huyền thoại.

Không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ vaccine COVID-19 AstraZeneca

Hà Lê |

Hầu hết mọi người đã tiêm vaccine AstraZeneca COVID-19 được vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng. Do đó Bộ Y tế khuyến cáo người dân không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu.

Lộ trình chi tiết các đoàn diễu binh, diễu hành Điện Biên Phủ

NHÓM PV |

Ngày mai (7.5), sau lễ mít tinh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các đoàn diễu binh, diễu hành sẽ đi từ sân vận động tỉnh Điện Biên đến ngã tư điểm giao giữa đường Hoàng Văn Thái và Võ Nguyên Giáp rồi chia thành 3 tuyến đi dọc theo các con phố chính.

Điện Biên Phủ và bài học về phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng

Vương Trần |

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024), Đại tướng Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - có bài viết "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học về phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng".

Loạt xe tải trọng lớn ở Thái Bình dừng hoạt động sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau khi Báo Lao Động đăng tải bài viết phản ánh tình trạng các xe có trọng tải lớn hoạt động với tần suất liên tục, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, UBND thị trấn Tiền Hải đã tiến hành làm việc với nhà thầu thi công, yêu cầu đơn vị thi công chuyển sang chở vật liệu, cát san lấp bằng phương tiện tải trọng nhỏ, phù hợp.

Ông Đặng Văn Minh bị bãi nhiệm chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã biểu quyết thông qua việc bãi nhiệm chức vụ đối với ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

Lòng nhân ái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và quyết định về phương án tác chiến lịch sử

VƯƠNG TRẦN |

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm về trước, quyết định từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đã thể hiện trí tuệ, tư duy quân sự sắc sảo, nhạy bén trong điều hành chiến lược của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Triển lãm 92 bức ảnh và 110 bài thơ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Ngày 13.3, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, Bảo tàng Nghệ An, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng”, giới thiệu với công chúng ảnh và thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại

Đào Xuân Hóa |

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25.8.1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng khởi đầu từ năm 1944, với sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã trải qua những năm tháng chiến đấu và trưởng thành qua từng trận đánh, từng chiến dịch. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới biết đến với chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Ông mất ngày ngày 4.10.2013 (30.8 Âm lịch) tại Viện quân y 108.
Nhân 10 năm ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Báo Lao Động cuối tuần đăng trang thơ của tác giả Đào Xuân Hóa viết về ông - vị tướng huyền thoại.