Truyện ngắn dự thi

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Dưới vòm xanh thành phố

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Lúc Huân thu dọn xong những cành cây vừa bị tỉa bỏ nằm vương vãi thì thành phố cũng chuẩn bị lên đèn.

Truyện ngắn dự thi: Bản tình ca lao động

Bùi Nguyên Ngọc |

1/ Quán nước nằm ở vỉa hè phố Hàng Bụt. Bà chủ quán khéo chọn địa điểm để mở quán, nó vừa ở cạnh hai ba cơ quan xây dựng, lại vừa kín đáo. Phía trước là nhà chờ xe buýt, bên trái là cái cột điện, bên phải là cổng chung cư số 10 Hàng Bụt. Cổng chung cư có hai ba anh xe ôm ngồi chờ đón khách, khi chưa có khách họ đều vào quán gọi vài chén nước nóng, một điếu thuốc dắt tai.

Truyện ngắn dự thi: Tết của Hạnh Phúc

Ngô Đức Quang |

Thằng Phúc làm nghề chạy xe ôm còn vợ nó là công nhân may. Thời buổi công nghệ hiện đại mấy nghề nó làm chịu nhiều thua thiệt. Xe người ta đi xe công nghệ với taxi hết. Những nơi đông khách như bến xe, nhà ga thì địa bàn đã có người bao trùm hết cả dễ gì chen chân vào. Mấy người như nó chạy lẻ tẻ khi được ít đồng khi ngồi bơ.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Công nhân thời vụ

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Lãnh mang mấy bộ quần áo công nhân đi giặt, phơi ra trước sân nhà. Ngồi nhìn những giọt nước rỏ tong tỏng trên dây phơi xuống nền sân xi măng bỏng đốt, Lãnh khẽ thở dài.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Cái nút cống

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi:

Ở tổ sửa chữa đường mỏ này, chỉ có tôi với Hoài là lính mới. Hoài trẻ nhất tổ, vừa học xong phổ thông trung học đã đi làm theo chế độ “đổi” - Bố mẹ về hưu, con vào thế. Trong lúc công việc khó khăn, kiếm được một chỗ làm có thu nhập ổn định đối với nhiều người như vậy là hạnh phúc lắm.

Truyện ngắn dự thi: Nụ cười

Ý Thu |

Chiều.

Buổi chiều hiếm hoi Ngân cho phép mình rảnh rỗi. Cô ngồi bên hiên cửa, cuốn sách cầm trên tay chưa vội giở. Mắt Ngân nhìn chăm chú vào khoảng vườn bên cạnh đầu hồi. Lũ chim có gì mà vui đến thế! Chúng nhảy nhót chuyền từ cành nọ sang cành kia. Hình như trên cây mít có một gia đình nhà chim, chim bố, chim mẹ đang dạy lũ chim con tập bay. Tiếng chích chi, líu ríu cứ vang lên không ngớt. Ngân chợt nghĩ đến mình. Trước đây gia đình Ngân cũng vui như thế. Bà nội, bố, mẹ và cậu em trai kém Ngân tận mười tuổi. Giờ thì chỉ còn Ngân và bà. Ngôi nhà từ ba năm trước đã không còn tiếng cười vui, đứng buồn tênh, bạc màu theo mưa nắng tháng năm.

Truyện ngắn dự thi: Thợ gầm

Bùi nguyên Ngọc |

Tôi rời làng quê lên thành phố làm thợ. Không biết run rủi thế nào lại chọn đúng cái nghề thợ gầm (thợ gầm là cái tên dân dã chúng tôi thường gọi). Tổ thợ chúng tôi có ba người: Tôi, bác Đạt, cậu Chiến. Bác Đạt hơn tuổi tôi gần một con giáp, cậu Chiến là người ít tuổi nhất. Cái tên Chiến là do ông bố đặt, khi cậu được sinh ra sau chiến tranh. Ông bố đặt tên Chiến, chắc là để nhớ đến những tháng ngày chiến đấu ở mặt trận phía nam.

Truyện ngắn dự thi: Thưởng Tết

Vũ Thị Huyền Trang |

Năm nào cũng vậy, chưa đến đầu tháng chạp là Thương đã hỏi chồng câu ấy. Cũng phải, bao nhiêu khoản nợ nần, chi tiêu trông chờ cả vào lương thưởng. Chưa kể năm nay làm ăn buôn bán khó khăn. Thời buổi lạm phát vào tận mâm cơm từng gia đình nên việc chạy chợ của Thương có nhiều khi còn phải bù lỗ.

Truyện ngắn dự thi: Về lại mỏ

Ý Thu |

Doanh bực dọc đứng dậy, quăng điếu thuốc đang hút dở xuống sông. Hắn lững thững đi dọc boong tàu, nhạt miệng, nhổ vu vơ xuống dòng nước đục lờ lờ chảy phía dưới. Thế là đi tong gần tuần chẳng được gì. Về thì dở, ở cũng không xong. Tính ra như mấy tháng trước, làm ngon. Tháng này, đen đủi quá.

Truyện ngắn dự thi: Chiều ngược

NGUYỄN XUÂN VINH |

Ngày nghỉ, Vân tìm vào Nhà máy Xử lý rác thải Việt Ân. Trước mắt Vân là những đống rác cao ngất, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đen. Những con chuột béo mầm, rúc rích đuổi nhau. Hàng ngày tiếp xúc với rác, với những phế thải mà trước cảnh ấy, cô cũng không khỏi rùng mình. Bằng điện thoại, Vân chụp lại những hình ảnh mà cô vừa gặp.

Truyện ngắn dự thi: Giá trị ảo

Châu Hoài Thanh |

Ở trong phân xưởng may, Thoảng là một công nhân thuộc loại điển hình. Một tay máy giỏi cừ khôi và chăm chỉ. Dù mùa nắng hay mùa mưa, dù hàng nhiều hay ít. Trăm ngày như một, mười ngày như chục, Thoảng đều đến xưởng mà chưa nghỉ ngày nào. Những công đoạn may khó, đòi hỏi tính tỉ mẫn luôn được giao cho Thoảng. Thoảng trở thành tấm gương để tổ trưởng Hiếu luôn nhắc đến mỗi khi ai đó may hàng cẩu thả hay chây lười. Vậy mà hôm nay không ai thấy Thoảng ngồi ở bàn máy của mình. Đúng là chuyện lạ!

Truyện ngắn dự thi: Chuyện ở xóm nghèo

Vương Tâm |

Vũ nhanh chân nhảy qua cây gỗ chắn đường sau đợt giải tỏa mặt bằng ở mặt phố để đi vào ngõ nhà mình. Nhiều gia đình thật may mắn, bỗng chốc trở thành triệu phú. Họ có nhà mới và còn được đền bù một số tiền lớn. Thế mà nhiều người vẫn còn kêu ca kiện tụng chả bù cho gia đình anh. Hai mẹ con ở tít sâu trong ngõ đã vài chục năm nên hầu như chẳng có chút mảy may hy vọng vào đợt giải phóng mặt bằng vừa qua. Không biết có phải vì nhà nghèo đến nỗi Vũ cũng chẳng buồn nghĩ đến chuyện vợ con nữa hay không. Ai hỏi lúc nào anh cũng lấy cớ phải lo nuôi mẹ già và nhà cửa lại chật chội, lấy vợ biết ở vào đâu.

Truyện ngắn dự thi: Vết thương

Xuân Quỳnh |

"Cho chừa tội ăn cắp, khổ thân sắp nhận thưởng tết rồi mà còn dại..."

Tôi dựng xe lách qua đám đông đang bàn tán cạnh cửa sổ phòng bảo vệ. Bên trong, bác bảo vệ đặt đôi giày màu hồng, tờ giấy A4, chiếc bút bi lên bàn bảo chị Lụa ký vào biên bản về hành vi trộm cắp tài sản công ty. Chị Lụa bật khóc kêu oan, bàn tay run rẩy, ngòi bút chưa đặt xuống nước mắt đã ướt nhoè trang giấy. Nhìn đôi vai gầy đang rung lên của chị tôi nghĩ đến trưa nay khi hai chị em từ nhà ăn trở về xưởng may. Chị chỉ vào đôi giày trong phòng trưng bày mẫu nói với tôi, "nhận tiền thưởng tết chị sẽ mua đôi giày như thế kia cho con bé út. Tối nào đi ngủ con bé cũng nhắc, mà chị còn bao nhiêu khoản phải lo!"

Chiếc máy may réo lên những tiếng lạch tạch khô khốc khiến hai chị nén nỗi lo âu tiếp tục công việc mưu sinh giữa buổi trưa.

Truyện ngắn dự thi: Vị mặn quê hương

CHUNG THANH HUY |

Thắm bước chậm rãi dọc theo bờ biển, mặc cho từng lớp sóng trắng xóa như đang tinh nghịch, nô đùa dưới chân cô. Những ngày cuối năm biển lặng yên một màu xanh biếc đến tận chân trời. Mùi nước mắm quen thuộc dậy lên thơm lừng theo từng cơn gió. Lúc còn nhỏ Thắm đã nghe bà nội kể rằng từ xa xưa người dân ở đây đi biển về cá không dùng hết nên đem muối để ăn dần. Nhờ đó mà có được những giọt nước mắm Nam Ô đượm mùi thơm cùng vị ngọt tự nhiên từ cá.

Truyện ngắn dự thi: Máy già

Hoàng Hải Lâm |

Phố Xanh là khu phố của người già. Hầu hết những người sống ở đây đều tám mươi tuổi, số ít trong họ đã trên bảy mươi. Họ đến đây theo diện dịch vụ “kí gửi người”. Đó là từ dùng của cụ Lê. Cụ tám mươi ba tuổi, mắt vẫn còn tinh và tai nghe rất rõ. Cụ Lê thường giúp đỡ những người ở phố Xanh. Và nhiều người ở đây cũng giúp đỡ nhau. Họ muốn chứng minh cho mọi người thấy mình không phải là người vô dụng. Tuổi già làm việc của tuổi già. Cụ Lê làm rất nhiều việc, từ đun nước, pha chè, vệ sinh bàn ghế. Nhất là việc giặt giũ. Trong điều kiện nhà chung có tất tật dịch vụ thì cụ Lê vẫn giặt đồ. Cụ còn đưa luôn cái máy giặt từ nhà đến phố Xanh, đó là điều kiện chấp nhận kí gửi của cụ.