Truyện ngắn dự thi: Thợ gầm

Bùi nguyên Ngọc |

Tôi rời làng quê lên thành phố làm thợ. Không biết run rủi thế nào lại chọn đúng cái nghề thợ gầm (thợ gầm là cái tên dân dã chúng tôi thường gọi). Tổ thợ chúng tôi có ba người: Tôi, bác Đạt, cậu Chiến. Bác Đạt hơn tuổi tôi gần một con giáp, cậu Chiến là người ít tuổi nhất. Cái tên Chiến là do ông bố đặt, khi cậu được sinh ra sau chiến tranh. Ông bố đặt tên Chiến, chắc là để nhớ đến những tháng ngày chiến đấu ở mặt trận phía nam.

Bác Đạt được cấp trên bổ nhiệm làm tổ trưởng tổ gầm. Bác Đạt người nhỏ thó, lùn. Có ai đó gọi là Đạt lùn, nhưng chúng tôi không dám gọi thế, tổ tưởng của mình mà, chúng tôi chỉ dám gọi là Đạt tầm thước. Cậu Chiến thì hình hài chẳng giống ai, mặt bèn bẹt như chiếc vung nồi hầm áp suất, dái tai thì dài thòng thõng. Tuy hay trêu nhau nhưng tổ gầm chúng tôi ăn ở có tình có nghĩa, thương yêu nhau như anh em ruột thịt, chỉ cần một người nào đó trái gió trở trời, thì hai người kia mất ăn mất ngủ. Cái tình ấy không biết gọi là gì? Không biết có ai định nghĩa không? Có giáo án nào không? Còn chúng tôi gọi là tình thợ.

Công việc chúng tôi làm cũng chẳng giống ai. Người ta giờ làm việc thì ngồi lên ghế, tài liệu đặt lên bàn, công nhân trong các xưởng máy cũng thường ngồi trên ghế, cũng có người đứng làm việc như là quần áo v.v... Còn chúng tôi, thì thỉ thui, nói ra buồn cười đến chết: giờ làm việc, tất cả nằm xuống đất, mặt ngửa lên trời, thợ gầm chuyên sửa chữa hỏng hóc ở dưới gầm xe mà lại. Sửa xe cũng có người đứng, nhưng là tổ khác, không phải tổ gầm!

Tôi thích thơ, nhưng không biết làm thơ, thỉnh thoảng tập tọe mấy câu tức cảnh công việc mình làm:

Mấy đứa chúng tôi ai cũng lạ cho mình

Giờ làm việc tất cả nằm xuống đất

Cái cảm giác cứ như là không thật

Ngay thế nằm cũng ngược hướng xe đi

Bác Đức bảo tôi:

- Mình nằm thế này mãi thành quen, áo rách lưng chứ không rách bụng

Tôi bảo bác:

- Thế nằm đất nằm cát, về nhà có bị chị nhà chê?

- Cái thằng này, mình chọn nghề thì phải quý lấy nghề, ai chê ai khen không quan trọng

- Tôi nói cho vui thôi, chứ lấm lem thế này chẳng thấm vào đâu...

- Thấm cái gì?

- Chẳng thấm với nằm ở vỉa hè bệnh viện. Vỉa hè bệnh viện, người ta nằm la liệt ở dưới đất, người thì có tấm ni lông, người thì có tờ báo trải xuống dưới làm chiếu, còn đa số nằm ở vỉa hè chẳng có chiếu chăn gì cả.

Đang chuyện dông dài thì bác Đức bảo Chiến:

- Đưa cho cái mỏ lết.

Chiến vội vàng cúi xuống đống đồ nghề:

- Dạ đây ạ

- Ơ hay cái thằng này, đây là cờ lê, mỏ lết cơ mà. Chiến đổi chiếc mỏ lết đưa cho bác Đức rồi cúi xuống với công việc của mình.

Thỉnh thoảng vài ba câu nói, vài ba tiếng va đập dưới gầm xe.

Tôi nằm dưới gầm xe dẫu đã nhiều lần, nhưng lần nào cũng thấy lạ lẫm. Thời gian cứ trôi đi theo chiếc bóng của mình. Bóng mình cứ nhích đi từng nhích, bóng bên này, mặt trời phía bên kia. Đang mải làm, chợt có người qua, chỉ thấy chân không nhìn thấy mặt. Những tiếng động bên ngoài, làm thành tiếng rung của đất, bất kể tự hướng nào cũng chạy thẳng vào tim. Tiếng rùng rùng cảm thấy ở đằng lưng là chiếc ben ngoài công trường đổ đá, tiếng rậm rịch rung lên hối hả, là hàng về đang bốc dỡ vào kho.

Đang miên man với những âm hưởng của đất, thì bác Đạt bảo tôi:

- Mình làm thợ gầm thế này sướng hay khổ?

Thấy câu hỏi khó, tôi trả lời lấp lửng:

- Nói sướng thì cũng sướng, nói khổ thì cũng khổ, sưỡng khổ lấy gì đo?

Cậu Chiến nghe vậy, nói một câu có vẻ triết lý, câu nói không biết nghe được ở đâu, rồi bắt chước nói lại: Trời nắng trời mưa, chỉ khổ thân cái anh xe thồ...

Tôi hỏi:

- Nói chuyện sướng khổ sao lại khổ thân cái anh xe thồ?

Chiến trả lời tưng tửng:

- Vì trời nắng trời mưa, còn mình làm ở đây mưa không đến mặt, nắng không đến đầu, ở dưới gầm mà lại, thế thì sướng quá đi chứ.

Bác Đạt bảo:

- Sướng khổ cũng tự mình, cứ yêu nghề thì khổ cũng thành sướng.

***

Nghỉ giải lao, chúng tôi chui ra khỏi gầm xe ngồi uống nước, cái động tác chui ra khỏi gầm xe cũng chẳng dễ dàng gì. Khi chui ra được rồi, quay lại nhìn chiếc gầm xe, nghĩ về đời thợ, nghĩ về sướng khổ kiếp người. Có người ăn trắng mặc trơn, có người lấm lem bộ quần áo thợ, chiếc quần rộng thùng thình, lủng lẳng cờ lê mỏ lết, tuốc nơ vít... ngồi uống nước, túi quần cứ trễ về một bên.

Bác Đạt bảo tôi:

- Sao mà khổ thế, một đống dụng cụ đồ nghề, lôi ra đây làm gì?

Tôi trả lời:

- Chả là vì thói quen.

Có người có thói quen lam lũ, có người có thói quen hưởng thụ. Thói quen lam lũ thì vất vả, nhưng hưởng thụ cái thành quả của mình lại thấy sướng, thói quen hưởng thụ vượt quá khả năng của mình thì khổ chứ chả sướng nỗi gì!

Bỗng ở đâu đó có tiếng kẻng báo hiệu giờ nghỉ trưa. Ngẩng lên nhìn trời xanh, mặt trời đỏ lựng, nắng đã chói chang. Sợ cái nắng mùa hè, chúng tôi lại chui vào gầm xe, ngồi ăn trưa.

Ăn xong ngả lưng nằm, lăn một vòng khoan khoái, đất gồ ghề nằm mãi cũng thành quen. Khoảng không của chúng tôi chỉ mấy mét vuông, chưa đủ cho một tầm tay với, chúng tôi nhận phần không gian nhỏ ấy, cho bánh xe lăn đến mọi phía chân trời.

Bùi nguyên Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Thưởng Tết

Vũ Thị Huyền Trang |

Năm nào cũng vậy, chưa đến đầu tháng chạp là Thương đã hỏi chồng câu ấy. Cũng phải, bao nhiêu khoản nợ nần, chi tiêu trông chờ cả vào lương thưởng. Chưa kể năm nay làm ăn buôn bán khó khăn. Thời buổi lạm phát vào tận mâm cơm từng gia đình nên việc chạy chợ của Thương có nhiều khi còn phải bù lỗ.

Truyện ngắn dự thi: Về lại mỏ

Ý Thu |

Doanh bực dọc đứng dậy, quăng điếu thuốc đang hút dở xuống sông. Hắn lững thững đi dọc boong tàu, nhạt miệng, nhổ vu vơ xuống dòng nước đục lờ lờ chảy phía dưới. Thế là đi tong gần tuần chẳng được gì. Về thì dở, ở cũng không xong. Tính ra như mấy tháng trước, làm ngon. Tháng này, đen đủi quá.

Truyện ngắn dự thi: Chiều ngược

NGUYỄN XUÂN VINH |

Ngày nghỉ, Vân tìm vào Nhà máy Xử lý rác thải Việt Ân. Trước mắt Vân là những đống rác cao ngất, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đen. Những con chuột béo mầm, rúc rích đuổi nhau. Hàng ngày tiếp xúc với rác, với những phế thải mà trước cảnh ấy, cô cũng không khỏi rùng mình. Bằng điện thoại, Vân chụp lại những hình ảnh mà cô vừa gặp.

Bên trong phòng đông lạnh trứng cho chị em

TRÀ MY - HÀ QUYÊN |

Đông lạnh trứng hay trữ trứng đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Việc trữ trứng được xem là bảo hiểm sinh học với sức khỏe sinh sản. Dưới đây là quy trình đông lạnh trứng được thực hiện tại các cơ sở y tế.

Danh hiệu Sinh viên 5 tốt ngày càng được xã hội ghi nhận, đánh giá cao

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh, giá trị của danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” ngày càng được xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Hàng loạt tuyến phố đầu tiên của TPHCM kẻ vạch vỉa hè chuẩn bị cho thuê

NGUYỄN LY - ANH TÚ |

TPHCM - Sau khi UBND Quận 1 rà soát các tuyến đường đủ điều kiện kẻ vạch đường cho thuê, nhiều khu vực vỉa hè đã được kẻ vạch để sử dụng kinh doanh dịch vụ giữ xe và có chừa khoảng trống đủ cho người đi bộ.

Cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa tiếp tục lĩnh án tù

Hữu Long |

Khánh Hòa - HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Chiến Thắng - cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa 5 năm 6 tháng tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" tại dự án Nha Trang Golden Gate.

Sắp xếp lại công việc cho cán bộ dân số mới chỉ "thực hiện trên giấy"

Hà Quyên |

Theo phản ánh của các cán bộ dân số, sau 4 tháng Bộ Y tế ban hành Công văn 5492 gửi các địa phương về việc chuyển ngạch và phân công lại nhiệm vụ cho cán bộ dân số, đến hiện tại, hầu như chưa tỉnh nào triển khai thực hiện.

Truyện ngắn dự thi: Thưởng Tết

Vũ Thị Huyền Trang |

Năm nào cũng vậy, chưa đến đầu tháng chạp là Thương đã hỏi chồng câu ấy. Cũng phải, bao nhiêu khoản nợ nần, chi tiêu trông chờ cả vào lương thưởng. Chưa kể năm nay làm ăn buôn bán khó khăn. Thời buổi lạm phát vào tận mâm cơm từng gia đình nên việc chạy chợ của Thương có nhiều khi còn phải bù lỗ.

Truyện ngắn dự thi: Về lại mỏ

Ý Thu |

Doanh bực dọc đứng dậy, quăng điếu thuốc đang hút dở xuống sông. Hắn lững thững đi dọc boong tàu, nhạt miệng, nhổ vu vơ xuống dòng nước đục lờ lờ chảy phía dưới. Thế là đi tong gần tuần chẳng được gì. Về thì dở, ở cũng không xong. Tính ra như mấy tháng trước, làm ngon. Tháng này, đen đủi quá.

Truyện ngắn dự thi: Chiều ngược

NGUYỄN XUÂN VINH |

Ngày nghỉ, Vân tìm vào Nhà máy Xử lý rác thải Việt Ân. Trước mắt Vân là những đống rác cao ngất, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đen. Những con chuột béo mầm, rúc rích đuổi nhau. Hàng ngày tiếp xúc với rác, với những phế thải mà trước cảnh ấy, cô cũng không khỏi rùng mình. Bằng điện thoại, Vân chụp lại những hình ảnh mà cô vừa gặp.