Truyện ngắn dự thi

Truyện ngắn dự thi: Sông cạn

Nguyễn Thị Thanh |

Sau khi dặn dò con gái cột chắc chiếc ghe vào gốc cây, ông Bình lầm lũi đi lên chiếc chòi dành cho hai ba con ông. Má cái Hạ, vợ ông đã bỏ ba con mà đi vào một ngày mưa tràn bờ bãi. Hôm ấy bà một mình chạy ghe đi chợ thế rồi bà đi mãi không về. Đến khi tìm được bà thì ông đã không thể nào nhận ra khuôn mặt vợ mình. Cũng may nhờ vào quần áo, và cũng có thể nhờ vào linh cảm của người chồng ông mới có thể nhận ra bà. Lúc đó Hạ chỉ mới tám tuổi, nghĩ thương con gái sớm mồ côi mẹ, ông Bình ở vậy nuôi con. Cũng chẳng phải không có người thương cảm nhưng ông lại sợ người ta không thương con mình. “Mấy đời bánh đúc có xương...”. Đời ông bây giờ chỉ mong con gái có người nào tử tế thì lấy chồng cho ông đỡ tủi, cũng là hoàn thành lời tự hứa của ông với vợ. Nghĩ đến vợ con tim ông lại đau nhói.

Truyện ngắn dự thi: Những đóa hoa khô

Vũ Thị Huyền Trang |

Chủ nhật, xóm trọ buồn quá. Vài cặp vợ chồng đã đèo nhau về quê thăm bố mẹ già, con nhỏ. Những người chưa có gia đình thì chui tọt vào phòng, đóng kín cửa ngủ cho đã đời, bù lại cả tuần đi làm không có thời gian ngẩng mặt. Vài gã đàn ông sau khi chui ra khỏi phòng liền ới nhau ra quán nước chè ngay đầu ngõ. Liên nguýt chồng:

Truyện ngắn dự thi: Chim di

Hoàng Anh Linh |

Nhà có vài ba công đất, làm mãi không đủ ăn. Những đứa con ông Thản lần lượt bỏ lên thành phố. Nhiều bữa nhìn căn nhà trống không hiu quạnh, ông Thản ngồi thừ người nhìn ra cánh đồng mía khô xơ xác, cứ lặng im suy tính, không biết nghĩ gì.

Truyện ngắn dự thi: Tiếng sóng bên sườn núi

KIỀU XUÂN QUỲNH |

Lãnh đạo của nhà máy bắt tay chúc mừng Trường khi những cánh van vận hành khép vào cửa xả lũ. Dòng chảy bất ngờ bị chặn khiến con sông hung dữ chỉ còn sóng vỗ. Nước bắt đầu dâng lên che giấu đi vết nham nhở của năm tháng xây dựng. Giờ đây dòng sông như tấm lụa nhung mềm mại xanh trong thăm thẳm giữa những ngọn núi. Tiếng sóng vỗ vào núi, mang theo ký ức của những miền bụi khói tìm về với Trường - người đội trưởng trẻ tuổi nhất công trình.

Podcast - Truyện ngắn dự thi: Máu Mỏ

NHÓM PV |

Truyện ngắn dự thi: Bác sinh vào những năm 50 của thế kỷ trước ở miền đất mỏ, lớn lên cùng mỏ, học tập trong mỏ và làm công nhân của mỏ, gắn bó cuộc đời với mỏ suốt từ thời trẻ trai đến nay...

Truyện ngắn tham dự Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Công nhân, Công đoàn của tác giả Vũ Thị Minh Huyền.

Truyện ngắn dự thi: Xóm công nhân

lao động |

- Cầm nắm tiền của mày đi chỗ khác, con tao không cần những đồng tiền dơ bẩn này.

Vừa nói, hắn vừa cầm xấp tiền, tháo dây thun và quăng vèo xuống sông. Những tờ tiền nhẹ hều, theo gió bay lả tả xuống con sông trước nhà. Mặt sông đang phẳng lặng, nhưng cứ thế từ từ trôi. Chị đứng trên bờ, nước mắt giàn giụa. Chị muốn ào xuống sông, vơ vét những tờ tiền còn trôi nổi, nhưng ngặt nỗi chị không biết bơi. Xuống tới đó kiểu gì chị cũng chết trôi trước khi lấy lại được tiền. Bất lực, chị đứng gào trong vô vọng:

Truyện ngắn dự thi: Vệt sáng cuối đường

LAO ĐỘNG |

Cứ đến ngày hôm nay là mẹ lại dậy thật sớm, xuống bếp nhóm lửa, vo gạo nấu một nồi cơm nếp, rồi vừa ngồi đun vừa hờ khóc. Mẹ khóc nhưng nước mắt không chảy ra một giọt nào, có lẽ nước mắt cũng đã cạn. Chỉ thấy gương mặt mẹ hằn sâu thêm những vết nhăn như những vết nứt của ruộng mạ mùa khô hạn. Mẹ vừa khóc vừa hờ, mẹ hờ những lời kể lể không bao giờ vơi. Năm nào cũng vậy, vẫn những lời ấy, không thay đổi.

Truyện ngắn dự thi: Nắng qua kẽ lá

LAO ĐỘNG |

- Cháu bé bị tim bẩm sinh rồi, chị không nên giữ lại cháu nữa. Tốt nhất gia đình xác định không thể sinh bé này được nhé!

Tiếng bác sĩ văng vẳng bên tai. Chị ôm bụng bầu năm tháng, ngã quỵ ngay trước sảnh. Lần thứ ba chị nghe tin dữ về đứa con của mình. Năm tháng, bụng đã rất to, đứa trẻ cũng đã cứng cáp nhiều. Chị cứ ngỡ lần này, mọi việc sẽ êm xuôi, hai vợ chồng vui vẻ chuẩn bị đón thiên thần đầu lòng. Nhưng ông trời, có lẽ đã không thương chị, không cho đứa trẻ được chào đời trong ngôi nhà ấy. Chị không thể khóc được nữa, hai đầu gối rung lên bần bật.

Truyện ngắn dự thi: Nghiệp đá

Quốc Việt |

Trong ngôi nhà nhỏ lợp bằng lá dừa, lối đi dẫn vào núi Ông Trịnh có hai người đang sống. Một ông già tuổi đã hơn bảy mươi, gương mặt khắc khổ và một cậu con trai mới ngoài ba mươi cũng già trước tuổi. Người đi ngang qua vẫn thường nhìn thấy ông già ngồi trước nhà, lầm bầm nói chuyện với con chó đang nằm vẫy đuôi bên cạnh.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Trăng ngoài bản Trăng

LAO ĐỘNG |

Truyện ngắn dự thi: Nhà Nan ở bản Trăng. Cậu mang họ Mai của mẹ. Từ nhỏ Nan không biết họ ba vì cậu là kết quả của cuộc tình chớp đêm giữa công nhân cầu đường người Tày và cô gái Thủy xinh đẹp có tiếng xã Liên Quỳ làm nghề nấu cao sim trị bỏng. Không biết cha con trai mình tên gì, mẹ sinh Nan vừa đầy tháng đã đem về bỏ cho ngoại nuôi.

Truyện ngắn dự thi: Dòng máu người thợ vùng than

TIẾN LUẬN |

Tốt nghiệp khoá học nghề cơ khí, Tâm được phân công về vùng mỏ. Nơi Tâm đến nhận việc là một nhà máy cơ khí chuyên sửa chữa các loại xe vận tải phục vụ cho thợ mỏ làm than. Ở đây không có máy móc thiết bị hiện đại sản xuất theo dây chuyền công nghệ khép kín, chuyên môn hoá cao mà là một nhà máy sản xuất đơn lẻ, vừa chế tạo, vừa phục hồi với những máy công cụ đã cũ kĩ rơ mòn. Hôm ông quản đốc dẫn Tâm vào xưởng đi qua các máy phay, mài, bào, xọc rồi dừng lại bên chiếc máy tiện 1K62 giới thiệu với ông Thạnh tổ trưởng tổ tiện ba:

Podcast - Truyện ngắn dự thi: Khi phố đã lên đèn

LAO ĐỘNG |

Truyện ngắn dự thi: Thời khắc giao thừa đã qua, việc vừa xong thì trời cũng đã sáng. Sau lời chúc tết, chị lại nhanh chân vội vã về nhà. Chắc giờ này, chồng và con đang chờ chị. Mặt trời đã dậy, hừng đỏ ở đằng đông...

Podcast - Truyện ngắn dự thi: Ở giữa đường biên

Lao Động |

Truyện ngắn dự thi: Có phải... Có phải cái cơn giông ấy? Đúng rồi cũng chính vì cái cơn giông ấy, cơn giông định mệnh đã cho mình gặp anh, rồi lại cướp anh đi như một cơn gió. Biến mình từ một cô gái ngây thơ thành một người đàn bà đầy nỗi xót xa cay đắng...

Truyện ngắn tham dự Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Công nhân, Công đoàn của tác giả Nguyễn Cẩm Hương.

Truyện ngắn dự thi: Vệt sáng

Vũ Thị Huyền Trang |

Di nổ máy xe, cố gắng đi thật nhanh ra khỏi cổng nhà, bỏ lại sau lưng tiếng khóc như xé vải của con. Thằng nhỏ vừa tròn sáu tháng tuổi, gầy gò xanh xao như dải khoai. Nhất là từ khi Di cai sữa con, thằng bé lười ăn dặm cũng chẳng chịu uống sữa ngoài, khóc rạc cả người. Nhưng Di không còn cách nào khác buộc phải rời con để đi làm. Khoản nợ vài trăm triệu do làm ăn thua lỗ giờ tiền lãi hàng tháng đổ lên lưng mẹ già. Chưa kể vay chỗ này chỗ kia, ngày nào cũng có người đến tận nhà đòi nợ. Hơn một năm qua đã có lúc Di ngậm đắng nuốt cay ôm con đi nhà họ hàng trốn nợ. Lúc quay về thấy mẹ tóc bạc trắng phơ mà lòng chị đau như cắt. Bố mất sớm, một mình mẹ nuôi bốn đứa con nên người chưa bao giờ để làng trên xóm dưới chê bai. Ấy thế mà giờ đây Di khiến mẹ vừa khổ tâm vừa khổ tấm thân gầy.

Truyện ngắn dự thi: Nơi tình người ở lại

TRẦN ĐÌNH HIẾU |

Trong màn đêm tĩnh lặng, đang miên man với những dự định cho công tác phối hợp thăm tặng quà cho đồng bào dân tộc thiểu số đang trong khu vực phong tỏa theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Hoài chợt giật mình bởi tiếng chuông điện thoại, với tay cầm điện thoại lên thấy số lạ, Hoài tính không nhấc máy bởi bình thường vào giờ này cô đã để điện thoại ở chế độ máy bay và ít khi nhắn tin hay gọi điện vào ban đêm. Thế nhưng như có gì thúc giục cô bấm nút trả lời và đưa lên nghe, đầu dây bên kia thấy tín hiệu trả lời liền hỏi ngay: