Truyện ngắn dự thi: Chuyện ở xóm nghèo

Vương Tâm |

Vũ nhanh chân nhảy qua cây gỗ chắn đường sau đợt giải tỏa mặt bằng ở mặt phố để đi vào ngõ nhà mình. Nhiều gia đình thật may mắn, bỗng chốc trở thành triệu phú. Họ có nhà mới và còn được đền bù một số tiền lớn. Thế mà nhiều người vẫn còn kêu ca kiện tụng chả bù cho gia đình anh. Hai mẹ con ở tít sâu trong ngõ đã vài chục năm nên hầu như chẳng có chút mảy may hy vọng vào đợt giải phóng mặt bằng vừa qua. Không biết có phải vì nhà nghèo đến nỗi Vũ cũng chẳng buồn nghĩ đến chuyện vợ con nữa hay không. Ai hỏi lúc nào anh cũng lấy cớ phải lo nuôi mẹ già và nhà cửa lại chật chội, lấy vợ biết ở vào đâu.

Nghĩ cũng phải, mẹ của Vũ đã đến tuổi xưa nay hiếm lại yếu đau luôn, nên bà con hàng xóm ai nấy đều thương quý. Hồi anh đi nghĩa vụ quân sự trở về, bà cụ cứ bắt anh phải sang từng nhà để cảm ơn vì tình nghĩa của mọi người đã chăm sóc và giúp đỡ bà. Từ đó Vũ được coi như người thân thiết của mọi gia đình xung quanh vậy. Có người còn mốỉ manh cho Vũ một vài đám nhưng rồi cũng chả thành vì cô nào cũng ngại về cái ngôi nhà chật chội ấy. Đầu tiên họ còn nhiệt tình, sau dần dần thấy khó nên chả ai chú ý tới chuyện đó nữa. Đã bốn mươi tuổi rồi mà Vũ vẫn lầm lũi một mình là vì thế. Ai cũng thấy tồi tội cho Vũ nhưng chẳng biết làm thế nào.

Hằng ngày, Vũ đi làm thuê ở các công trình xây dựng tư nhân từ sáng tinh mơ cho tới chiều tối mới về. Hai mẹ con lụi hụi ăn uống cho qua bữa rồi tắt đèn đi ngủ sớm. Nhiều năm nay, bà con hàng xóm quen với cảnh vất vả thiếu thốn như vậy nhưng ai ai cũng thương và quý trọng mẹ con Vũ.

Mọi chuyện cứ phẳng lặng thế, nếu không có sự kiện động trời ở cái ngõ này. Một là những ngôi nhà lấn chiếm ở mặt phố được đền bù để giải phóng mặt bằng và hai là chuyện Vũ bỗng dưng rước về nhà một ngưòi phụ nữ đã có con. Đầu tiên, bà mẹ Vũ nói to tiếng nên mọi người xung quanh mới biết có chuyện không vui trong gia đình. Sau đó là tiếng trẻ con khóc vang lên và tiếng ru của người mẹ đã làm ồn ào khắp xóm. Họ đồn thổi anh Vũ thế mà khôn, tẩm ngẩm tầm ngầm mà vớ được cô vợ xinh đáo để. Chắc là giấu bà con mãi bây giờ có con rồi mới mang về đây. Nhưng cũng có người ác khẩu cho rằng rất có thể Vũ đã lấy điếm về làm vợ, nghi lắm. Cái ngõ sâu hun hút thế nhưng đường đi lối lại hẹp lắm. Ai ho một tiếng là cả xóm biết liền nên chả giấu được chuyện gì lâu.

Nghĩ vậy, nhiều ngưòi tuy tò mò nhưng cũng chả thóc mách xía vào chuyện người khác. Ai cũng bận bịu công việc làm ăn và lo cho gia đình mình đã hết ngày, chứ hơi đâu mà dây vào chuyện gia đình khác. Ấy thế mà vẫn có người độc mồm lời qua tiếng lại mỗi khi đứa bé gào khóc.

Nhưng rồi mọi người lại chú ý, khi có ai đó báo cho công an phường chuyện Vũ dắt gái về nhà. Vài hôm sau, anh công an đến thật và ngồi rất lâu trong nhà anh Vũ. Nhiều người thấp thỏm để ý ngó trước ngó sau xem có động tĩnh gì không. Nhưng cuối cùng, anh công an phường ra về rất vui vẻ làm cho mọi người lại càng khó hiểu. Chuyện của gia đình anh Vũ như vậy thật lạ lùng.

Những ngày đông giá đã trôi qua. Mẹ anh Vũ bây giờ già yếu lắm rồi. Mọi người cũng đã quen vối tiếng khóc của thằng bé và đặc biệt ai cũng khen người mẹ trẻ ru con rất hay và nựng con rất khéo. Còn anh Vũ vẫn thế, sáng sớm tinh mơ đã ra khỏi căn nhà, tối sập mới trở về. Khi thì miếng thịt, khi thì con cá cùng mớ rau, bao giờ anh Vũ cũng đem về nhà một món gì đó để dành cho bữa cơm gia đình.

Dần dần cũng chả mấy ai quan tâm đến chuyện anh Vũ dắt gái về nhà nữa. Họ coi như giờ đây đương nhiên anh Vũ đã có vợ con. Tuy vậy thực hư thế nào cũng chưa ai tỏ tường. Ngay đến cái tên cô gái đó, có ngưòi nghe mang máng qua chuyện của ông tổ trưởng dân phố, đâu như là Ngọc thì phải. Họ truyền miệng nhau thế rồi thấy việc cô gái ấy đến ở nhà anh Vũ cũng chả cản trở hay phiền nhiễu cho ai nên thôi thì kệ. Đèn nhà ai nhà ấy rạng. Hơi đâu.

Ấy thế nhưng mọi chuyện lại bắt đầu xôn xao trong xóm. Bởi có một buổi tối bất ngờ nhà anh Vũ như có trận bão đổ xuống. Tiếng la ầm ĩ của một người đàn ông nào đó vọng ra. Đứa trẻ khóc thét lên nấc nghẹn không ra tiếng nữa. Người đàn ông lạ đó bị hai mẹ con anh Vũ đẩy bật ra ngoài rồi đóng sập cửa lại. Nhưng cánh cửa ấy thì sức mấy chịu nổi khi người đàn ông lao người vào đẩy bung cả khung gỗ. Lúc này anh ta gào lên:

- Mày bảo vợ tao đưa một trăm ngàn ra đây, tao sẽ đi. Thế là tao nể mày lắm rồi đó. Thằng bò thiến ạ. Bạn bè thế à.

Mọi người thấy quá ồn ào nên một số người tỏa ra ngõ. Có một chị tò mò đến gần nhắc nhở:

- Làm mất trật tự an ninh trong xóm, công an đến phạt đó.

Lúc này người đàn ông kia trừng mắt quay phắt lại, miệng anh ta sùi bọt, đôi má hốc hác làm mấy cô bé chạy tóe đi. Hình như đó là một thằng nghiện đi phá phách. Lúc này, bác tổ trưởng dân phố chạy tới xem sự việc gì xảy ra thì thấy người đàn ông kia đang du đẩy cánh cửa với Vũ. Bác tổ trưởng nghiêm sắc mặt nói to:

- Sao nhà anh Vũ lại ầm ĩ lên thế?

Lúc này Vũ đành mở cửa. Người đàn ông kia ngã vật xuóng sàn nhà lạnh toát, mồm vẫn gào lên đòi tiền. Vũ chưa kịp trình bày thì cô Ngọc chạy vội lại dúi tiền vào tay người đàn ông nghiện ngập kia. Cô ta nói gằn lên trong cơn giận dữ:

- Đây, cầm lấy rồi cút đi, anh cướp hết của con anh rồi đó. Giời ơi là giời...

Nói rồi, cô Ngọc ôm con khóc nấc lên từng cơn. Khi người đàn ông kia bật dậy chạy đi thì bác tổ trưởng nhắc Vũ:

- Tôi đã nói với anh rồi, việc hai mẹ con cô Ngọc đến ở nhà thì chả ai nói gì nhưng để cho chồng cô ta đến làm ầm ĩ thì không nên đâu.

Mẹ anh Vũ nói đỡ cho Vũ: Bác ạ, khổ thế đấy thương người thì khó đến thân. Anh Vũ nhà tôi với chồng cô Ngọc đây là bạn từ thời đi chiến đấu cơ đấy. Giờ nó đâm sinh hư đốn thế, nghiện ngập, đánh đập vợ con làm tan cửa nát nhà. Đến nỗi, vợ con phải chạy trốn đi ở nhờ mà cũng có chừa được cơn nghiện đâu. Không hiểu sao nó lại biết mà mò đến đây cơ chứ.

Vũ cứ đứng lặng người mà chẳng nói được câu nào. Lúc này nhiều người hàng xóm đứng vây quanh ở cửa và nghe ngóng. Thấy bác tổ trưởng đi ra, mọi người tản đi hết nhưng câu chuyện thì cứ râm ran khắp xóm. Chả ai hiểu gì cả nên cứ thêu dệt thêm chuyện này chuyện khác. Có người nói, anh Vũ thật dại dột tự chuốc lấy vạ vào thân. Ai lại đi chứa chấp vợ con người ta. Hơn thế lại là vợ con của thằng nghiện nữa chứ. Thật đang yên đang lành.

Thế rồi, ngay tôi hôm đó không ai còn nghe thấy tiếng trẻ con khóc từ nhà anh Vũ nữa. Cả đêm. Xóm lại phẳng lặng như mọi khi. Thi thoảng chỉ có tiếng ô tô xa tít ngoài phố vọng vào. Bà con hàng xóm cho là mẹ con chị Ngọc đã dọn đi.

Tang tảng sáng. Cả xóm vẫn còn chìm trong giấc ngủ, nhưng từ phía nhà anh Vũ lại có tiếng ầm ĩ đánh thức mọi người tỉnh giấc. Tiếng gà gáy, tiếng chó sủa râm ran khắp xóm.

Tiếng lao xao ồn ào của một số người đàn ông ở ngoài cửa nhà anh Vũ. Họ lấy gậy gõ cửa. Có tiếng gọi rất to:

- Con Ngọc đâu rồi? Ra ngay cho tao hỏi đây!

Hình như tiếng của người đàn ông nghiện lúc chập tốỉ. Nghe bạn bè xúi bẩy, hắn dẫn hai, ba tên đến tìm cách dọa nạt Vũ để đòi thêm tiền của Ngọc. Nghe theo lời khích, hắn nói oang oang:

- Đồng đội gì mày, hả thằng Vũ? Rủ rê vợ con tao à?

Thấy không ai trả lời, nó lại nói toáng lên:

- Thằng bò thiến kia. Vợ tao đâu?

Lúc này thì cả xóm phải thức dậy nhưng ai nấy đều lo lắng cho mẹ con anh Vũ. Có người gọi điện báo cho công an phường đến ngay để ngăn chặn cuộc ẩu đả rất có thể sẽ xảy ra.

Tiếng đập cửa và chửi rủa lại ầm ĩ. Hai tên đi theo thì cười hô hố. Được ai đó báo, bác tổ trưởng dân phố vội vàng chạy ra khỏi nhà và lao vào cướp lấy gậy trên tay một thằng nghiện, vung lên dứ đòn. Một thằng hốt hoảng lùi lại không ngờ ngã bổ chửng, đầu đập đúng vào tường nhà đối diện. Hắn hét lên một tiếng thất kinh rồi lăn ra đường. Ngay lúc đó, mẹ anh Vũ loa ra:

- A, chúng mày đến hành hung mẹ con tao còn ăn vạ đấy hả!

Bác tổ trưởng vội đẩy hai mẹ con anh Vũ vào nhà rồi đứng chặn ở cửa nói:

- Mẹ con cô Ngọc không còn ở đây nữa. Anh nào muốn gây sự thì bảo. Liệu hồn, tôi đã mời các anh công an đến rồi kia kìa.

Nghe thế, thằng ăn vạ nằm lăn ra đất bỗng đứng vụt dậy. Nó còn nói vọng vào nhà đe dọa: Thằng Vũ còn phải trả nợ này. Chúng tao sẽ còn quay lại đó.

Thế rồi, ai cũng tưởng mẹ con cô Ngọc đã ra đi chắc mấy con nghiện kia sẽ chẳng quay lại nữa. Nhưng ngay tôi hôm đó chuyện xảy ra còn dữ dội hơn khi mọi người thấy hai tên nghiện đứng trước cửa nhà anh Vũ gào ầm ĩ:

- Nó đến đòi vợ con thì sao lại trói người ta lại?

- Rủ rê vợ con người ta, tử tế lắm đấy hả?

- Mày có thả người ra không thì bảo.

Anh Vũ đứng chặn ở giữa cửa, tay chống cây gậy xuống đất để phòng thủ. Trừng trừng nhìn hai thằng nghiện, anh nói:

- Chúng mày cút đi, đừng để tao ra tay. Thằng Hậu là bạn thân của tao không thể để nó lún sâu vào tội lỗi mãi được.

Cả hai thằng liều lĩnh xông vào nhà nhưng lại bị anh Vũ gạt bật ra. Hình như anh Vũ có võ thì phải. Trông lù rù thế mà khi ra tay đòn, anh Vũ nhanh nhẹn không ngờ. Hay tin mấy anh công an phường xuống ngay hiện trường. Hai tên đứng ngoài chạy vội vào phía trong ngõ nhưng không kịp vì mấy thanh niên ở gần đó chạy rượt theo bắt lại. Hai anh công an phường bước nhanh vào nhà hỏi anh Vũ:

- Nghe tin anh bắt giam người có đúng không?

Vũ lạnh lùng trả lời:

- Đúng vậy! Đó là người bạn thân của tôi khi còn trong quân ngũ.

Lúc này có tiếng lục bục ở trong buồng bên, anh công an nhắc:

- Anh có biết hành động của anh là phạm pháp không?

Vũ chậm rãi phân bua:

- Tôi cần dạy cho nó một bài học. Tôi muốn nó phải chừa thói nghiện hút chích.

Anh công an trẻ bước tới nghiêm sắc mặt:

- Anh cần phải đưa anh ta ra đây và theo chúng tôi về trụ sở công an phường.

- Các anh có thể bắt tôi lúc nào cũng được nhưng hãy để cho tôi cứu bạn tôi. Nó lại đang lên cơn nghiện phải chờ qua cơn vật vã này đã.

Lúc này anh công an phường kiên quyết ra lệnh:

- Anh cần phải đưa anh ta ra ngay đừng để chúng tôi phải ra tay.

Lúc này, bà mẹ của anh Vũ dìu người bạn trẻ của con mình ra ngoài. Vừa đi bà vừa khóc:

- Hậu ơi! Mày tỉnh lại đi chứ làm khổ vợ con mãi thế này ư?

Trông anh ta thật thảm hại. Mặt dính đầy máu chân đi không vững, hai tay buông thõng về phía trước. Đó là Hậu, chồng của cô Ngọc sau một cuộc săn đuổi hòng đòi được nhiều tiền để thỏa mãn cơn nghiện liên tục hành hạ mình. Chỉ bước được hai bước là Hậu đổ vật xuống sàn.

Anh Vũ ôm mặt nhăn nhó.

- Thật xấu hổ thằng bạn của tôi đó. Xin các anh gửi nó đi chữa trị thật xa vào để tránh gặp gỡ bọn người xấu một thời gian dài, may ra mới hy vọng khỏi bệnh nghiện được.

Từ đó, Vũ thường xuyên đến trại cai nghiện để trông nom giúp đỡ Hậu. Anh luôn luôn mong muốn Hậu, người đồng đội năm nào của mình nhanh chóng khỏi bệnh để về với vợ con. Đã nhiều lần anh ngồi canh giấc cho bạn trẻ ngủ thiếp đi sau cơn vật vã. Rồi lại có lúc Vũ phải vật người bạn của mình ra mà ghì chặt để giữ cho bạn mình thoát khỏi cảnh hiểm nghèo. Thậm chí có lần anh còn thẳng tay đánh cho Hậu ngất đi để khỏi phải giãy giụa. Mỗi lần như thế, Vũ cứ ôm lấy bạn mà ứa nước mắt. Nhiều lần, anh thủ thỉ tâm sự với bạn những chuyện vui để xóa đi mặc cảm của bạn khi bị người đời khinh rẻ xa lánh.

Dễ phải đến sáu tháng sau, Hậu mới hồi phục và tỉnh táo trở lại. Hậu gầy rộc đi nhưng tỏ ra nhanh nhẹn và hoạt bát với mọi việc ở trại. Dần dần, Hậu thấy thấm thía mọi chuyện đã xảy ra. Lần nào thấy Vũ lên, Hậu cũng hồ hởi khoe mình có thể gánh được hai thùng nước to cho bạn tắm và ăn không biết no nữa.

Gần đây Hậu béo trắng ra. Theo xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe, Hậu được về nhà tiếp tục điều trị thêm. Hôm ra trại, Hậu cứ mong Vũ lên nhưng chẳng thấy. Đang ngồi làm thủ tục thì Hậu nhác thấy bóng Ngọc bồng con đứng ở sân trại. Thằng bé cứ nhún nhẩy trên tay mẹ. Nó chưa bao giờ nhận ra rằng đó là người bố của nó. Nụ cười của nó chợt tắt khi nhìn thấy Hậu và nó mếu, rồi gục đầu trên vai mẹ. Hậu nhìn con mà thấy gai gai đuôi mắt.

Vào một buổi sáng chủ nhật, mọi người trong xóm lại xôn xao lên vì chuyện vợ chồng cô Ngọc đến nhà anh Vũ. Ai cũng mừng vì thấy Hậu đã khỏi nghiện và họ đoàn tụ hạnh phúc. Nhưng nhà anh Vũ đã khóa cửa chẳng có ai ở nhà. Hậu hỏi thăm mới biết Vũ đã lên cơn sốt rét ác tính. Căn bệnh quái ác này đã đeo đuổi Vũ từ những năm tháng chiến đấu ở Trường Sơn. Sau đó mọi người mới hay qua lời Hậu kể, chính do hậu quả của những cơn sốt ác tính mà từ lâu anh Vũ không còn nghĩ đến chuyện lấy vợ. Hậu ngẩn ngơ đứng trước cửa nhà Vũ, còn Ngọc thì cứ ôm con mà rơi nước mắt vì con người tốt bụng đã giúp đổ cho chồng mình khỏi cảnh nghiện ngập.

Nhiều người chạy ra thăm hỏi hai người và thấy thằng bé kháu khỉnh đi được mấy bước ai cũng vui. Có người còn cõng nó chạy nhong nhong trong ngõ. Hỏi ra mới hay anh Hậu và cô Ngọc đã quyết định khai sinh cho thằng bé với cái tên Vũ. Bởi dễ đến một năm qua, cô Ngọc ôm con chạy trốn người chồng nghiện ngập đã kịp làm giấy khai sinh cho nó đâu. Vừa kể cô Ngọc vừa tủi thân khóc. Nghe chuyện ai cũng thương anh Vũ.

Vương Tâm
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Vết thương

Xuân Quỳnh |

"Cho chừa tội ăn cắp, khổ thân sắp nhận thưởng tết rồi mà còn dại..."

Tôi dựng xe lách qua đám đông đang bàn tán cạnh cửa sổ phòng bảo vệ. Bên trong, bác bảo vệ đặt đôi giày màu hồng, tờ giấy A4, chiếc bút bi lên bàn bảo chị Lụa ký vào biên bản về hành vi trộm cắp tài sản công ty. Chị Lụa bật khóc kêu oan, bàn tay run rẩy, ngòi bút chưa đặt xuống nước mắt đã ướt nhoè trang giấy. Nhìn đôi vai gầy đang rung lên của chị tôi nghĩ đến trưa nay khi hai chị em từ nhà ăn trở về xưởng may. Chị chỉ vào đôi giày trong phòng trưng bày mẫu nói với tôi, "nhận tiền thưởng tết chị sẽ mua đôi giày như thế kia cho con bé út. Tối nào đi ngủ con bé cũng nhắc, mà chị còn bao nhiêu khoản phải lo!"

Chiếc máy may réo lên những tiếng lạch tạch khô khốc khiến hai chị nén nỗi lo âu tiếp tục công việc mưu sinh giữa buổi trưa.

Truyện ngắn dự thi: Vị mặn quê hương

CHUNG THANH HUY |

Thắm bước chậm rãi dọc theo bờ biển, mặc cho từng lớp sóng trắng xóa như đang tinh nghịch, nô đùa dưới chân cô. Những ngày cuối năm biển lặng yên một màu xanh biếc đến tận chân trời. Mùi nước mắm quen thuộc dậy lên thơm lừng theo từng cơn gió. Lúc còn nhỏ Thắm đã nghe bà nội kể rằng từ xa xưa người dân ở đây đi biển về cá không dùng hết nên đem muối để ăn dần. Nhờ đó mà có được những giọt nước mắm Nam Ô đượm mùi thơm cùng vị ngọt tự nhiên từ cá.

Truyện ngắn dự thi: Máy già

Hoàng Hải Lâm |

Phố Xanh là khu phố của người già. Hầu hết những người sống ở đây đều tám mươi tuổi, số ít trong họ đã trên bảy mươi. Họ đến đây theo diện dịch vụ “kí gửi người”. Đó là từ dùng của cụ Lê. Cụ tám mươi ba tuổi, mắt vẫn còn tinh và tai nghe rất rõ. Cụ Lê thường giúp đỡ những người ở phố Xanh. Và nhiều người ở đây cũng giúp đỡ nhau. Họ muốn chứng minh cho mọi người thấy mình không phải là người vô dụng. Tuổi già làm việc của tuổi già. Cụ Lê làm rất nhiều việc, từ đun nước, pha chè, vệ sinh bàn ghế. Nhất là việc giặt giũ. Trong điều kiện nhà chung có tất tật dịch vụ thì cụ Lê vẫn giặt đồ. Cụ còn đưa luôn cái máy giặt từ nhà đến phố Xanh, đó là điều kiện chấp nhận kí gửi của cụ.

Bên trong phòng đông lạnh trứng cho chị em

TRÀ MY - HÀ QUYÊN |

Đông lạnh trứng hay trữ trứng đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Việc trữ trứng được xem là bảo hiểm sinh học với sức khỏe sinh sản. Dưới đây là quy trình đông lạnh trứng được thực hiện tại các cơ sở y tế.

Danh hiệu Sinh viên 5 tốt ngày càng được xã hội ghi nhận, đánh giá cao

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh, giá trị của danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” ngày càng được xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Hàng loạt tuyến phố đầu tiên của TPHCM kẻ vạch vỉa hè chuẩn bị cho thuê

NGUYỄN LY - ANH TÚ |

TPHCM - Sau khi UBND Quận 1 rà soát các tuyến đường đủ điều kiện kẻ vạch đường cho thuê, nhiều khu vực vỉa hè đã được kẻ vạch để sử dụng kinh doanh dịch vụ giữ xe và có chừa khoảng trống đủ cho người đi bộ.

Cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa tiếp tục lĩnh án tù

Hữu Long |

Khánh Hòa - HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Chiến Thắng - cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa 5 năm 6 tháng tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" tại dự án Nha Trang Golden Gate.

Sắp xếp lại công việc cho cán bộ dân số mới chỉ "thực hiện trên giấy"

Hà Quyên |

Theo phản ánh của các cán bộ dân số, sau 4 tháng Bộ Y tế ban hành Công văn 5492 gửi các địa phương về việc chuyển ngạch và phân công lại nhiệm vụ cho cán bộ dân số, đến hiện tại, hầu như chưa tỉnh nào triển khai thực hiện.

Truyện ngắn dự thi: Vết thương

Xuân Quỳnh |

"Cho chừa tội ăn cắp, khổ thân sắp nhận thưởng tết rồi mà còn dại..."

Tôi dựng xe lách qua đám đông đang bàn tán cạnh cửa sổ phòng bảo vệ. Bên trong, bác bảo vệ đặt đôi giày màu hồng, tờ giấy A4, chiếc bút bi lên bàn bảo chị Lụa ký vào biên bản về hành vi trộm cắp tài sản công ty. Chị Lụa bật khóc kêu oan, bàn tay run rẩy, ngòi bút chưa đặt xuống nước mắt đã ướt nhoè trang giấy. Nhìn đôi vai gầy đang rung lên của chị tôi nghĩ đến trưa nay khi hai chị em từ nhà ăn trở về xưởng may. Chị chỉ vào đôi giày trong phòng trưng bày mẫu nói với tôi, "nhận tiền thưởng tết chị sẽ mua đôi giày như thế kia cho con bé út. Tối nào đi ngủ con bé cũng nhắc, mà chị còn bao nhiêu khoản phải lo!"

Chiếc máy may réo lên những tiếng lạch tạch khô khốc khiến hai chị nén nỗi lo âu tiếp tục công việc mưu sinh giữa buổi trưa.

Truyện ngắn dự thi: Vị mặn quê hương

CHUNG THANH HUY |

Thắm bước chậm rãi dọc theo bờ biển, mặc cho từng lớp sóng trắng xóa như đang tinh nghịch, nô đùa dưới chân cô. Những ngày cuối năm biển lặng yên một màu xanh biếc đến tận chân trời. Mùi nước mắm quen thuộc dậy lên thơm lừng theo từng cơn gió. Lúc còn nhỏ Thắm đã nghe bà nội kể rằng từ xa xưa người dân ở đây đi biển về cá không dùng hết nên đem muối để ăn dần. Nhờ đó mà có được những giọt nước mắm Nam Ô đượm mùi thơm cùng vị ngọt tự nhiên từ cá.

Truyện ngắn dự thi: Máy già

Hoàng Hải Lâm |

Phố Xanh là khu phố của người già. Hầu hết những người sống ở đây đều tám mươi tuổi, số ít trong họ đã trên bảy mươi. Họ đến đây theo diện dịch vụ “kí gửi người”. Đó là từ dùng của cụ Lê. Cụ tám mươi ba tuổi, mắt vẫn còn tinh và tai nghe rất rõ. Cụ Lê thường giúp đỡ những người ở phố Xanh. Và nhiều người ở đây cũng giúp đỡ nhau. Họ muốn chứng minh cho mọi người thấy mình không phải là người vô dụng. Tuổi già làm việc của tuổi già. Cụ Lê làm rất nhiều việc, từ đun nước, pha chè, vệ sinh bàn ghế. Nhất là việc giặt giũ. Trong điều kiện nhà chung có tất tật dịch vụ thì cụ Lê vẫn giặt đồ. Cụ còn đưa luôn cái máy giặt từ nhà đến phố Xanh, đó là điều kiện chấp nhận kí gửi của cụ.