Truyện ngắn dự thi: Máy già

Hoàng Hải Lâm |

Phố Xanh là khu phố của người già. Hầu hết những người sống ở đây đều tám mươi tuổi, số ít trong họ đã trên bảy mươi. Họ đến đây theo diện dịch vụ “kí gửi người”. Đó là từ dùng của cụ Lê. Cụ tám mươi ba tuổi, mắt vẫn còn tinh và tai nghe rất rõ. Cụ Lê thường giúp đỡ những người ở phố Xanh. Và nhiều người ở đây cũng giúp đỡ nhau. Họ muốn chứng minh cho mọi người thấy mình không phải là người vô dụng. Tuổi già làm việc của tuổi già. Cụ Lê làm rất nhiều việc, từ đun nước, pha chè, vệ sinh bàn ghế. Nhất là việc giặt giũ. Trong điều kiện nhà chung có tất tật dịch vụ thì cụ Lê vẫn giặt đồ. Cụ còn đưa luôn cái máy giặt từ nhà đến phố Xanh, đó là điều kiện chấp nhận kí gửi của cụ.

Nhân viên giặt là ở phố Xanh có năm người. Số này phục vụ cho công việc giặt chăn, ga, gối nệm, quần áo và phục vụ buồng cho mấy trăm khách hàng ở đây. Họ tốt nghiệp Đại học hẳn hoi, đa phần là ngành xã hội. Do không kiếm được việc nên xin vào đây làm rồi học thêm nghiệp vụ khách sạn. Dần dà họ thấy yêu công việc của mình, thu nhập cũng ổn định nên kí hợp đồng lâu dài với công ty. Trong số nhân viên giặt là ở đây, Linh là cô gái trẻ đẹp và giàu lòng nhân ái. Cụ Lê thích cách làm việc của cô ấy. Linh đã đề xuất với quản lý để cụ Lê nhận công việc giặt đồ cho mười cụ bà cùng dãy và được trả tiền công. Mặc dù thế nhưng lúc cụ Lê mệt Linh vẫn hỗ trợ một cách vui vẻ. Sau mỗi tháng nhận tiền, cụ Lê đưa cho Linh để mua thứ cần dùng cho các cụ già bên cạnh.

Không phải ai kí gửi vào đây cũng có cuộc sống ổn định. Ngoài khoản hợp đồng với trung tâm, tuổi già còn phát sinh bao nhiêu nhu cầu kì lạ. Ví như bỗng dưng buổi chiều có cụ thích ăn loại hoa quả không có trong thực đơn hay nước ép trái cây, kẹo đậu lạc. Cụ Trương ốm, y tá phải chăm sóc từng giờ. Cụ không ăn cơm, chỉ đòi ăn kem. Xưa nay cụ Trương chưa hề có sở thích ấy. Linh đi mua, cụ Trương ăn nguyên cả hộp. Sau chiều đó cụ Trương mất, mọi người ngẩn ngơ. Rồi thỉnh thoảng các cụ trong phố Xanh lên cơn thèm ăn, Linh lại đi mua và thấp thỏm lo âu. Cụ Lê thì cười, cứ gọi nguồn tiền này là “cho ăn để chết”. Cụ nói với Linh một cách vui vẻ.

- Cứ xem cái chết của con người là sứ mệnh cuối cùng, không có gì phải buồn. Chúng ta đã sống và làm việc có ý nghĩa. Gật đầu với câu nói của cụ Lê nhưng Linh vẫn không cầm được nước mắt, khi có một cụ già nào đó lặng im sau cơn thèm ăn. Và có ai đó bảo muốn ăn thức này, quả nọ khiến Linh chần chừ, do dự.

Chiếc máy giặt của cụ Lê đến phố Xanh được tầm hơn hai tháng thì nó đánh võng. Âm thanh cùng cục, cùng cục cứ rống lên. Cụ Lê rầu rầu, tội nó, đây là công cụ làm việc của cụ suốt chục năm liền cụ làm công nhân. Linh gọi thợ sửa chữa, anh ta đến kiểm tra kĩ lưỡng và đề nghị cụ Lê bỏ chiếc máy này vì nó quá già không thể sửa được nữa. Cụ Lê nhìn chàng trai trẻ cười.

- Cảm ơn anh rất nhiều, đây là người bạn thân thiết của tôi nên tôi không bao giờ vứt bỏ.

Nhìn đôi mắt thoáng buồn của cụ, thợ sửa chữa cố gắng khắc phục chiếc máy. Hơn một giờ đồng hồ thì mọi thứ có vẻ ổn hơn, anh ta bỏ vào một ít đồ để giặt thử. Được chọn chế độ giặt nhanh, chiếc máy chạy huỳnh huỵch, lòng máy có hơi nghiêng, một lúc sau mấy chiếc áo mỏng manh được vắt khô, cụ Lê với lấy chúng kiểm tra lại.

- Tốt hơn rồi...

Cụ gửi tiền cho thợ sửa chữa, anh ta không nhận. Với sự kiên quyết của cụ, anh ta nhận cho phải phép rồi sau đó gửi lại. Cụ Lê cười, đưa vào quỹ “cho ăn để chết” nhé. Chàng trai cười rất tươi, “cho ăn để chết”. Ừ, phải rồi phải rồi...

Thợ sửa chữa dọn phụ tùng rồi đi, cụ Lê trở lại với mấy chiếc áo giặt thử. Gì đây, cụ nhìn chăm vào chiếc áo có thêu dòng chữ “mãi yêu anh!”. Ôi chiếc áo! Ôi dòng chữ mà cụ đã tự tay mình thêu thời con gái sao bây giờ nó xuất hiện ở đây, vào thời điểm này? Sao suốt mấy chục năm nó không vô tình đi ngang qua tiệm giặt là của cụ?

Chiếc máy giặt là nơi cụ Lê dành thời gian nhiều nhất. Cụ làm việc và chăm sóc nó cẩn thận. Một hạt bụi, chút bẩn, xơ vải... đọng lại ở máy giặt đều được cụ lau chùi tỉ mẩn. Sau vài lần giặt cụ lại vệ sinh cho máy. Chỗ ống dẫn nước vào, bộ phận xả vải đến ống dẫn nước ra. Có hôm máy cứ trục trặc, nước ở ống xả chảy ra rất chậm, cụ phát hiện một chú chuột mắc kẹt trong ống. Lúc tháo ống nhựa ra thì con chuột còn sống, cụ lấy chiếc máy sấy và con chuột đã được cứu. Nhìn bầu vú đang căng sữa của nó cụ thấy mừng thầm, phúc đức quá nó không sao, con nó sẽ không bị chết. Là chuột hay gì đi nữa thì nó cũng cần được sống, con người ta quá tham lam, chỉ nhất thiết chọn cái tốt mà kiên quyết bài trừ cái xấu đến mức quá khắc nghiệt. Họ không nghĩ đến đằng sau chuột mẹ là lũ chuột con. Cứ thấy vật có hại cho mình là ra tay triệt hạ, chỉ có những người ấu trĩ mới nghĩ mình có quyền hành quyết định sự sống hay cái chết của một sinh linh.

Phố Xanh có nhiều cây, buổi chiều các cụ thường tập trung nhau quét lá vàng. Có vài người mỏi chẳng thèm ngó ngàng đến, họ ngồi ở ghế đá giám sát những người đang lao động để nhắc nhở. Với họ đó cũng là cách làm việc. Cũng muốn làm nhưng cái chân đau nên giận dỗi. Nếu chân không đau nhức, họ sẽ cầm chổi. Mà đã thực hiện được việc đó thì sẽ hơn hẳn những người kia, bằng chứng là những người đau chân ngồi ghế thường phát hiện chỗ lá còn sót lại còn người quét khi đã được nhắc tìm mãi mới ra. Khác với mọi khi, hôm nay cụ Lê thường quét rác rất chậm, như kiểu đếm lá vàng và để nghe tiếng xe. Hình ảnh dòng chữ và chiếc áo cứ quấn lấy cụ, đã xác định được chủ nhân của nó ở tầng nào, phòng số bao nhiêu nhưng cụ đã không làm một việc đó là mang chiếc áo đến trả cho người ta.

Cách đường lớn hơn bảy cây số, phố Xanh được xây ở một quả đồi nên ít có xe cộ, hiếm có âm thanh ồn ào. Đôi lúc, cụ Lê thấy nhớ âm thanh ở nhà máy, nhớ chàng trai vừa quản xí nghiệp vừa huýt sáo rất hay. Mọi người thường gọi chàng trai là ông chủ và anh ta thường rất tươi cười trước đám đông, với cô gái tên Lê thì anh ta hay nhíu mắt, nghiêng đầu, điều ấy khiến bao nhiêu người thắc mắc.

Và chính cô gái tên Lê cũng không ít khi soi gương, cũng nhíu mày, nghiêng đầu và không hiểu. Mọi thứ hôm nay về nhanh quá, biết là mình không thể trẻ lại nhưng rõ ràng tuổi trẻ và những tháng ngày đó thực sự quý giá trong đời. Nó như chiếc máy giặt lúc mới mua về, cứ quay tít, một ngày xử lý cơ man nào là quần áo, miệt mài với vai trò của mình mà không hề đắn đo. Giờ chiếc máy già, cụ cũng già. Nên những hỏng hóc ở chiếc máy nó tương đồng với cơ thể cụ. Cụ nghĩ, sự già yếu nó rất đáng giá chứ không phải trả giá. Trước đó cụ đã lao động hết mình, cụ cống hiến biết bao nhiêu với đôi bàn tay, với người bạn là chiếc máy giặt. Cũng như chiếc lá vàng, thực hiện xong sứ mệnh cho sự trưởng thành của cây rồi rớt xuống. Lúc này thấy nó vừa thanh thảnh vừa đáng thương. Cũng bởi thế nên cụ quét lá rất nhẹ. Cụ thường ngắm những chiếc lá vàng. Trong số lá rơi có những chiếc lá xanh. Cụ quan sát ở cuống lá, nhìn kĩ chiếc lá rồi ngước mắt lên cành cây. Những chiếc lá như thế cụ thường đặt một bên, cứ để vài hôm cho nó khô rồi nhặt luôn một thể.

Hai đêm trắng cụ Lê không ngủ. Chẳng biết vì sao lòng thấy bồn chồn khó tả. Hay là vì chuyện chiếc áo và chủ nhân của nó. Cụ còn nghĩ đến nó, những chuyện xa xưa. Ừ, đúng thế, cụ nghĩ đến nó, đó là chuyện con tim. Người ta sau bao thay đổi, già nua, chán ghét và bản lĩnh tự chủ thì con tim nó vẫn làm trái lệnh. Nó suy tư riêng, nghĩ riêng, yêu ghét riêng biệt và không hề già nua. Cụ nằm dỏng mắt lên trần nhà, con gái cụ cũng chẳng điện thoại cho cụ. Mỗi hôm có bận lắm thì một lần vào buổi chiều còn thường ít nhất ba lần, nay không. Cụ điện thoại nó cũng không bắt máy. Giờ ở đó là mấy giờ nhỉ, cụ xem múi giờ rồi đặt chiếc điện thoại xuống. Giờ chắc con gái đang ngủ. Nhưng cụ không thể không điện cho con gái, mặc chẳng dự trước là nói cho con những việc đang xảy ra, rằng giám đốc xí nghiệp cũ đang ở phố Xanh nên cụ nhất quyết điện. Một lúc sau con gái cụ bắt máy.

- Mẹ, con xin lỗi mấy hôm nay tăng ca.

- Nghe mẹ nói này, mẹ đã thấy chiếc áo thêu dòng chữ đó, giám đốc xí nghiệp cũ của mẹ cũng đang ở đây.

- Ôi, con chúc mừng mẹ...

Điện thoại ngắt, chỉ còn tiếng xuỳnh xuỵch, cụ biết đó là âm thanh của phân xưởng nơi con gái cụ đang làm. Cụ nằm ôm chiếc gối, nước mắt rơm rớm, cụ định bụng, thôi lần sau sẽ nói cho con gái biết về chuyện chiếc áo và vị giám đốc kia. Rằng người con bảo trợ chính là giám đốc cũ của mẹ, là người con trai một thời mẹ trân quý...

Tháng mười giá rét, phố Xanh ít người ra vào. Cụ Lê vẫn cần mẫn làm công việc của mình. Linh hay lui tới hỗ trợ cụ nhưng cũng rất ái ngại. Chẳng biết phải khuyên răn làm sao. Chiếc máy giặt cũ nay không vắt được nữa, cụ Lê vắt bằng tay, bảo toàn áo mỏng có sá gì. Nhưng trong giá rét, đôi tay cụ đẫm nước thấy xót lòng nhưng đề nghị thay cái máy giặt của Linh bị cụ từ chối với lí do chiếc máy giặt đã đi gần trọn cuộc đời của nó, cụ cũng đi trọn cuộc đời của mình, tới ngày vinh quang.

Nét cười của cụ Lê khiến Linh ấm lòng. Đâu đó trên phố Linh vẫn gặp những người như cụ. Kể ra hơi cố chấp nhưng đó là sự trân quý của người lao động với dụng cụ của mình. Cụ Lê không xem chiếc máy giặt là công cụ nữa, mà nó là một cơ thể khác của mình, một người bạn cùng song hành trong những ngày lao động. Cụ ngồi nhìn xa xăm, dường như cụ định nói với Linh điều gì đó. Linh nhận thấy điều này nên nán lại, cụ Lê ngập ngừng.

- Trong tủ... còn một chiếc áo chưa trả cho khách, bà có ghi tên người nhận, số phòng... nhưng cháu đừng trả cho khách, cất giữ nó để sau này con gái bà về hãy đưa cho nó.

- Nhưng cháu biết nói thế nào với chị ấy về chiếc áo và người đàn ông kia...

- Ừ, rồi họ sẽ gặp nhau thôi.

Cụ còn dặn Linh, sau khi cụ chết hãy để cụ vào trong chiếc máy giặt, cụ muốn ở cạnh người bạn này, hai người bạn già chung một nấm mộ, không lìa xa...

Những ngày cuối mùa đông, cụ Lê đẩy chiếc xe áo quần bẩn đến chiếc máy giặt rồi ngồi ở đấy chờ nó quay. Ngồi nghe âm thanh của nó cũng vui tai đến lạ. Nó cứ cọc cạch, cọc cạch. Cuối cùng âm thanh báo lỗi cũng phát lên, cụ biết rằng nó đã giặt xong nhưng không vắt được. Cụ bật nắp lấy đồ ra vắt vài chiếc áo. Số còn lại Linh bỏ qua chiếc máy kia để thực hiện công việc còn lại.

Điều gì đã làm nên một con người như thế, đôi lúc Linh tự hỏi. Với bao người, họ mong một tuổi già an nhàn, chẳng phải làm gì ngoài ngồi ngắm nghía những người xe lại qua thì cụ Lê lại nhẫn nại, cố gắng làm việc cho đến tận bây giờ. Chiều nắng hiếm hoi, cụ còn bảo số các cụ ở phố Xanh ra xới đất trồng hoa. Mấy bao hạt cánh bướm cụ bảo Linh chuẩn bị được đem ra gieo trồng. Tầm bốn lăm đến năm mươi ngày ở phố Xanh sẽ ngập hoa. Cây sao nhái dễ gieo trồng hoa lên lại đẹp.

Phố Xanh ướt mưa, từng chỗ đất xới từ hai hôm trước nay đã quẩy mầm xanh của hoa. Rồi một vài tuần, cây cao hơn gang tay, cứ có cơn gió đi ngang là cây đung đưa như sóng biển. Mấy ngày sau đó hoa nở lác đác, rồi bất ngờ một hôm hoa nở rộ khắp phố. Mọi người kéo nhau ra nhìn những cánh sao nhái đong đưa. Màu trắng tinh khôi, màu hồng ấm áp, màu vàng an yên... Linh đứng nhìn những bông hoa, cố cầm nước mắt nhưng chẳng thể nào ngăn được. Trong những người đến xem hoa, không có cụ Lê. Linh biết rằng cụ thường dậy những lúc sáng sớm, giờ thì không.

Hoàng Hải Lâm
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Sông cạn

Nguyễn Thị Thanh |

Sau khi dặn dò con gái cột chắc chiếc ghe vào gốc cây, ông Bình lầm lũi đi lên chiếc chòi dành cho hai ba con ông. Má cái Hạ, vợ ông đã bỏ ba con mà đi vào một ngày mưa tràn bờ bãi. Hôm ấy bà một mình chạy ghe đi chợ thế rồi bà đi mãi không về. Đến khi tìm được bà thì ông đã không thể nào nhận ra khuôn mặt vợ mình. Cũng may nhờ vào quần áo, và cũng có thể nhờ vào linh cảm của người chồng ông mới có thể nhận ra bà. Lúc đó Hạ chỉ mới tám tuổi, nghĩ thương con gái sớm mồ côi mẹ, ông Bình ở vậy nuôi con. Cũng chẳng phải không có người thương cảm nhưng ông lại sợ người ta không thương con mình. “Mấy đời bánh đúc có xương...”. Đời ông bây giờ chỉ mong con gái có người nào tử tế thì lấy chồng cho ông đỡ tủi, cũng là hoàn thành lời tự hứa của ông với vợ. Nghĩ đến vợ con tim ông lại đau nhói.

Truyện ngắn dự thi: Những đóa hoa khô

Vũ Thị Huyền Trang |

Chủ nhật, xóm trọ buồn quá. Vài cặp vợ chồng đã đèo nhau về quê thăm bố mẹ già, con nhỏ. Những người chưa có gia đình thì chui tọt vào phòng, đóng kín cửa ngủ cho đã đời, bù lại cả tuần đi làm không có thời gian ngẩng mặt. Vài gã đàn ông sau khi chui ra khỏi phòng liền ới nhau ra quán nước chè ngay đầu ngõ. Liên nguýt chồng:

Truyện ngắn dự thi: Chim di

Hoàng Anh Linh |

Nhà có vài ba công đất, làm mãi không đủ ăn. Những đứa con ông Thản lần lượt bỏ lên thành phố. Nhiều bữa nhìn căn nhà trống không hiu quạnh, ông Thản ngồi thừ người nhìn ra cánh đồng mía khô xơ xác, cứ lặng im suy tính, không biết nghĩ gì.

Cắm trại trên Mũi Trèo - miền biển đẹp du khách ít biết ở Quảng Trị

Bích Ngọc |

Đến Quảng Trị, ngoài tham quan những điểm đến lịch sử hay di tích lâu đời, du khách đừng quên khám phá Mũi Trèo nơi biển xanh yên bình của tỉnh miền Trung này.

Chủ tịch huyện lên tiếng về việc kiểm điểm kế toán xã mua 23 lô đất

QUANG ĐẠI |

Kế toán xã Quỳnh Bá mua trúng đấu giá 23 lô đất, sau đó bị UBND huyện (Nghệ An) yêu cầu kiểm điểm, giải trình.

Ngâm mình dọn rác thải ô nhiễm giữa trưa nắng 40 độ C ở Hà Nội

Quỳnh Trang - Hoàng Xuyến |

Dù phải tiếp xúc trực tiếp với rác thải giữa trưa nắng 40 độ C, nhưng nhóm các bạn trẻ của cộng đồng Việt Nam Xanh vẫn tích cực thu gom rác thải, trả lại môi trường sạch đẹp tại cầu Triền - Tây Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội).

4 người khảo sát điện gió bị công an mời làm việc về vụ cháy rừng

QUANG ĐẠI |

Cơ quan công an đã yêu cầu 4 người khảo sát dự án điện gió lên làm việc để xác minh nguyên nhân vụ cháy rừng gây thiệt hại hàng chục ha rừng thông ở huyện Nam Đàn (Nghệ An).

TPHCM đón lượng khách quốc tế tăng hơn 300% trong nửa đầu năm 2023

Di Py |

Theo thông tin từ Sở Du lịch TPHCM, 6 tháng đầu năm 2023, du lịch thành phố có lượng khách ghé thăm tăng và du lịch thành phố cũng mở rộng thêm nhiều loại hình du lịch mới.

Truyện ngắn dự thi: Sông cạn

Nguyễn Thị Thanh |

Sau khi dặn dò con gái cột chắc chiếc ghe vào gốc cây, ông Bình lầm lũi đi lên chiếc chòi dành cho hai ba con ông. Má cái Hạ, vợ ông đã bỏ ba con mà đi vào một ngày mưa tràn bờ bãi. Hôm ấy bà một mình chạy ghe đi chợ thế rồi bà đi mãi không về. Đến khi tìm được bà thì ông đã không thể nào nhận ra khuôn mặt vợ mình. Cũng may nhờ vào quần áo, và cũng có thể nhờ vào linh cảm của người chồng ông mới có thể nhận ra bà. Lúc đó Hạ chỉ mới tám tuổi, nghĩ thương con gái sớm mồ côi mẹ, ông Bình ở vậy nuôi con. Cũng chẳng phải không có người thương cảm nhưng ông lại sợ người ta không thương con mình. “Mấy đời bánh đúc có xương...”. Đời ông bây giờ chỉ mong con gái có người nào tử tế thì lấy chồng cho ông đỡ tủi, cũng là hoàn thành lời tự hứa của ông với vợ. Nghĩ đến vợ con tim ông lại đau nhói.

Truyện ngắn dự thi: Những đóa hoa khô

Vũ Thị Huyền Trang |

Chủ nhật, xóm trọ buồn quá. Vài cặp vợ chồng đã đèo nhau về quê thăm bố mẹ già, con nhỏ. Những người chưa có gia đình thì chui tọt vào phòng, đóng kín cửa ngủ cho đã đời, bù lại cả tuần đi làm không có thời gian ngẩng mặt. Vài gã đàn ông sau khi chui ra khỏi phòng liền ới nhau ra quán nước chè ngay đầu ngõ. Liên nguýt chồng:

Truyện ngắn dự thi: Chim di

Hoàng Anh Linh |

Nhà có vài ba công đất, làm mãi không đủ ăn. Những đứa con ông Thản lần lượt bỏ lên thành phố. Nhiều bữa nhìn căn nhà trống không hiu quạnh, ông Thản ngồi thừ người nhìn ra cánh đồng mía khô xơ xác, cứ lặng im suy tính, không biết nghĩ gì.