Truyện ngắn dự thi: Bản tình ca lao động

Bùi Nguyên Ngọc |

1/ Quán nước nằm ở vỉa hè phố Hàng Bụt. Bà chủ quán khéo chọn địa điểm để mở quán, nó vừa ở cạnh hai ba cơ quan xây dựng, lại vừa kín đáo. Phía trước là nhà chờ xe buýt, bên trái là cái cột điện, bên phải là cổng chung cư số 10 Hàng Bụt. Cổng chung cư có hai ba anh xe ôm ngồi chờ đón khách, khi chưa có khách họ đều vào quán gọi vài chén nước nóng, một điếu thuốc dắt tai.

Cái cột điện có cái hõm, để vừa bếp than tổ ong. Bà chủ quán đặt bốn năm hòn đá để khách ngồi. Hòn đá là những miếng ba toa vỉa hè. Buổi tối không bán hàng, hòn đá vẫn để đấy không ai lấy mất. Hòn đá dài thì khách ngồi lên, vẫn còn chỗ đặt chén nước, hòn đá ngắn thì khách ngồi lên hòn này, chén nước đặt hòn kia. Nước dùng thì vào sân chung cư xin. Bảo vệ chung cư ra uống nước không mất tiền, có đi có lại lợi cả đôi đường.

Bà chủ quán người to béo, cánh tay nần nẫn như hoa chuối hột, lòng bàn tay thì gồ lên như chiếc đĩa nông lồi chôn. Bàn tay này quạt bếp than tổ ong, chỉ vài đường là khói lên cuồn cuộn, than bén lửa nổ lốp bốp. Chồng bà không thấy đâu, chỉ cô con gái phụ giúp mẹ. Người ta bảo chồng bà chuyên mổ lợn bán ở chợ Hàn Mạc, không biết có phải thế không?

Tôi ở chung cư ngay cạnh đấy nên bà cũng nể, không phải nể tôi mà nể những người ở chung cư có cái máy nước bà vẫn dùng nhờ. Tôi không làm quan mà chỉ là anh thợ xây, mà thợ xây thì hay ngồi quán nước, nhất là những lúc không có việc.

Hôm vừa rồi, tổ thợ chúng tôi cũng ngồi chờ việc ở quán nước, uống đến nỗi hết cả tiền phải cắm quán, bà chủ quán cũng thương tình cho nợ. Nhưng phải gió đã không có việc làm thì sinh ra lắm chuyện. Cậu Thành thấy bà chủ quán pha chè, nhưng ấm không tráng nước nóng, nên góp ý hơi bốp chát:

- Bà pha chè như thế thì lấy đâu ra chè ngon!

Cậu Toàn cũng trong tổ thợ, không biết học được ở đâu, lại bộp một câu dại dột:

-Thôi đừng có "dạy đĩ vén váy"!

Bà chủ quán nghe xong "nổi cơn tam bành", hai má bạnh ra, chửi té tát:

- À cái thằng này láo thật, mày bảo bà là đĩ à? Đĩ có đập váy vào mặt mày không? Mồm nói tay cầm cái xẻng xúc than, ném bốp một cái, may không trúng vào người Toàn, mà trúng vào cái cột đèn. Cả tổ thợ chạy toán loạn. Tôi và Hương cùng chạy về một hướng suýt va vào nhau, Hương làu bàu:

- Không có việc làm khổ thế đấy!

Hôm khác cũng ngồi chờ việc, thì đứa nào trên chung cư cao tầng, ném chiếc ủng rách xuống đất ngay trước mặt tôi. Thấy chiếc ủng rách, thằng Hiền trong tổ thợ, co chân đá đến...vèo... một phát. Tôi lấy ngực đỡ lấy, co chân đá tiếp, chiếc ủng văng đúng bụng của Hương. Hương bực mình tay xoa bụng, tay ném thẳng chiếc ủng vào người tôi, rồi làu bàu:

- Đừng có vớ vẩn với người ta!

-Ái chà, sao lại người ta?

Từ khi yêu nhau đây là lần đầu tiên Hương nặng lời với tôi. Tôi tức giận:

- Trước kia thì anh anh em em, bây giờ thì người ta với lại người ngô.

Hương cũng không phải vừa:

-Anh bảo ai người ta ai người ngô?

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, khi một hôm chúng tôi cũng ngồi chờ việc ở công trường. Tôi đến trước, Hương đến sau. Thấy nàng dựa chiếc xe đạp vào tường, không biết do chói nắng hay do hoa mắt, tôi nhìn chiếc ghi đông cứ thấy vẹo sang một bên, tôi liền lấy tay vặn một nhát, mục đích để cho nó cân bằng. Chẳng ngờ “cắc” chiếc ghi đông gẫy đôi. Hương bực dọc, ném đoạn ghi đông gẫy vào đúng ngực tôi. Tôi tránh không kịp. Tôi bực, Hương còn bực hơn:

- Ai khiến, mai người ta lấy gì mà đi làm?

Cậu Hiền đứng đấy, đã không an ủi còn nói thêm vào:

- Đàn bà thiệt thòi thật, cánh mày râu chúng tớ, gẫy ghi đông không thành vấn đề, không có ghi đông này thì có ghi đông khác, chịu khó nuôi râu mấy hôm, uốn vồng lên, thành râu ghi đông tha hồ mà lái.

Câu nói như đổ thêm dầu vào lửa. Hương đã bực mình lại bực mình thêm. Nàng nhìn tôi tức giận nhưng không nói năng gì. Tôi nghĩ đã không có việc làm thì sinh ra đủ mọi thứ chuyện.

2/ Dịch COVID tạm thời lắng xuống, công trường lại có việc làm. Tôi và Hương được phân công xây một bức tường ngăn cách giữa dãy nhà tập thể của cơ quan với khu dân cư. Tuy Hương kém tôi một bậc thợ, nhưng vì giận nhau, nên bức tường cô ấy vẫn chia đôi. Từ giữa xây đi, quay lưng vào nhau, mỗi đứa xây theo một hướng mặt trời. Không nói, tuyệt nhiên không ai nói. Nhưng mà kỳ diệu quá, lao động kỳ diệu quá, cuộc đời thợ thật bao dung, bởi vì sau mỗi hàng gạch xây, đến khi quay lại chúng tôi lại gặp nhau một lần. Không thể khác được, cô ấy run run đưa cho tôi một đầu giây mực, còn tôi thì đưa cho cô ấy một đầu dây dọi. Cứ thế hàng gạch nào chúng tôi cũng gặp nhau, cùng cầm một đầu dây mực căng ngang, ngắm nghía, có khi hai bàn tay chạm vào nhau, thành ra bức tường cứ cao lên dần, mà quan hệ giữa chúng tôi thì xích lại. Chúng tôi nói với nhau:

- Ấy ấy, phía đằng ấy nâng lên tý nữa thế thế.

- Đưa cho em mượn quả dọi, đoạn này có vẻ hơi nghiêng

- Hòn gạch trèn hơi nhỏ, để anh thay hòn gạch khác.

Thật khó mà phân biệt được, đâu là lời nói của lao động, đâu là lời nói của tình yêu. Cứ thế chúng tôi làm lành với nhau từ lúc nào không biết. Lúc đầu tôi xây đến giữa bức tường thì dừng lại, về sau tôi xây sang cả địa phận của cô ấy. Không chịu kém, hàng gạch khác cô ấy lại xây lấn sang địa phận của tôi, thành ra chúng tôi cứ như là thi đua với nhau.

Buổi chiều đi làm về, tôi bảo với Hương:

- Em cho anh đến thăm mẹ, mẹ bị ốm phải không?

Hương đã bớt giận tôi, nhưng vẫn phản ứng câu nói:

- Anh nói mẹ nào đấy, mẹ em chứ đâu phải mẹ anh!

-  Anh nói mẹ chung của nhân gian biết đâu đấy...

- Anh định nói vớ vẩn gì đấy?

Tôi nhớ đến một câu nói về người mẹ, liền đọc cho Hương nghe:

Thêm một người thế giới chẳng chật hơn

Nhưng thiếu mẹ nhân gian đầy nước mắt

Câu nói làm Hương xúc động:

- Ừ, anh đến thăm cũng được, nhưng...

- Nhưng gì cơ?

- Gì cơ thì tùy anh...

- Để anh mua hoa quả cho mẹ, mẹ thích ăn gì nhỉ?

- Mua cam, người ốm ăn cam là tốt nhất

- Ừ, anh sẽ làm theo...

- Nhưng mà đến nhà em...

- Thì sao cơ?

- Đừng có mà mẹ mẹ con con, nghe dở hơi lắm.

Tôi nắm bàn tay Hương, bàn tay thợ ấm nóng, nghĩ về cuộc đời thợ, thấy nó thật bao dung, nó là bản tình ca, theo mãi tháng năm dài...

Đồng hành cùng Chương trình.
Đồng hành cùng Chương trình.
Bùi Nguyên Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Tết của Hạnh Phúc

Ngô Đức Quang |

Thằng Phúc làm nghề chạy xe ôm còn vợ nó là công nhân may. Thời buổi công nghệ hiện đại mấy nghề nó làm chịu nhiều thua thiệt. Xe người ta đi xe công nghệ với taxi hết. Những nơi đông khách như bến xe, nhà ga thì địa bàn đã có người bao trùm hết cả dễ gì chen chân vào. Mấy người như nó chạy lẻ tẻ khi được ít đồng khi ngồi bơ.

Truyện ngắn dự thi: Nụ cười

Ý Thu |

Chiều.

Buổi chiều hiếm hoi Ngân cho phép mình rảnh rỗi. Cô ngồi bên hiên cửa, cuốn sách cầm trên tay chưa vội giở. Mắt Ngân nhìn chăm chú vào khoảng vườn bên cạnh đầu hồi. Lũ chim có gì mà vui đến thế! Chúng nhảy nhót chuyền từ cành nọ sang cành kia. Hình như trên cây mít có một gia đình nhà chim, chim bố, chim mẹ đang dạy lũ chim con tập bay. Tiếng chích chi, líu ríu cứ vang lên không ngớt. Ngân chợt nghĩ đến mình. Trước đây gia đình Ngân cũng vui như thế. Bà nội, bố, mẹ và cậu em trai kém Ngân tận mười tuổi. Giờ thì chỉ còn Ngân và bà. Ngôi nhà từ ba năm trước đã không còn tiếng cười vui, đứng buồn tênh, bạc màu theo mưa nắng tháng năm.

Truyện ngắn dự thi: Thợ gầm

Bùi nguyên Ngọc |

Tôi rời làng quê lên thành phố làm thợ. Không biết run rủi thế nào lại chọn đúng cái nghề thợ gầm (thợ gầm là cái tên dân dã chúng tôi thường gọi). Tổ thợ chúng tôi có ba người: Tôi, bác Đạt, cậu Chiến. Bác Đạt hơn tuổi tôi gần một con giáp, cậu Chiến là người ít tuổi nhất. Cái tên Chiến là do ông bố đặt, khi cậu được sinh ra sau chiến tranh. Ông bố đặt tên Chiến, chắc là để nhớ đến những tháng ngày chiến đấu ở mặt trận phía nam.

TPHCM đón lượng khách quốc tế tăng hơn 300% trong nửa đầu năm 2023

Di Py |

Theo thông tin từ Sở Du lịch TPHCM, 6 tháng đầu năm 2023, du lịch thành phố có lượng khách ghé thăm tăng và du lịch thành phố cũng mở rộng thêm nhiều loại hình du lịch mới.

Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự bất ngờ "quay xe" nhận tội

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bất ngờ "quay xe", xác nhận về số tiền các doanh nghiệp hối lộ vụ chuyến bay giải cứu.

Phan Công Khanh bị bắt, dàn siêu xe giá trị khủng tại showroom sẽ ra sao?

LÂM ANH |

Theo luật sư, số siêu xe giá trị khủng tại showroom K Super nếu thuộc quyền sở hữu của "trùm siêu xe" Phan Công Khanh thì có thể bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản nhằm đảm bảo trách nhiệm bồi thường trong thi hành án.

Trường Đại học Khánh Hòa nộp lại 233 triệu đồng chi vượt định mức

Hữu Long |

Sau khi cơ quan thanh tra phát hiện việc chi vượt định mức với tổng số tiền 233 triệu đồng, Hiệu trưởng Trường Đại học Khánh Hòa đã nộp lại số tiền chi sai.

Nợ thuế 1.800 tỉ đồng, Hải Hà Petro vẫn mạnh tay chi 5.000 tỉ đồng đầu tư trái phiếu, cho vay

Quang Dân - Đức Mạnh |

Trong năm 2022, Hải Hà Petro dành đến 5.000 tỉ đồng để đầu tư trái phiếu, cho vay ngắn hạn và khoảng 3.000 tỉ đồng gửi ngân hàng. Tuy nhiên mới đây, doanh nghiệp này lại bị nhắc tên khi đang nợ thuế hơn 1.800 tỉ đồng.

Truyện ngắn dự thi: Tết của Hạnh Phúc

Ngô Đức Quang |

Thằng Phúc làm nghề chạy xe ôm còn vợ nó là công nhân may. Thời buổi công nghệ hiện đại mấy nghề nó làm chịu nhiều thua thiệt. Xe người ta đi xe công nghệ với taxi hết. Những nơi đông khách như bến xe, nhà ga thì địa bàn đã có người bao trùm hết cả dễ gì chen chân vào. Mấy người như nó chạy lẻ tẻ khi được ít đồng khi ngồi bơ.

Truyện ngắn dự thi: Nụ cười

Ý Thu |

Chiều.

Buổi chiều hiếm hoi Ngân cho phép mình rảnh rỗi. Cô ngồi bên hiên cửa, cuốn sách cầm trên tay chưa vội giở. Mắt Ngân nhìn chăm chú vào khoảng vườn bên cạnh đầu hồi. Lũ chim có gì mà vui đến thế! Chúng nhảy nhót chuyền từ cành nọ sang cành kia. Hình như trên cây mít có một gia đình nhà chim, chim bố, chim mẹ đang dạy lũ chim con tập bay. Tiếng chích chi, líu ríu cứ vang lên không ngớt. Ngân chợt nghĩ đến mình. Trước đây gia đình Ngân cũng vui như thế. Bà nội, bố, mẹ và cậu em trai kém Ngân tận mười tuổi. Giờ thì chỉ còn Ngân và bà. Ngôi nhà từ ba năm trước đã không còn tiếng cười vui, đứng buồn tênh, bạc màu theo mưa nắng tháng năm.

Truyện ngắn dự thi: Thợ gầm

Bùi nguyên Ngọc |

Tôi rời làng quê lên thành phố làm thợ. Không biết run rủi thế nào lại chọn đúng cái nghề thợ gầm (thợ gầm là cái tên dân dã chúng tôi thường gọi). Tổ thợ chúng tôi có ba người: Tôi, bác Đạt, cậu Chiến. Bác Đạt hơn tuổi tôi gần một con giáp, cậu Chiến là người ít tuổi nhất. Cái tên Chiến là do ông bố đặt, khi cậu được sinh ra sau chiến tranh. Ông bố đặt tên Chiến, chắc là để nhớ đến những tháng ngày chiến đấu ở mặt trận phía nam.