Truyện ngắn dự thi: Giá trị ảo

Châu Hoài Thanh |

Ở trong phân xưởng may, Thoảng là một công nhân thuộc loại điển hình. Một tay máy giỏi cừ khôi và chăm chỉ. Dù mùa nắng hay mùa mưa, dù hàng nhiều hay ít. Trăm ngày như một, mười ngày như chục, Thoảng đều đến xưởng mà chưa nghỉ ngày nào. Những công đoạn may khó, đòi hỏi tính tỉ mẫn luôn được giao cho Thoảng. Thoảng trở thành tấm gương để tổ trưởng Hiếu luôn nhắc đến mỗi khi ai đó may hàng cẩu thả hay chây lười. Vậy mà hôm nay không ai thấy Thoảng ngồi ở bàn máy của mình. Đúng là chuyện lạ!

Chín giờ sáng. Tổ trưởng Hiếu đi qua đi lại, săm soi chiếc ghế trống, ngó nghiêng cái bàn máy như thể Thoảng ẩn nấp đâu đó.

- Lương! Sao hôm nay con Thoảng nghỉ làm vậy?

Lương dừng máy may:

- Em không biết nữa! Nó không gọi điện cho chị để xin phép à?

- Không! Hàng gấp mà công nhân cứ nghỉ hết trơn. Chán thiệt!

Tổ trưởng vừa xếp hàng vừa làu bàu.

Lương lo lắng gọi điện cho Thoảng. Đầu dây tiếng gió hù hù:

- Tao nghỉ làm luôn rồi!

- Sao nghỉ?

- Chuyện dài lắm! Tối về tao kể.

Hai đứa từ quê đến thành phố lập nghiệp cùng lúc. Chạy vài nơi, cuối cùng cũng ở lại với xưởng may Hai tháng Chín. Hai đứa thuê nhà trọ ở chung, đi đâu cũng bám lấy nhau như đỉa. Trước hai đứa đi làm bằng xe đạp nhưng sau dành dụm tiền chung nhau mua một xe máy. Rồi Lương lấy chồng. Xe máy chung giao cho Thoảng. Năm sau thì Thoảng cũng lấy chồng. Vẫn chung khu nhà trọ, hai cặp lại kè kè với nhau.

Tối. Lương ôm bé Thảo sang nhà Thoảng. Thoảng vừa nựng bé Thảo vừa nói:

- Tao vừa kiếm được một việc mới. Có vẻ ngon ăn!

- Việc gì?

- Làm bất động sản!

- Tiền đâu mà mày buôn nhà đất?

- Tao chỉ làm cò thôi. Chị họ tao ở quê mỗi tháng kiếm cả trăm triệu... Tao muốn được như chị ấy. Mày coi. Lương năm, sáu triệu không đủ tao mua sắm lấy đâu sau này nuôi con.

Mấy hôm trước mẹ Lương ở quê điện vào nói, đất đai bữa nay lên giá dữ lắm. Lối đường vào nhà trước không ai ngó ngàng mà giờ đã có giá mấy trăm triệu. Người đâu đâu về hỏi mua. Xe máy tốt, xe ô tô kéo nhau đi rần rật ngoài đường. Họ vào từng nhà hỏi xem ai có nhu cầu bán. Họ ngã giá mua nhanh, lại thanh toán tiền sòng phẳng. Nhà này bán, nhà kia cũng bán. Hôm trước giá này, hôm sau đã khác, giá cứ tăng vèo vèo. Đi đâu cũng nghe nói chuyện mua bán đất đai, giá cả. Làng xóm cứ ầm ầm lên sốt. Giờ xóm có nhiều nhà lên đời, làm nhà mới, mua xe đẹp...

- Bà Hiếu có nói gì tao không? Thoảng hỏi.

- Không!

Lương giấu. Kỳ thực trước lúc ra về tổ trưởng Hiếu có kéo Lương ở lại. Hỏi thăm về gia đình ở quê và cuộc sống của Thoảng. Nếu thật sự khó khăn cần giúp đỡ thì đã có tổ Công đoàn. Lương chỉ nói Thoảng có chuyện gia đình nên về quê gấp, khi vào sẽ rõ.

...

Thoảng tất bật với công việc mới. Thoảng đi từ sáng sớm, chiều tối mới về. Buổi tối còn kè kè chiếc điện thoại. Chút xíu lại a lô em nghe. Mà toàn nói chuyện tiền mấy trăm triệu, mấy tỉ. Lương nghe mà phát hoảng.

Một bữa Thoảng ghé nhà Lương với một túi đầy đồ ăn:

- Ăn mừng thôi!

Một nồi lẩu bò kèm vài thứ mồi nhậu. Chồng Lương chạy ra đầu ngõ lấy mấy lon bia. Thoảng gọi chồng sang và hớn hở lấy bát đũa. Nhà không rộng lắm nên Lương phải kéo cái ghế sô pha sang bên. Giữa nền nhà, mọi thứ được bày biện. Chồng Lương thích uống rượu. Chồng Thoảng uống bia. Vậy là bia cụng rượu. Rượu cụng bia. Lốc cốc. Lương và Thoảng mỗi đứa một lon bia. Uống cho nó chảnh!

Thoảng mới bán được mảnh đất cho gia chủ. Hoa hồng hai mươi triệu. Tiền tươi, thóc thật! Cứ ngỡ như mơ! Thoảng kể cái sự thành công của mình. May mắn vì gặp ông khách mua nhanh, bà chủ bán lẹ. Gần bằng mấy tháng lương còn gì? Lương cười và so sánh.

Vợ chồng Thoảng về rồi. Lương vừa rửa bát vừa nghĩ. Tiền nó đến dễ vậy sao?

Lương đến xưởng. Vẫn với công đoạn cũ. Ráp thân áo vào tay áo. Ngồi may mà đôi lúc đầu óc nghĩ đến Thoảng và những tờ tiền xanh mới coong. Có khi nào Lương cũng bỏ việc để đi theo Thoảng không nhỉ? Không được. Lương còn con nhỏ, còn lo việc gia đình. Làm sao mà suốt ngày chạy ngựa như Thoảng?

Chị Hiếu tỏ vẻ tiếc khi Thoảng nghỉ. Tổ mất đi một tay máy giỏi. Chị thay vào chỗ trống của Thoảng một đứa công nhân khác. Là con Nụ. Gọi con vì nó trẻ nhất tổ. Mới mười bảy mà vào làm công nhân đã ba năm. Con Nụ tay máy thuộc loại khá cứng. Nó máy nhanh nhưng đường chỉ không đẹp bằng Thoảng, tổ trưởng Hiếu thi thoảng vẫn phải ngắm nghía và sửa chữa.

Giờ thì tổ trưởng biết Thoảng nghỉ để làm cò đất. Tiếc thật!

- “Con Thoảng đang là thành phần được cấp trên quan tâm cân nhắc để điều chuyển qua quản lý khâu kiểm hàng. Ngon vậy mà tự nhiên nghỉ!”

Tổ trưởng nói mà Lương chẳng biết nói lại sao. Thoảng làm hay nghỉ là quyền của Thoảng. Lương là bạn sao dám can thiệp. Thời buổi sốt đất gây sóng gió. Nghề cò đất có thu nhập khủng. Nhà nhà làm cò đất, người người làm cò đất. Giáo viên, công chức, thương gia, buôn bán vỉa hè, ve chai, hàng cá, hàng đậu... ai ai cũng làm cò đất thì nói gì Thoảng!

Lương nhận ra, từ lâu Thoảng đã hay kêu ca chuyện lương thấp, không đủ chi tiêu. Giờ thì Thoảng làm ra tiền tha hồ mua sắm. Những thỏi son, những lọ dưỡng da hay những chiếc áo váy Thoảng dùng không bao giờ rẻ. Và giờ, chồng của Thoảng cũng đã khác. Chiều chiều lại thích la cà quán nhậu.

Con Thoảng hồi này làm ăn khá lắm à Lương? Nghe nói nó mới mua xe đẹp lại ăn diện dữ lắm!

Ai cũng nói. Ai cũng hỏi. Mà họ nói đúng.

Lương mừng cho bạn. Chỉ tiếc nếu Thoảng còn làm nay chắc đã được điều về quản lý khâu kiểm hàng, lương tháng hơn chục triệu.

Bất ngờ, Thoảng ghé chơi. Thoảng vẫn đẹp nhưng có vẻ gầy đi. Chạy như ngựa suốt ngày. Làm có tiền nhưng vất vả lắm. Thoảng nói khi Lương hỏi. Thôi kệ! Muốn có tiền thì phải vậy thôi!

Lương à. Tao vừa lướt sóng trúng được một vố, năm chục triệu.

Lướt sóng là gì?

Là mua đất, cắm cọc rồi rao bán. Tao kiếm mấy chục vậy là ít chứ có đứa cả trăm. Nghèo trở thành giàu mấy hồi! Tháng này tao hên, làm được mấy vụ mày ạ. Nếu cứ thời đến thế này thì chẳng mấy là tao lên đời! Mà này, tao vô nghề mới biết. Tụi bất động sản toàn là những tay khôn khéo. Giỏi tính toán. Giỏi quyết đoán chứ không khù khờ như tụi mình. Thằng bạn tao quen, ban đầu vốn chỉ có ba trăm triệu mà sau mấy tháng đã thành cả tỉ! Nó thấy hàng ngon là quất... Sướng thiệt!

Lương nghe mà chẳng hình dung hết những gì Thoảng nói. Ở quê mẹ cũng điện vào nói mới bán được mảnh đất cạnh nhà, mẹ muốn chia đều cho các con. Con gái ở xa là Lương cũng được hai trăm triệu. Mẹ còn nói Lương thêm vào mà mua lấy một chỗ đất cắm dùi. Có an sinh mới lạc nghiệp! Lương hỏi thăm Thoảng mới biết chỗ rẻ nhất khu vực nơi Lương sống cũng trên năm trăm triệu. Vậy còn ba trăm nữa lấy đâu ra?

Làm ăn quanh năm, có chút dôi dư thì gửi về quê cho cha mẹ hai bên, có khi nào Lương nghĩ đến chuyện sẽ mua đất hay nhà để lo chuyện sau này đâu.

- Mà này! Mày góp đầu tư với tao không? Tao mới biết một chỗ ngon. Đường đẹp. Đất thổ cư và gần khu dân cư lắm. Gần năm trăm triệu. Nếu mày góp với tao thì tốt.

Thoảng nói khi nghe Lương tâm sự. Lương ngồi thần ra. Số tiền mẹ gửi vào vẫn con nguyên chỗ cất. Chồng bảo Lương nên gửi ngân hàng cho an toàn, vậy mà Lương chưa sắp xếp để đi được.

Trước cổng khu nhà trọ, người ta đang đào móng để xây nhà. Cả khu trọ lại phải ne né dắt xe máy ra vào vì lối đi bị nhỏ lại bởi nguyên vật liệu xây dựng. Nghe nói ông chủ nhà này là chuyên gia đầu tư bất động sản. Thi thoảng, Lương vẫn gặp ông ấy đi xe ô tô với bà vợ trẻ hơn cả hai chục tuổi. Họ trò chuyện với đám thợ xây, căn dặn anh chủ thầu. Ngó nghiêng chỗ này, đo đạc chỗ nọ. Cái ngữ người giàu, cách ăn nói, đi đứng bao giờ cũng khác.

Lương nghỉ làm một buổi theo Thoảng. Hai đứa đi lúc ba giờ chiều. Nắng vẫn còn chói chang. Lòng vòng một lúc rồi tới nhà của gia chủ. Một mảnh đất gia chủ cắt ra từ khu vườn chung. Ngang năm mét, dài hai mươi ba mét. Nghe nói làm sổ riêng cho con ở mà giờ kẹt tiền nên bán. Giá chủ đưa ra là sáu trăm triệu. Lương nói chuyện với chồng, chồng không chịu. Nói mua để ở thì xa. Mua đầu tư thì không dám. Cuối cùng chỗ tiền mẹ cho vẫn còn nguyên.

Lương gặp Thoảng lần nữa. Thoảng mắng, vợ chồng mày nhát bỏ mẹ. Mua đất là phải quyết đoán. Trong khi mày chần chừ thì thằng khác nó mua mất rồi còn đâu!

Lương thấy tiếc nhưng chuyện này vợ chồng phải thống nhất mới được.

Hình như khoảng vài tháng Lương không gặp Thoảng, dạo này Thoảng ăn dầm nằm dề ở tuyến huyện. Nghe nói cứ mua đi bán lại kiếm lời, giờ đất các huyện sốt nên làm ăn được lắm.

Ừ, mấy ai được như Thoảng. Nhanh nhẹn, hoạt bát phù hợp với nghề buôn bán đất đai.

Đùng cái, gặp bữa chồng Thoảng ghé chơi, kèm theo thùng bia và món nhậu. Chồng Lương thấy thế cũng gọi anh hàng xóm qua. Rượu vào là các bố ăn to nói lớn, lây từ chuyện đông sang tây. Cuối cùng xôm xụ chuyện làm ăn. Lúc này mồi cũng cạn mà thùng bia đã gần hết. Chẳng biết sao anh hàng xóm khen dạo này nhà vợ chồng Thoảng mua bán nhà đất phất lắm. Chồng Thoảng đang hăng bỏ lon bia cái rụp xuống sàn: Phất cái con mẹ gì! Tao ngán muốn tận cổ đây!

Ngán gì! Nghe đâu vợ chồng mày mua đâu trúng đó mà. Chồng Thoảng mắt đỏ ngầu: Không dễ ăn đâu! Trời cho ai nấy hưởng. Sau vố này, được thì được cả hoặc ngã thì về không!

Thế là sao? À! Tao đánh cược với số phận. Vợ chồng tao hùn hạp với mấy thằng bạn mua ở khu Thảo My. Hai mươi phần trăm cổ phần. Làm xong đường nhựa là đẩy. Rồi chồng Thoảng thao thao về dự án khu nhà ở Thảo My lớn nhất nhì. Quy tụ toàn mấy sếp con ông cháu cha cán bộ tỉnh. Lương ngồi ôm con bên chồng nghe mà chẳng biết mô tê. Gì mà tới ba chục tỉ. Số tiền khủng quá!

Trong thâm tâm, đôi lúc Lương đã ngầm làm phép so sánh giữa chồng mình và chồng Thoảng. Hai người hoàn toàn đối lập. Chồng Thoảng nghe vợ răm rắp còn chồng Lương thì cái gì cũng cản. Đó, ngay lô đất hôm trước Thoảng dẫn đi coi. Sáu trăm triệu không chịu mua để người ta đến sau mua mất. Người ta bán lại lời hai trăm triệu ngay trong tháng, còn mình thì tiền y nguyên trong ngân hàng. Nói ra lại động vào lòng tự trọng của thằng đàn ông nên vợ chồng có lúc to nhỏ. Thôi thì... Chuyện ai mặc kệ. Chỉ có điều, lâu lâu vợ chồng Thoảng ghé chơi, kể chuyện làm ăn này nọ, vô tình bồi thêm cái khoảng cách vốn dĩ đã có giữa Lương và chồng.

...

Mới có một tháng. Không ai tin là Thoảng tiều tụy như thế! Khuôn mặt thất thần như bị ma ám. Và miệng thì liên tục la ó chửi bới. Trong câu chửi, chỉ toàn nghe tên chồng. Lương nhận ra vài tháng nay chồng Thoảng ít tới lui với nhà hàng xóm. Thì ra anh ta sẵn xe, sẵn thời gian lại chui đầu vào sòng cờ bạc nào đó. Kết cục là mất đâu cả tỉ đồng. Xót của, Thoảng bỏ ăn, bỏ ngủ nên đâm ra cau tiết. Thoảng chửi chồng từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều. Ngán vợ nên chồng Thoảng bỏ đi luôn. Lương ôm con sang nhà thăm bạn. Thoảng chỉ nằm khóc.

- Còn gì nữa đâu Lương ơi!

- Mày mất hết rồi à?

- Ừ của mẹ tao, của tao và của mấy đứa bạn tao vay nữa!

- Trời ơi! Chồng mày chơi mất nhiều vậy sao?

- Nó mất đã đành! Tao mất nữa mới đau!

- Hả? Mày cũng mất nữa là sao?

- Tao chung vốn bên dự án Thảo My. Bị đình chỉ thi công! Tỉnh không cho phép! Là dự án ma mày ạ! Tao ngu! Tao thật đáng chết!

Lương ôm con chết lặng. Còn đâu con Thoảng thợ may mạnh mẽ, xinh đẹp hôm nào. Trước mắt Lương là một người đàn bà rũ rượi và héo hắt.

- Sao mày liều vậy?

- Tao không biết! Thấy tụi nó bảo dự án này ngon nên tao chung. Mà cũng tại thằng chồng tao. Mới nói cái là nó ô kê liền. Giờ thì tao sắp chết.

Thoảng tỉnh dậy lại đi! Lương hỏi đi đâu? Tao đi làm cò đất tiếp! Thôi đi Thoảng ơi! Bỏ đi! Nghề này run rủi quá. Mày cứ làm thợ may mà hơn!

Chồng Thoảng sau mấy ngày bỏ đi lại về. Vợ chồng lại ở với nhau dù cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Có khi căng quá còn đòi nhau ra tòa ly hôn. Cha mẹ hai bên lại phải cùng nhảy vào can ngăn. Nhà trai chỉ có một mình chồng Thoảng là trai, lại là họ tộc. Họ không muốn mang tiếng với họ hàng.

Cả năm trời. Thoảng vẫn nghề cò đất cò nhà tuy nhiên nghe đâu hết thời không dám đầu tư đâu nữa. Lương lại từng bữa ôm con sang nhà bạn. Lại tỉ tê chuyện tổ mình sản lượng may thấp hẳn từ ngày Thoảng nghỉ. Hình như Thoảng nghe lâu dần cũng ngấm. Một bữa Thoảng hỏi xin Lương lại số điện thoại của tổ trưởng Hiếu.

Thoảng đi làm trở lại. Tin đó khiến tổ trưởng Hiếu rất vui. Hỏi thăm tình hình gia đình và các chuyện liên quan, được biết vừa rồi cha mẹ hai bên đã gom góp tiền trả nợ cho vợ chồng Thoảng. Dù số tiền nợ chưa hết nhưng đó cũng là động lực cho hai vợ chồng Thoảng làm lại từ đầu. Biết chồng Thoảng trước đây làm bên cơ điện, tổ trưởng Hiếu gợi ý xin cho chồng Thoảng một chân trong tổ thợ máy.

Hai vợ chồng lại đèo nhau đi làm. Có dịp, Lương hỏi Thoảng có còn đi cò đất nữa không? Thoảng nói, khi rảnh chạy cho vui kiếm thêm thu nhập. Mà cái chính là làm và tiết kiệm chi tiêu để lấy lại số vốn ban đầu!

Ừ! Nghề may nói vất vả nhưng được cái ăn chắc mặt bền chứ đâu cứ như nghề buôn đất, chạy theo giá trị ảo để tiền mất tật mang!

Châu Hoài Thanh
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Chuyện ở xóm nghèo

Vương Tâm |

Vũ nhanh chân nhảy qua cây gỗ chắn đường sau đợt giải tỏa mặt bằng ở mặt phố để đi vào ngõ nhà mình. Nhiều gia đình thật may mắn, bỗng chốc trở thành triệu phú. Họ có nhà mới và còn được đền bù một số tiền lớn. Thế mà nhiều người vẫn còn kêu ca kiện tụng chả bù cho gia đình anh. Hai mẹ con ở tít sâu trong ngõ đã vài chục năm nên hầu như chẳng có chút mảy may hy vọng vào đợt giải phóng mặt bằng vừa qua. Không biết có phải vì nhà nghèo đến nỗi Vũ cũng chẳng buồn nghĩ đến chuyện vợ con nữa hay không. Ai hỏi lúc nào anh cũng lấy cớ phải lo nuôi mẹ già và nhà cửa lại chật chội, lấy vợ biết ở vào đâu.

Truyện ngắn dự thi: Vết thương

Xuân Quỳnh |

"Cho chừa tội ăn cắp, khổ thân sắp nhận thưởng tết rồi mà còn dại..."

Tôi dựng xe lách qua đám đông đang bàn tán cạnh cửa sổ phòng bảo vệ. Bên trong, bác bảo vệ đặt đôi giày màu hồng, tờ giấy A4, chiếc bút bi lên bàn bảo chị Lụa ký vào biên bản về hành vi trộm cắp tài sản công ty. Chị Lụa bật khóc kêu oan, bàn tay run rẩy, ngòi bút chưa đặt xuống nước mắt đã ướt nhoè trang giấy. Nhìn đôi vai gầy đang rung lên của chị tôi nghĩ đến trưa nay khi hai chị em từ nhà ăn trở về xưởng may. Chị chỉ vào đôi giày trong phòng trưng bày mẫu nói với tôi, "nhận tiền thưởng tết chị sẽ mua đôi giày như thế kia cho con bé út. Tối nào đi ngủ con bé cũng nhắc, mà chị còn bao nhiêu khoản phải lo!"

Chiếc máy may réo lên những tiếng lạch tạch khô khốc khiến hai chị nén nỗi lo âu tiếp tục công việc mưu sinh giữa buổi trưa.

Truyện ngắn dự thi: Vị mặn quê hương

CHUNG THANH HUY |

Thắm bước chậm rãi dọc theo bờ biển, mặc cho từng lớp sóng trắng xóa như đang tinh nghịch, nô đùa dưới chân cô. Những ngày cuối năm biển lặng yên một màu xanh biếc đến tận chân trời. Mùi nước mắm quen thuộc dậy lên thơm lừng theo từng cơn gió. Lúc còn nhỏ Thắm đã nghe bà nội kể rằng từ xa xưa người dân ở đây đi biển về cá không dùng hết nên đem muối để ăn dần. Nhờ đó mà có được những giọt nước mắm Nam Ô đượm mùi thơm cùng vị ngọt tự nhiên từ cá.

Bên trong phòng đông lạnh trứng cho chị em

TRÀ MY - HÀ QUYÊN |

Đông lạnh trứng hay trữ trứng đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Việc trữ trứng được xem là bảo hiểm sinh học với sức khỏe sinh sản. Dưới đây là quy trình đông lạnh trứng được thực hiện tại các cơ sở y tế.

Công an khởi tố kẻ đánh học sinh nhập viện ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Ông Phan Thượng Mỹ vừa bị công an khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng. Ông Mỹ - công nhân của điện lực huyện Tư Nghĩa - đã đánh một học sinh lớp 9 của Trường THCS thị trấn La Hà, khiến em này phải nhập viện cấp cứu.

Bánh mì Phượng đóng cửa chỉ sau 1 ngày mở bán "thăm dò, thử nghiệm"

Hoàng Bin |

Không chỉ mở bán “thăm dò” trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, cơ sở bánh mì Phượng 2, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam còn bị nhiều khách hàng khởi kiện liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm trước đó.

30 phút lập chốt, CSGT Hà Nội phát hiện 3 xe khách vi phạm trên đường

Tô Thế |

Ngay sau lễ ra quân sáng nay (18.12), Công an TP Hà Nội đã thực hiện ngay các chuyên đề chống ùn tắc cuối năm như xử lý xe cồng kềnh, xe khách dừng đỗ, các vi phạm trực tiếp liên quan đến an toàn giao thông…

Mẹ cô bé nhặt ve chai "bom hàng" sắp xuất viện, con gái vẫn chưa dám nghĩ tới ước mơ sau này

Hoài Luân |

Sau nhiều ngày được chữa trị, sức khỏe mẹ cô bé nhặt ve chai "bom hàng" đã ổn định, sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Truyện ngắn dự thi: Chuyện ở xóm nghèo

Vương Tâm |

Vũ nhanh chân nhảy qua cây gỗ chắn đường sau đợt giải tỏa mặt bằng ở mặt phố để đi vào ngõ nhà mình. Nhiều gia đình thật may mắn, bỗng chốc trở thành triệu phú. Họ có nhà mới và còn được đền bù một số tiền lớn. Thế mà nhiều người vẫn còn kêu ca kiện tụng chả bù cho gia đình anh. Hai mẹ con ở tít sâu trong ngõ đã vài chục năm nên hầu như chẳng có chút mảy may hy vọng vào đợt giải phóng mặt bằng vừa qua. Không biết có phải vì nhà nghèo đến nỗi Vũ cũng chẳng buồn nghĩ đến chuyện vợ con nữa hay không. Ai hỏi lúc nào anh cũng lấy cớ phải lo nuôi mẹ già và nhà cửa lại chật chội, lấy vợ biết ở vào đâu.

Truyện ngắn dự thi: Vết thương

Xuân Quỳnh |

"Cho chừa tội ăn cắp, khổ thân sắp nhận thưởng tết rồi mà còn dại..."

Tôi dựng xe lách qua đám đông đang bàn tán cạnh cửa sổ phòng bảo vệ. Bên trong, bác bảo vệ đặt đôi giày màu hồng, tờ giấy A4, chiếc bút bi lên bàn bảo chị Lụa ký vào biên bản về hành vi trộm cắp tài sản công ty. Chị Lụa bật khóc kêu oan, bàn tay run rẩy, ngòi bút chưa đặt xuống nước mắt đã ướt nhoè trang giấy. Nhìn đôi vai gầy đang rung lên của chị tôi nghĩ đến trưa nay khi hai chị em từ nhà ăn trở về xưởng may. Chị chỉ vào đôi giày trong phòng trưng bày mẫu nói với tôi, "nhận tiền thưởng tết chị sẽ mua đôi giày như thế kia cho con bé út. Tối nào đi ngủ con bé cũng nhắc, mà chị còn bao nhiêu khoản phải lo!"

Chiếc máy may réo lên những tiếng lạch tạch khô khốc khiến hai chị nén nỗi lo âu tiếp tục công việc mưu sinh giữa buổi trưa.

Truyện ngắn dự thi: Vị mặn quê hương

CHUNG THANH HUY |

Thắm bước chậm rãi dọc theo bờ biển, mặc cho từng lớp sóng trắng xóa như đang tinh nghịch, nô đùa dưới chân cô. Những ngày cuối năm biển lặng yên một màu xanh biếc đến tận chân trời. Mùi nước mắm quen thuộc dậy lên thơm lừng theo từng cơn gió. Lúc còn nhỏ Thắm đã nghe bà nội kể rằng từ xa xưa người dân ở đây đi biển về cá không dùng hết nên đem muối để ăn dần. Nhờ đó mà có được những giọt nước mắm Nam Ô đượm mùi thơm cùng vị ngọt tự nhiên từ cá.