Rừng phòng hộ

Một tỉnh mất đến 8.500 ha rừng: Con số đẹp mà để làm gì?!

Anh Đào |

8.500 ha rừng, trong đó có hơn 7.700 ha rừng tự nhiên biến mất trong chỉ 5 năm (2016- 2020) ở Gia Lai. ĐBQH Ksor H’Bơ Khăp đã nói đúng: Làm gì có chuyện rừng tự nhiên lại tăng lên.

Đắk Nông: Khởi tố đối tượng hủy hoại 13.000m2 rừng phòng hộ

BẢO LÂM |

Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Công an TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối tượng Vi Đức Sao để điều tra về hành vi hủy hoại 13.0000 m2 rừng phòng hộ.

Việt Nam quyết tâm nâng năng suất rừng mỗi năm lên 30m3/ha

Vũ Long |

Tổng cục Lâm nghiệp đặt mục tiêu nâng cao năng suất rừng trồng lên 30m3/ha/năm vào năm 2025 và 40m3/ha/năm vào năm 2030.

Phá rừng phòng hộ, các hộ dân xâm hại danh thắng ở Quảng Ngãi

Thanh Chung |

Từ nhiều tháng trở lại đây, người dân đã bắt đầu tự ý đào bới, san ủi hàng nghìn mét vuông đất rừng phòng hộ và bờ biển khiến danh thắng Ba Làng An bị xâm hại nghiêm trọng.

Tây Nguyên hướng tới mục tiêu đạt 2,72 triệu hécta rừng

Vũ Long |

Bình quân hàng năm cả nước trồng được 230.000ha rừng tập trung; dịch vụ môi trường rừng thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, bền vững của ngành lâm nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng.

Nỗ lực ngăn vụ cháy ở rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Một vụ cháy rừng phòng hộ ven biển Quảng Trị vừa được lực lượng công an, biên phòng và người dân phối hợp dập tắt.

Cháy hàng chục héc ta rừng phòng hộ, lộ diện trách nhiệm chủ rừng

Thanh Hải |

Sau 7 ngày bùng cháy dữ dội, thiêu rụi hàng chục héc ta cả rừng trồng lẫn rừng phòng hộ đầu nguồn ở huyện Đông Giang, Quảng Nam, hôm nay ngọn lửa đã được dập tắt. Nguyên nhân bước đầu được xác định là do dân đốt rẫy, gây cháy lan. Nhưng đó không phải là trách nhiệm cuối cùng, bởi Ban quản lý rừng phòng hộ ở đây đã biết trước vụ cháy...

Truy quét lâm tặc phá rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô

BẢO TRUNG |

Lực lượng chức năng 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk phối hợp truy quét lâm tặc phá rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô...

Thực hư việc Chủ tịch xã có đất rừng bị “xẻ thịt” ở Sóc Sơn xin nghỉ việc?

Cường Ngô - Nguyễn Hà |

Ông Dương Văn Nhuận cho biết, hiện tại, ông vẫn đang làm Chủ tịch xã Minh Trí và thông tin ông xin thôi giữ chức Chủ tịch xã là không chính xác.

Truy quét các “đầu nậu”, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phá rừng

Kh.V |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vừa ban hành Chỉ thị số 557/CT-BNN-TCLN ngày 25.1.2019 về việc tăng cường ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng.

"Xẻ thịt" đất rừng Sóc Sơn: Có tình trạng nhiều ô đất được mua đi, bán lại, sang tay nhiều lần

VƯƠNG TRẦN |

Vụ việc đất rừng Sóc Sơn bị “xẻ thịt” đang gây xôn xao dư luận thời gian gần đây. Nhiều công trình xây dựng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng ngay trên đất rừng phòng hộ tồn tại và chưa xử lý dứt điểm.

Vụ “xẻ thịt” rừng Sóc Sơn: Bí thư Hà Nội lên tiếng

CAO NGUYÊN - XUÂN HÙNG |

Chiều 23.10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về những vấn đề liên quan đến việc “xẻ thịt” rừng Sóc Sơn, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, quá trình thanh tra lại nếu phát hiện những sai phạm thì chắc chắn sẽ xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có liên quan.

Vụ đất rừng Sóc Sơn bị “xẻ thịt”: Đề xuất đình chỉ Chủ tịch xã Minh Phú

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch UBND xã Minh Phú, địa bàn có hàng loạt công trình “xẻ thịt” rừng phòng hộ bị đề xuất đình chỉ chức vụ để tập trung vào việc xử lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa (Gia Lai): Trục lợi hàng tỉ đồng ngân sách

ĐÌNH VĂN |

Không chăm sóc, bảo vệ rừng nhưng Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa (Gia Lai) vẫn khai khống công việc, giả chữ ký để chiếm đoạt hàng tỉ đồng ngân sách. Ban này “dễ dãi” thanh toán hàng trăm triệu đồng cho doanh nghiệp, dù thi công thiếu khối lượng đã ký kết. Từ lãnh đạo đến cán bộ của Ban còn thoải mái chi tiếp khách, mua sắm, chi công tác phí vô tội vạ.

Cảm hóa lâm tặc về làm bảo vệ rừng

HƯNG THƠ |

Rừng phòng hộ tại tiểu khu 679D và 688 thuộc lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông (viết tắt là BQL, huyện Đakrông, Quảng Trị) gần 2 năm trở lại chưa bao giờ hết “nóng” vì tình trạng phá rừng.