"Xẻ thịt" đất rừng Sóc Sơn: Có tình trạng nhiều ô đất được mua đi, bán lại, sang tay nhiều lần

VƯƠNG TRẦN |

Vụ việc đất rừng Sóc Sơn bị “xẻ thịt” đang gây xôn xao dư luận thời gian gần đây. Nhiều công trình xây dựng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng ngay trên đất rừng phòng hộ tồn tại và chưa xử lý dứt điểm.

Ông Dương Văn Nhuận – Chủ tịch UBND xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn) cho hay: Hiện Đoàn Thanh tra của Thanh tra TP.Hà Nội và Thanh tra công vụ của huyện đang vào cuộc, làm rõ việc chuyển nhượng đất, công trình xây dựng trên địa bàn.

Theo báo cáo của UBND Sóc Sơn có 27 công trình xây dựng đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ - bảo vệ môi trường tại thôn Minh Tân xã Minh Trí; 18 trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên đất thuộc quy hoạch là rừng phòng hộ - bảo vệ môi trường tại thôn Lâm Trường, xã Minh Phú...

UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo thiết lập hồ sơ vi phạm, yêu cầu UBND các xã đình chỉ thi công; chỉ đạo UBND xã Minh Phú xử lý công trình vi phạm xong trong tháng 11.2018.

Theo ông Nhuận, nguồn gốc đất xây dựng 27 công trình xây dựng vi phạm trên địa bàn, qua xác minh, UBND xã Minh Trí xác định chủ yếu là đất khai hoang từ những năm 1985-1998.

Trong 27 công trình vi phạm trật tự xây dựng có 22 công trình nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ, trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực hồ Đồng Đò (thôn Minh Tân); 5 công trình còn lại nằm ngoài quy hoạch rừng.

“Nhìn chung, quanh khu hồ Đồng Đò tập trung khá nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng. Bây giờ, Đoàn Thanh tra TP.Hà Nội đang thực hiện thanh tra toàn diện đất rừng Sóc Sơn. Trong đó, trọng điểm là 2 xã Minh Trí và Minh Phú”, Chủ tịch UBND xã Minh Trí nói.

Cũng theo lãnh đạo UBND xã Minh Trí, tại thôn Minh Tân có vài trăm hộ dân khai hoang làm kinh tế mới. Chính vì vậy, gần đây, một số người đã có ý kiến phản đối quy hoạch đưa đất khai hoang làm kinh tế của họ vào quy hoạch rừng phòng hộ.

Ông Dương Văn Nhuận cũng xác nhận có tình trạng nhiều ô đất ở xã Minh Trí bị mua đi, bán lại sang tay nhiều lần. Trong đó, có cả người địa phương và người nơi khác nhưng chủ yếu là người địa phương khác đến trao đổi, mua-bán, chuyển nhượng.

Đáng chú ý, theo lãnh đạo xã Minh Trí, trong 27 công trình bị xem xét xử lý có khu “lâu đài” của bà L.T.L.H (người dân thường gọi là “H. áo dài”-PV). “Khu nhà đó nằm trong danh sách 27 công trình bị xem xét, hiện đang thẩm tra”, ông Nhuận nói.

Liên quan đến việc tổ chức cưỡng chế 27 công trình vi phạm trên địa bàn, người đứng đầu UBND xã Minh Trí cho rằng, thẩm quyền thuộc về cấp huyện, khi lãnh đạo huyện có quyết định yêu cầu thì xã sẽ thực hiện.

"Không để tồn tại các công trình vi phạm, bất kể là ai"

Tại phiên họp giao ban công tác UBND TP tháng 10.2018, nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ rõ việc yếu kém trong công tác quản lý như vụ việc vi phạm trật tự xây dựng ở Ba Vì, Sóc Sơn mà dư luận đang quan tâm.

Đặc biệt, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội nhấn mạnh: "Với 27 công trình vi phạm mới ở rừng đặc dụng Sóc Sơn, Sở NNPTNT và huyện Sóc Sơn ra thông báo để các hộ dân tự tháo dỡ, nếu không thực hiện cần ra quyết định cưỡng chế, không để tồn tại các công trình vi phạm, bất kể là ai”.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Hé lộ chủ nhân của 18 công trình vi phạm thuộc đất rừng phòng hộ Sóc Sơn

HOA LÊ |

Theo lãnh đạo xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) trong tháng 11 này, xã sẽ cương quyết cưỡng chế xong 18 công trình vi phạm. Thông báo của UBND huyện Sóc Sơn đã nêu tên chủ nhân của 18 công trình vi phạm.

Vụ đất rừng Sóc Sơn bị “xẻ thịt”: 18 công trình vi phạm sẽ cưỡng chế xong trong tháng 11

VƯƠNG TRẦN |

Lãnh đạo xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) cho biết, trong tháng 11 này, xã sẽ cương quyết cưỡng chế xong 18 công trình vi phạm.

Vụ đất rừng Sóc Sơn bị “xẻ thịt”: Đình chỉ tuyệt đối các công trình vi phạm

VƯƠNG TRẦN |

UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã có chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, đội trật tự xây dựng, các đơn vị liên quan triển khai rà soát để làm rõ nguồn gốc đất trên địa bàn đồng thời yêu cầu đình chỉ tuyệt đối các công trình vi phạm.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Hé lộ chủ nhân của 18 công trình vi phạm thuộc đất rừng phòng hộ Sóc Sơn

HOA LÊ |

Theo lãnh đạo xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) trong tháng 11 này, xã sẽ cương quyết cưỡng chế xong 18 công trình vi phạm. Thông báo của UBND huyện Sóc Sơn đã nêu tên chủ nhân của 18 công trình vi phạm.

Vụ đất rừng Sóc Sơn bị “xẻ thịt”: 18 công trình vi phạm sẽ cưỡng chế xong trong tháng 11

VƯƠNG TRẦN |

Lãnh đạo xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) cho biết, trong tháng 11 này, xã sẽ cương quyết cưỡng chế xong 18 công trình vi phạm.

Vụ đất rừng Sóc Sơn bị “xẻ thịt”: Đình chỉ tuyệt đối các công trình vi phạm

VƯƠNG TRẦN |

UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã có chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, đội trật tự xây dựng, các đơn vị liên quan triển khai rà soát để làm rõ nguồn gốc đất trên địa bàn đồng thời yêu cầu đình chỉ tuyệt đối các công trình vi phạm.