Đứng núi này, trông núi nọ

THANH HẢI |

Sơn Trà là viên ngọc quý hiếm của không chỉ riêng Đà Nẵng. Tuy vậy, cứ để cho viên ngọc này lẩn khuất, mãi vùi trong tiềm năng, hay “mài” cho lên ánh ngọc, tôn vinh giá trị độc đáo, quý giá của nó? Đây chính là bài toán bảo tồn nguyên vẹn song hành cùng tổ chức khai thác có trách nhiệm để phát triển kinh tế đối với địa phương. Tìm giải pháp phù hợp là quyết định của Chính phủ, còn người dân vẫn đang hồi hộp, trông chờ.

Tham quan ở nơi “chẳng có gì!”

Đúng ngay đợt nắng nóng dữ dội đang trút xuống miền Trung đầu tháng 6.2017, tôi đi Hàn Quốc. Chuyến bay thẳng từ Đà Nẵng đến Seoul đầu tiên của hãng Vietjet Air (vừa khai trương) chỉ tốn hơn 4 giờ đồng hồ, đã đưa đoàn du khách từ miền nắng nóng sang xứ sở có khí hậu ôn hoà. Ngày chúng tôi leo núi Namsan - địa chỉ không thể thiếu ở bất cứ tour du lịch nào khi đến Hàn Quốc - nắng trời Seoul trong veo, nhưng nhiệt độ chỉ 18-19 độ C, mát lạnh.

Cô hướng dẫn viên trẻ giới thiệu mình họ Ghim, tên Bo-ra-sek, nghĩa là màu tím. Để dễ nhớ, mọi người cứ gọi em là “Chim màu tím” - cô gái pha trò. “Chim màu tím” cho biết núi Namsan chỉ cao 262m. Nếu ở Việt Nam thì chỉ gọi là quả đồi. Nhưng Namsan là một ngọn núi cao nhất, là biểu tượng của TP.Seoul và là niềm tự hào của người Hàn Quốc. Trên đỉnh núi Namsan là tháp truyền hình N Seoul. Đây nguyên là đài phát sóng tổng hợp được xây dựng đầu tiên ở Hàn Quốc vào năm 1969 để phục vụ cho việc phát thanh và truyền hình trong khu vực thủ đô. Đến năm 1980 mới mở cửa để đón khách du lịch tham quan.

Từ trên đài quan sát của tháp N Seoul, du khách có thể phóng tầm nhìn bao quát hết toàn bộ thủ đô Seoul. Tuy nhiên, ngoài một vài dịch vụ ăn uống, ngắm kính viễn vọng, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm bên trong toàn tháp, hầu như không có bất cứ dịch vụ gì trên núi Namsan. Tất cả vùng xung quanh núi là một công viên khổng lồ, do chính quyền TP.Seoul quản lý. Ngoài rừng thông và thảm thực vật hoang dã trên núi, trên đường Sowol còn được trồng rất nhiều cây bạch dương, ngân hạnh và cây phong lá đỏ. Đây là một trong những con đường được mệnh danh đẹp nhất ở thủ đô Seoul bởi đi giữa thiên nhiên, trở thành địa điểm đi dạo yêu thích của người dân thành phố và du khách.

Xe dừng lại ở độ cao 200m. Từ đây, chúng tôi thả bộ ngược chừng 2km với độ cao thêm 60m nữa là đến đỉnh núi. Quả thật núi Namsan không có gì ngoài con đường rợp bóng cây như “Chim màu tím” đã báo trước. Dẫu chỉ bấy nhiêu thôi, nhưng thật là dễ chịu khi con người được tĩnh lặng giữa thiên nhiên, được ngắm nhìn thành phố sầm uất, ồn ào dưới kia trong tầm mắt. Cảm giác có lẽ giống trên thiên đường nhìn về trần thế? Đây cũng là lý do mà mỗi năm, hàng triệu du khách khi đến Seoul đều phải lên núi Namsan để thư giãn.

Những cây cầu tình yêu đầy lãng mạn trên núi Namsan (Hàn Quốc) rất hấp dẫn những cặp đôi du khách. Ảnh: THANH HẢI

Trông người, ngẫm đến ta

Sóng wifi miễn phí đầy ắp giúp mọi người kết nối về quê nhà. Tôi mở Facebook thấy ngập tràn những hình ảnh, lời ta thán về nắng gắt. Nhưng “nóng” nhiều vẫn là những thông tin phản đối xâm hại Sơn Trà.

Sơn Trà ở Đà Nẵng rộng đến 60km2, cao hơn 700m so với mực nước biển, nhưng đặc biệt là bán đảo này nằm ngay trong lòng thành phố với hơn 3 mặt giáp biển và sở hữu cả một cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh hơn 4.000ha. Sơn Trà có thảm thực vật đa dạng với hơn 1.000 loài, trong đó có 22 loài quý hiếm; 300 loài động vật thì có đến 15 loài quý hiếm. Đặc biệt với hàng trăm cá thể Voọc Chà vá chân nâu được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài linh trưởng” mà Đà Nẵng đã chọn làm biểu tượng của thành phố dịp Tuần lễ cấp cao APEC-2017.

Ngoài cây phong lá đỏ, cây tùng lá kim, những hàng bạch dương lâu năm thì núi Namsan không thể sánh với Sơn Trà về vẻ tự nhiên hoang dã. Vẫn biết, mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng việc giữ những cánh rừng nguyên sinh giữa lòng thành phố không phải mỗi Hàn Quốc làm được. Trong kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà mà Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng - ông Huỳnh Tấn Vinh đệ trình, có đề xuất cách làm giống với Công viên thiên nhiên hơn 1.800ha ở đảo Phillip, bang Victoria của Australia. Ông Vinh còn so sánh khu bảo tồn khỉ Tarsier rộng 134ha ở Bohol, Philippines. Với Voọc Chà vá chân nâu tuyệt đẹp, Sơn Trà hoàn toàn có thể làm theo cách tương tự để phát triển kinh tế, du lịch bền vững, vừa bảo tồn được thiên nhiên.

Trả giá thấp nhất để phát triển

Không thể để nguyên trạng, phải biết khai thác du lịch ở Sơn Trà để phát triển kinh tế. Ngay ông Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng - một trong những người được xem là chống đối quyết liệt nhất đối với quy hoạch Tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà của Chính phủ cũng có quan điểm rất rõ ràng như vậy. Nhưng theo ông, cần được xây dựng trên nguyên tắc “giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường và cung cấp các lợi ích tài chính trực tiếp cho bảo tồn”.

Trong một hội thảo khoa học bàn giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà tổ chức hồi cuối tháng 4.2017 tại Đà Nẵng, ông Huỳnh Tấn Vinh cũng đã có tham luận khá chi tiết. Ông Vinh khẳng định, du lịch là ngành công nghiệp không khói, ít tác động đến môi trường so với các ngành công nghiệp nặng. Với Đà Nẵng, thì đây là mũi nhọn trong định hướng cơ cấu kinh tế của địa phương. Đà Nẵng đang là điểm đến cho khách du lịch có mục đích đa dạng như nghỉ dưỡng, MICE… và thành phố này đã đạt danh hiệu “điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu Châu Á” trao bởi World Travel Awards.

Tổng lượt du khách đến Đà Nẵng năm 2016 ước tính đạt 5,55 triệu lượt. Du lịch tạo ra việc làm cho người dân địa phương... Tuy vậy, để đảm bảo tính bền vững, phát triển du lịch ở Bán đảo Sơn Trà cần được quy hoạch, đánh giá và lập kế hoạch cẩn thận. Khách du lịch phải trả tiền để nhìn thấy vẻ đẹp tự nhiên của Sơn Trà, không phải là bêtông, đồi trọc, xây phòng nghỉ, khách sạn, khai thác ngắn hạn. Đây cũng là quan điểm của phần lớn các kiết trúc sư như GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính, KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, các nhà chuyên môn về quy hoạch, các chuyên gia môi trường và là điều mong đợi của đông đảo người dân.

Xử lý vấn đề Sơn Trà hiện nay không chỉ lúng túng, bị rối bởi truyền thông, mạng xã hội mà còn chưa có giải pháp rõ ràng về câu chuyện cân đối cán cân bảo tồn và phát triển của chính quyền từ cấp địa phương đến trung ương. Vì vậy, cần phải có thời gian để xem xét cẩn trọng trở lại. Lắng nghe ý kiến góp ý, phản biện của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy vậy, không có nghĩa là “đẽo cày giữa đường”.

Ông Lê Hữu Minh - Phó GĐ phụ trách Sở Du lịch tỉnh TT-Huế, người đồng hành của chúng tôi trong chuyến sang Hàn Quốc - cũng lắc đầu khi nghe bàn về câu chuyện Sơn Trà. Ông nói, nếu không khéo xử lý, Đà Nẵng sẽ đi theo vết xe đổ của Huế trước đây. Đụng vào đâu cũng bị người dân đem luật di sản ra để “chiến đấu”, phản đối. Chính quyền bối rối, không biết xoay xở hướng nào. Cuối cùng mục tiêu bảo tồn thì tương đối, nhưng kinh tế thì không theo kịp nơi khác. Bảo tồn và phát triển luôn là bài toán mâu thuẫn, đối kháng từ muôn đời.

Mạng xã hội, Facebook phát triển, truyền thông tương tác mạnh như hiện nay rõ là điều kiện tốt để chính quyền tiếp thu nhiều ý kiến phản biện, góp những sáng kiến hay. Nhưng không nên vì có quá nhiều ý kiến trái chiều thì khoanh tay, để yên cho viên ngọc quý là Sơn Trà mãi lu mờ.

Chấp nhận trả giá khi khai thác du lịch, phát triển kinh tế, nhưng dứt khoát, cái giá đó phải là thấp nhất. Hãy cho viên ngọc Sơn Trà sáng lấp lánh, để cho nhân loại được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ thiên phú và biết đến, chí ít cũng như núi Namsan (Hàn Quốc), núi Faber - Santosa ở Singapore...

Nguyên Bí thư Hội An - ông Nguyễn Sự - người vừa đi thị sát với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trên Sơn Trà cũng cho rằng không nên cực đoan khi phê phán quy hoạch của Chính phủ về phát triển du lịch trên Sơn Trà. Nhưng khai thác giá trị độc đáo của Sơn Trà không có nghĩa là chỉ xây phòng nghỉ, khách sạn mà phải bảo vệ môi trường tự nhiên, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho cả cộng đồng.

 

 

 

 

THANH HẢI
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đà Nẵng rút dự án Sơn Trà, Chính phủ hoan nghênh

LÊ PHƯƠNG |

Chiều 13.6, tham gia giải trình thêm về Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà tại nghị trường, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, ông đã yêu cầu lãnh đạo TP.Đà Nẵng làm việc với Hiệp hội Du lịch để trao đổi, đi đến đồng thuận các vấn đề liên quan. Trường hợp Đà Nẵng xin rút dự án Sơn Trà, Chính phủ cũng hoan nghênh.

Khu bảo tồn Sơn Trà: Chọn mô hình tham quan thiên nhiên và thú đặc hữu

THÙY TRANG |

“Phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà (Đà Nẵng) nên tập trung vào mô hình du lịch tham quan có tổ chức để bảo vệ sự toàn vẹn của Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Sơn Trà. Với điểm nhấn đàn Voọc Chà Vá chân nâu (trong sách đỏ), Sơn Trà sẽ thu hút hàng triệu triệu người đến thăm và tham quan.

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Liverpool và Chelsea chia điểm nhạt nhòa trên sân Anfield

Chi Trần |

Liverpool và Chelsea hòa không bàn thắng trên sân Anfield tại vòng 21 Premier League, qua đó tiếp tục kém top 4 khoảng cách 9 điểm.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đà Nẵng rút dự án Sơn Trà, Chính phủ hoan nghênh

LÊ PHƯƠNG |

Chiều 13.6, tham gia giải trình thêm về Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà tại nghị trường, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, ông đã yêu cầu lãnh đạo TP.Đà Nẵng làm việc với Hiệp hội Du lịch để trao đổi, đi đến đồng thuận các vấn đề liên quan. Trường hợp Đà Nẵng xin rút dự án Sơn Trà, Chính phủ cũng hoan nghênh.

Khu bảo tồn Sơn Trà: Chọn mô hình tham quan thiên nhiên và thú đặc hữu

THÙY TRANG |

“Phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà (Đà Nẵng) nên tập trung vào mô hình du lịch tham quan có tổ chức để bảo vệ sự toàn vẹn của Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Sơn Trà. Với điểm nhấn đàn Voọc Chà Vá chân nâu (trong sách đỏ), Sơn Trà sẽ thu hút hàng triệu triệu người đến thăm và tham quan.