Đời sống - Xã hội

Hạnh phúc mỉm cười với cặp vợ chồng khiếm thị

Phú Sơn |

Hai anh chị cùng chung cảnh ngộ khiếm thị nhưng mang trong mình ý chí và nghị lực phi thường. Sau 6 năm tìm hiểu, hai mảnh đời bất hạnh ấy nguyện gắn đời mình vào nhau, cùng vẽ lên câu chuyện tình đẹp như cổ tích.

Đôi chân của Đao và “lời nguyền” của Giàng

Hưng Thơ |

Nhà của Hồ Văn Đao (SN 2001) ở tận bản Ngược, nơi xa lắc xa lơ với những con đường đất nhầy nhụa, đá lởm chởm ở xã Ba Nang của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Ngày Đao chào đời cách đây 17 năm, gia đình Đao rớt hai hàng nước mắt, vì đôi chân của em khác người, không được lành lặn. Lúc đó, ở những ngôi nhà sàn của người đồng bào Vân Kiều tại bản Ngược, họ mê tín xì xào rằng, Đao bị Giàng (ông trời) nguyền rủa. Đao lớn lên, chứng kiến những giọt nước mắt của mẹ, và ánh mắt thương hại của bản làng. Từ sự động viên của gia đình và những người thầy, Đao tập lết đi bằng tay, rồi dần đứng lên…

Quầy rau củ miễn phí ở Sa Đéc: Sự sẻ chia ý nghĩa với người nghèo

Thanh Thanh |

Với nhiều gia đình, chuyện mua bó rau, mớ cải ngoài chợ là việc quá bình thường, nhưng với những người lao động nghèo thiếu thốn trăm bề thì quầy rau củ miễn phí tại phường 1, TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) là nơi giúp họ đỡ đi một phần gánh nặng về chi tiêu hàng ngày.

"Tấm gương trong sáng" miền châu thổ

Thái Sơn |

Trong một lần dừng chân bên bờ sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang, tôi tình cờ gặp một cụ bà gương mặt phúc hậu tuổi ngoài 80, sau biết tên cụ là Huỳnh Thị Chín. Cụ cho hay gia đình từ bên Bến Tre về đây sinh sống được mấy chục năm, có năm anh chị hi sinh trong hai cuộc 2 cuộc kháng chiến.

Nỗi niềm liệt sĩ trở về sau 26 năm báo tử

Trần Tuấn |

Việc “liệt sỹ” Trịnh Thanh Bình trở về bằng xương, bằng thịt sau 26 năm báo tử tại thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Đằng sau điều kỳ diệu đó là cả một câu chuyện dài đầy xúc động từ phía hậu phương nỗ lực tìm... mộ liệt sĩ!

Vụ lúa Thu Đông tại ĐBSCL cần thận trọng

Hoàng Huy |

Đó là khuyến cáo của các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL, bởi hiện nay mực nước đang lên, khả năng mùa nước (mùa lũ) năm nay sẽ cao hơn mọi năm. Chính vì vậy, nhà nông cần tuân thủ lịch thời vụ và đặc biệt không sản xuất ngoài vùng đê bao để tránh thiệt hại không đáng có.

Độc đáo những khu chợ ở Sài Gòn

Ngọc Tiến |

Sài Gòn có những khu chợ độc đáo mà người mua đến đấy có thể lựa chọn cho mình những món đồ không đụng hàng hoặc không giống ai. Đó là những khu chợ ve chai, chợ đồ cổ, chợ đêm dưới lòng đất… Thậm chí, có khu mang tên “chợ đàn ông”, ở đó, có nhiều món hàng chỉ dành riêng cho cánh đàn ông với tất cả những món đồ không nằm ngoài tiêu chí “độc” và “lạ”.

Cấm dạy chữ để giảm tải hay thêm áp lực cho con trẻ!

Thùy Trang |

Từ năm 2013, Bộ GD- ĐT đã có chỉ đạo cấm dạy chữ cho trẻ trước lớp 1, tuy nhiên sau 4 năm thực hiện thì đến nay, trên vẫn cấm nhưng dưới thì rộn ràng dạy chui, học thêm. Kết quả, những đứa trẻ 6 tuổi mỗi năm đã phải làm quen với việc “học thêm” mà môn học đầu tiên trong đời là học… chữ.

TPHCM chuyển dần thành đô thị thông minh

Huyền Trân |

TPHCM đang hoàn thiện đề án “Xây dựng TPHCM thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn năm 2025”. Tuy nhiên, để tạo dần nền tảng cho việc xây dựng thành phố thông minh trong tương lai, thời gian vừa qua, các cấp chính quyền thành phố đã và đang đẩy mạnh việc ứng dụng các giải pháp công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý trên các lĩnh vực (cải cách hành chính, trật tự đô thị, an toàn thực phầm...), nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Vỡ mộng hàng loạt dự án sắt, thép "khủng" ở Hà Tĩnh

Trần Tuấn |

Sau gần một năm thu hồi dự án nhà máy liên hợp gang thép công suất giai đoạn 1 là 250.000 tấn/năm, giai đoạn 2 nâng lên 500.000 tấn/năm ở Khu kinh tế Vũng Áng, mới đây, dự án khai thác mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á (Thạch Khê, Thạch Hà) bị tỉnh Hà Tĩnh, rồi Bộ KHĐT đề nghị ngừng khai thác; ngoài ra, còn có thêm dự án Nhà máy tuyển quặng công suất 500.000 tấn/năm ở huyện Vũ Quang cũng bị thu hồi. Kỳ vọng từ những dự án “khủng” về sắt, thép đến nay đã có hồi kết đầy thất vọng.

Đắk Nông và nỗi lo rừng bị phá

Hữu Long |

6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xảy ra nhiều vụ phá rừng diễn ra với tính chất phức tạp. Dù ngành chức năng vào cuộc ngăn chặn nhưng nhiều đối tượng vẫn bất chấp pháp luật, phá rừng, lấn chiếm đất sản xuất. Không ít đối tượng sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi đoàn tiến hành đối thoại, cưỡng chế...

Những tấm gương sáng vì bình yên thành phố

Trường Sơn |

Trong sắc phục công an nhân dân, họ ngày ngày bỏ qua những tình cảm riêng tư, bất chấp hiểm nguy để bắt cướp, triệt phá các băng nhóm, đường dây tội phạm. Họ là anh cảnh sát phòng chống ma túy đầy cam go hay một cảnh sát giao thông. Vượt lên trên tất cả những khó khăn của công việc, những thương tích trong quá trình thực thi nhiệm vụ, các anh vẫn âm thầm hoàn thành xuất sắc chức trách của mình với nhân dân, bảo vệ bình yên cho hơn chục triệu dân của thành phố mang tên Bác.

Cẩn thận với rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá

Lê Quốc Phong |

Rầy nâu với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa đối với nông dân, đặc biệt là nông dân ĐBSCL đã trở thành quen thuộc từ nhiều năm nay và dù có đối phó triệt để như thế nào thì hàng năm cũng có lúc lại tái xuất hiện.

Khốn khổ vì bị tạt sơn, mắm tôm vào nhà

Trường Sơn |

Thời gian gần đây, liên tục xảy ra nạn tạt sơn, mắm tôm vào nhà dân để “khủng bố tinh thần” của các đối tượng xấu. Nhiều gia đình bị nợ nần thì có thể xác định được ai là thủ phạm và mục đích là gây áp lực để đòi nợ, nhưng một số gia đình không nợ nần, không gây sự với ai cũng trở thành nạn nhân khiến họ hết sức lo lắng.

Vợ chồng cựu chiến binh nhường cơm sẻ áo cho đồng đội

Phố Nhơn |

Trở về cuộc sống đời thường khi một phần cơ thể đã nằm lại chiến trường, vợ chồng người cựu chiến binh Lữ Hoàng Đốc (SN 1953) và Trần Thị Tám (SN 1955) cùng là thương binh hạng 1/4 (ở khu vực 3, phường Lê Hồng Phong, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã chống chọi với bệnh tật, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hơn cả thể, họ còn tạo công ăn việc làm cho gần 50 cựu chiến binh từng là đồng chí, đồng đội.

Chuyện kể về thủ khoa 30 điểm và giấc mơ blouse trắng

Minh Phạm |

“Em sẽ học cho hết chữ. Em muốn trở thành mô%3ḅt bác sĩ giỏi như bố mẹ” - Nguyễn Trung Duy Anh, mô%3ḅt trong 2 thí sinh đạt điểm “không thể cao hơn” – 30 điểm khối B trong kì thi THPT Quốc gia cười chia sẻ về nguyê%3ḅn vọng khoác áo blouse trắng của mình.

Với hậu duệ Thoại Ngọc Hầu ở Châu Đốc

Tường Minh |

Lần mò mãi rồi tôi cũng tìm đến được phủ thờ Thoại Ngọc Hầu ở miền “Châu Đốc tân cương” – chữ dùng trong các văn bản triều Nguyễn chỉ thành phố Châu Đốc (An Giang) ngày nay – nơi còn lưu giữ hai tờ sắc và một tờ dụ của vua Minh Mạng liên quan đến Thoại Ngọc Hầu và gia đình. May mắn hơn, lần này tôi còn được gặp ông Nguyễn Khắc Chuẩn – một trong những hậu duệ của bên mẹ Thoại Ngọc Hầu đang đời đời thờ cúng và lưu giữ những tờ sắc, dụ này.

Đính chính bài viết: “Người đẹp xứ Thanh và nghi vấn lừa đảo ở Đồng Nai“

LĐĐS |

Vừa qua Lao Động và Đời sống số 25 ra ngày 29.6 - 6.7.2017 có đăng bài viết: "Người đẹp xứ Thanh và nghi vấn lừa đảo ở Đồng Nai", của tác giả Trần Lâm.

Hà Tĩnh: Triệt phá “cát tặc” trên sông La

Quốc Cường |

Đã từ lâu, cát Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã trở thành một thương hiệu được người dân và giới xây dựng khắp mọi nơi ưa chuộng vì mịn, sạch và không nhiễm mặn. Địa phương có nhiều con sông, nguồn cát dồi dào, dễ khai thác nên là địa bàn nóng của “cát tặc”. Nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên, chính quyền địa phương đã nỗ lực, quyết liệt đẩy lùi “cát tặc”.

Kỳ thú đi săn nòng nọc giữa đại ngàn

K'Liệp |

Đối với người Chill, người K’Ho, Mạ, Churu... ở Lâm Đồng nói riêng, người dân vùng cao Tây Nguyên và khu vực phía Bắc nói chung, họ có những món ăn đặc sản riêng của mình. Trong đó, các món ăn chế biến từ nòng nọc được người dân bản địa nơi đây cho là món ăn nhiều người săn tìm, mang hương vị núi rừng. Tuy nhiên, để bắt nòng nọc, họ phải băng rừng, vượt suối, đi xa và bằng kỹ năng riêng của mình...