TPHCM chuyển dần thành đô thị thông minh

Huyền Trân |

TPHCM đang hoàn thiện đề án “Xây dựng TPHCM thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn năm 2025”. Tuy nhiên, để tạo dần nền tảng cho việc xây dựng thành phố thông minh trong tương lai, thời gian vừa qua, các cấp chính quyền thành phố đã và đang đẩy mạnh việc ứng dụng các giải pháp công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý trên các lĩnh vực (cải cách hành chính, trật tự đô thị, an toàn thực phầm...), nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Ứng dụng công nghệ trong cải cách hành chính và quản lý đô thị

Nhằm từng bước xây dựng TPHCM thành đô thị thông minh, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tại TPHCM năm 2017.

Theo đó, TPHCM xác định đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi và hiệu quả trong mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước TPHCM làm cơ sở để phục vụ công tác cải cách hành chính, nâng cao năng suất lao động, góp phần hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin; xây dựng đô thị thông minh lấy chính quyền điện tử làm trung tâm để cung cấp các dịch vụ công tốt hơn, đặc biệt là dịch vụ hành chính công.

Tương ứng đó, việc đăng ký doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng thời gian qua trên địa bàn thành phố đã bắt đầu được triển khai thực hiện qua mạng, thay vì người dân phải mất thời gian đi lại đến các trụ sở để nộp, làm thủ tục. Đơn cử như quận 7 đang triển khai cơ sở dữ liệu để cấp phép xây dựng qua mạng phục vụ người dân.

Người dân muốn xin giấy phép chỉ cần hoàn thiện bản vẽ, gửi tất cả giấy tờ qua mạng, quận sẽ tiếp nhận và chuẩn bị sẵn giấy phép. Sau đó, người dân mang bản chính giấy tờ lên quận đối chiếu và nhận giấy phép. Cách làm trên giúp thời gian cấp phép rút ngắn xuống 5 ngày.

Trong năm 2017, quận 7 dự kiến sẽ thí điểm triển khai quy trình cấp phép này ở một số tuyến đường chính. Hay thậm chí, như quận Bình Thạnh đã ứng dụng cả công nghệ trong quản lý vi phạm đô thị trên thiết bị di động. Người dân cài đặt miễn phí ứng dụng “Bình Thạnh trực tuyến” trên điện thoại và có thể cùng chính quyền quản lý trật tự đô thị.

Khi phát hiện vi phạm, người dân truy cập ứng dụng, vào mục “Báo cáo vi phạm” rồi làm theo hướng dẫn, sau đó thực hiện lần lượt từng bước: chụp ảnh hoặc quay phim vi phạm, nhập hoặc chọn địa điểm, số nhà, phường, tên đường; chọn vi phạm (xả rác, lấn chiếm lòng lề đường, xây dựng không phép), nhập số điện thoại (nếu có); cuối cùng, bấm vào “gửi tin”.

Sau khi nhận thông tin, Đội Trật tự đô thị quận và UBND phường sẽ xuống hiện trường kiểm tra, lập biên bản hoặc chụp hình, quay phim ghi nhận vụ việc đã xử lý để báo cáo. Ngay lập tức, hệ thống gửi thông tin đến bộ phận soạn thảo quyết định xử phạt…

Lãnh đạo theo dõi, giám sát trực tuyến toàn bộ vụ việc; trao đổi với cán bộ ngay trên ứng dụng. Lãnh đạo quận Bình Thạnh cho rằng, ứng dụng này giúp người dân phản ánh ngay mà không cần gọi điện hay phải đến cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, ứng dụng giúp các bộ phận liên quan trong bộ máy quản lý nắm bắt thông tin thông suốt, nhanh chóng, không cần chờ báo cáo, văn bản. Và từ khi có ứng dụng, người dân rất tích cực truy cập, phát hiện vi phạm, giúp chính quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực đô thị…

Sử dụng Smartphone truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Lâu nay, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nhức nhối của chính quyền và người dân thành phố, bởi thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tràn lan trong khi chính quyền địa phương, đơn vị quản lý không quản lý kiểm soát xuể, còn người dân thì như rơi vào “ma trận” thực phẩm, không biết đâu mà lần.

Để kiểm soát được nguồn gốc của thực phẩm và tiến tới kiểm soát, quản lý chất lượng thực phẩm từ đầu vào cho đến đầu ra, TPHCM là đô thị đầu tiên trong cả nước triển khai thực hiện Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Hiện thành phố đã áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với thịt heo, rau củ quả và dự kiến từ đầu tháng 9 tới đây sẽ thực hiện truy xuất nguồn gốc tiếp đối với trứng gia cầm.

Bằng giải pháp áp dụng công nghệ, các cơ quan chức năng quản lý buộc những nhà sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, phân phối muốn đưa thực phẩm, rau củ quả vào tiêu thụ trên địa bàn thành phố phải có đầy đủ những thông tin cần thiết về nguồn gốc sản phẩm thông qua con tem tích hợp dán trên sản phẩm.

Theo đó, người dân khi mua sản phẩm chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) quét lên mã vạch con tem là có thể biết được các thông tin về nguồn gốc sản phẩm từ nơi nuôi trồng đến công đoạn giết mổ, đóng gói, kiểm dịch viên…

Người dân tra cứu thông tin qua dịch vụ công trực tuyến tại UBND quận Bình Tân.

Cảnh báo kẹt xe, ngập nước qua cổng thông tin giao thông

Không chỉ trong lĩnh vực thực phẩm, hiện nay công tác quản lý trật tự an toàn giao thông, ngập nước cũng đang được thành phố ứng dụng giải pháp công nghệ thông qua hệ thống camera được gắn phủ khắp trên địa bàn thành phố và kết nối về trung tâm.

Thông qua hệ thống camera này giúp cho các đơn vị quản lý có thể cảnh báo, điều tiết tình hình giao thông kịp thời khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc hỗ trợ tích cực trong việc truy xuất hình ảnh, thông tin để phục vụ công tác an ninh trật tự trên địa bàn.

Đặc biệt, nếu như trước đây người dân thường bị động trong việc di chuyển vào khu vực bị ngập nặng do mưa hoặc triều cường thì hiện nay, người dân có thể chủ động biết được những điểm ngập mà tránh.

Theo ông Trần Quang Lâm – Phó GĐ Sở GTVT TPHCM, để giúp người dân có thể nhận biết được các điểm ngập nước, từ đó có lựa chọn lộ trình đi cho phù hợp, Sở GTVT đã đưa bản đồ về khoảng 40 điểm nguy cơ ngập trên địa bàn thành phố hiện nay, lên Cổng thông tin giao thông của thành phố tại địa chỉ website: giaothong.hochiminhcity.gov.vn.

Bên cạnh đó, khi xảy ra mưa, triều cường, Cổng thông tin giao thông của thành phố cũng sẽ cập nhật thường xuyên thông tin, hình ảnh về các điểm ngập, mức độ ngập của các tuyến đường để cảnh báo người dân.

Việc cập nhật thông tin cảnh báo, hình ảnh ngập nước trên các trục đường được thực hiện chủ yếu từ các nguồn chính: Dự báo từ Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM; thông tin, hình ảnh ghi nhận được từ hệ thống khoảng 300 camera giao thông hiện nay; từ hệ thống cảm biến tự động của Cty Thoát nước đô thị (hiện đang thí điểm) cùng với lực lượng thực tế từ các điểm ngập gửi thông tin về.

Từ những thông tin, hình ảnh về tình hình ngập nước tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố được cập nhật trên Cổng thông tin giao thông TPHCM sẽ giúp người dân có thể chủ động lựa chọn lộ trình khác thay thế, tránh đi vào những khu vực, tuyến đường đang bị ngập nặng. 

Theo tổ chức Smart Cities Counil (một trong những tổ chức uy tín trong lĩnh vực đô thị thông minh): “Đô thị thông minh là đô thị sử dụng công nghệ thông tin – truyền thông để nâng cao chất lượng sống, khả năng làm việc và đảm bảo phát triển bền vững”.
Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là trong việc tiếp cận với internet, công nghệ, tại nhiều khu vực công cộng trên địa bàn TPHCM cũng được lắp đặt Wi-Fi miễn phí phục vụ người dân, du khách... Mặt khác, vừa qua Sở TT&TT TPHCM phối hợp cùng một doanh nghiệp triển khai lắp đặt gần 1.000 điểm truy cập Wi-Fi tại các khu ký túc xá, khu nhà trọ cho các đối tượng là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong TP. Đề án lắp đặt Wi-Fi miễn phí sẽ được chia theo hai giai đoạn. Đầu tiên, trong 6 tháng đầu năm 2017, triển khai các điểm truy cập phục vụ 10.000 công nhân trên các địa bàn quận 7 và quận Thủ Đức. Tiếp đó, từ ngày 12.2017 đến tháng 6.2019, sẽ tiếp tục triển khai dịch vụ phục vụ cho khoảng 100.000 công nhân...
Huyền Trân
TIN LIÊN QUAN

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Những người lính canh giữ mùa xuân biển cả

Tạ Quang |

Kiên Giang - Trong những ngày Tết, khi người dân được vui vầy sum họp bên gia đình thì những cán bộ, chiến sĩ, tàu cảnh sát biển 9003, Hải đội 401-Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4, lại lên đường làm nhiệm vụ trực Tết trên biển, vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Người Việt chi hàng trăm triệu đồng nuôi mèo quý tộc

ANH HUY |

Mặc dù có giá lên tới hàng trăm triệu đồng song những con mèo quý tộc có nguồn gốc từ Châu Âu vẫn được giới sành chơi Việt săn đón, đặc biệt là trong năm Quý Mão 2023.