Đời sống - Xã hội

Hạnh phúc mỉm cười với cặp vợ chồng khiếm thị

Phú Sơn |

Hai anh chị cùng chung cảnh ngộ khiếm thị nhưng mang trong mình ý chí và nghị lực phi thường. Sau 6 năm tìm hiểu, hai mảnh đời bất hạnh ấy nguyện gắn đời mình vào nhau, cùng vẽ lên câu chuyện tình đẹp như cổ tích.

Đôi chân của Đao và “lời nguyền” của Giàng

Hưng Thơ |

Nhà của Hồ Văn Đao (SN 2001) ở tận bản Ngược, nơi xa lắc xa lơ với những con đường đất nhầy nhụa, đá lởm chởm ở xã Ba Nang của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Ngày Đao chào đời cách đây 17 năm, gia đình Đao rớt hai hàng nước mắt, vì đôi chân của em khác người, không được lành lặn. Lúc đó, ở những ngôi nhà sàn của người đồng bào Vân Kiều tại bản Ngược, họ mê tín xì xào rằng, Đao bị Giàng (ông trời) nguyền rủa. Đao lớn lên, chứng kiến những giọt nước mắt của mẹ, và ánh mắt thương hại của bản làng. Từ sự động viên của gia đình và những người thầy, Đao tập lết đi bằng tay, rồi dần đứng lên…

Quầy rau củ miễn phí ở Sa Đéc: Sự sẻ chia ý nghĩa với người nghèo

Thanh Thanh |

Với nhiều gia đình, chuyện mua bó rau, mớ cải ngoài chợ là việc quá bình thường, nhưng với những người lao động nghèo thiếu thốn trăm bề thì quầy rau củ miễn phí tại phường 1, TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) là nơi giúp họ đỡ đi một phần gánh nặng về chi tiêu hàng ngày.

"Tấm gương trong sáng" miền châu thổ

Thái Sơn |

Trong một lần dừng chân bên bờ sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang, tôi tình cờ gặp một cụ bà gương mặt phúc hậu tuổi ngoài 80, sau biết tên cụ là Huỳnh Thị Chín. Cụ cho hay gia đình từ bên Bến Tre về đây sinh sống được mấy chục năm, có năm anh chị hi sinh trong hai cuộc 2 cuộc kháng chiến.

Nỗi niềm liệt sĩ trở về sau 26 năm báo tử

Trần Tuấn |

Việc “liệt sỹ” Trịnh Thanh Bình trở về bằng xương, bằng thịt sau 26 năm báo tử tại thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Đằng sau điều kỳ diệu đó là cả một câu chuyện dài đầy xúc động từ phía hậu phương nỗ lực tìm... mộ liệt sĩ!

Chàng sinh viên mang giải pháp tăng tuổi thọ bình ắc quy ra Trường Sa

Phương Thế Ngọc |

Trần Anh Duy, sinh viên năm IV Khoa Vật lý - Vật lý Kỹ thuật, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG TP.HCM được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyển chọn là 1 trong 10 đại biểu tham gia Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2017. Trong chuyến đi này, Anh Duy đã đóng góp đề xuất giải pháp bảo quản, sửa chữa và tăng tuổi thọ cho bình ắc quy dự trữ điện trên các đảo và Nhà giàn DK1.

Chuyện về gia đình có 12 liệt sĩ, 3 Mẹ Việt Nam anh hùng

Phố Nhơn |

Khi nhắc đến gia tộc Nguyễn Chưng, người dân xã Phước Hòa đều trân quý và cảm kích bởi dòng máu cách mạng chạy mãi trong họ. Thời chiến, gia tộc này đã đóng góp nhiều máu xương cho đất nước khi có đến 12 liệt sĩ và 3 Mẹ Việt Nam anh hùng. Thời bình, con cháu của họ tiếp tục đóng góp tiền của, công sức xây dựng quê hương, đất nước. Hiện, gia tộc này là một trong những dòng họ hiếu học tiêu biểu của tỉnh Bình Định.

Sài Gòn mùa... sạt lở

M.Quân - H.Trân |

Trong những năm qua, cứ đến mùa mưa là TPHCM lại rộ lên các vụ sạt lở bờ sông. Và mùa mưa năm nay cũng không ngoại lệ, chỉ hơn 1 tháng trở lại đây, trên địa bàn TPHCM liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở nghiêm trọng khiến người dân mất ăn, mất ngủ. Nhiều gia đình chỉ sau một đêm thức dậy đã rơi vào cảnh trắng tay vì nhà bị “hà bá” nuốt gọn. Ngoài việc khai thác cát bừa bãi với quy mô lớn thì tình trạng san lấp, xây dựng trái phép lấn chiếm sông, kênh rạch thời gian qua đã làm thay đổi dòng chảy, dẫn đến gia tăng những trận sạt lở.

Nhóm gây ra hàng chục vụ cướp táo tợn sa lưới công an

Trường Sơn |

Sau khi gây ra hàng chục vụ đánh phủ đầu người khác để cướp tài sản ngay giữa ban ngày một cách hết sức manh động và thách thức pháp luật, nhóm côn đồ này đã sa lưới công an quận Thủ Đức.

Nghịch lý: Nhà máy nước sạch hơn 18 tỷ đồng bỏ hoang, hàng trăm hộ dân “khát” nước

Trần Tuấn |

Được đầu tư hơn 18 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước nhưng công trình nhà máy nước sạch ở xã Gia Phố (Hương Khê, Hà Tĩnh) chỉ sử dụng được ít tháng rồi hư hỏng, sau nhiều lần sửa chữa vẫn không đảm bảo, nhà máy đã ngừng hoạt động từ 3 năm nay. Trong khi đó, hàng trăm hộ dân xã Gia Phố đang sống cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, phải đi chở từ nơi khác về dùng.

Phun thuốc, diệt sâu bệnh phải đúng quy trình kỹ thuật

Lê Quốc Phong |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khí hậu mát mẻ, lượng mưa nhiều, độ ẩm cao, quanh năm có cây cối, các vụ lúa cũng gối đầu nhau, nên lúc nào trên đồng ruộng cũng có đủ thức ăn và nơi trú ngụ cho sâu bệnh.

Mòn mỏi chờ giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà đất

G.Miêu - T.Vy |

Thực trạng nhiều chủ đầu tư các dự án chung cư, khu dân cư còn dây dưa, trây ỳ trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận chủ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (giấy chứng nhận) cho người mua đang là một vấn đề nóng trên địa bàn TPHCM. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý của các cơ quan chức năng dường như vẫn còn quá lỏng lẻo khiến cho người mua nhà gặp thiệt thòi.

Sâu bệnh bắt đầu tấn công vựa lúa

Hoàng Huy |

Thời tiết bất ổn khiến cho các trà lúa Thu Đông 2017 (TĐ) tại các tỉnh ĐBSCL nhiễm bệnh. Dù được dự báo khả năng dịch bệnh sẽ xảy ra tại trà lúa này, nhưng những gì diễn ra cho thấy mức độ gây hại còn lớn hơn dự báo.

Mẹ nghèo đan áo gửi chiến sĩ Trường Sa

Phố Nhơn |

Dù cuộc đời mang nhiều nỗi bất hạnh, cuộc sống cơ cực nhưng bà Mang Thị Bộ (68 tuổi, ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) vẫn dành tình thương đến những mảnh đời khó khăn hơn mình. Gần 3 năm nay, dù tuổi cao sức yếu, bà vẫn miệt mài từng đường kim mũi chỉ đan những chiếc áo len gửi tặng chiến sĩ Trường Sa, những mong ở nơi đầu sóng ngọn gió, các chiến sĩ sẽ được ấm áp hơn.

Người Vân Kiều, Pa Kô làm nón bằng tre nứa

Kô Kăn Sương |

Nhiều phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô ở Trường Sơn thuộc huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) mỗi lần lên nương, lên rẫy không còn để đầu trần như bao đời nay nữa. Thay vào đó, họ được các nghệ nhân quê mình trang bị những chiếc nón làm bằng vật liệu mà thiên nhiên ban phú, đó là tre nứa. Loại nón này tuy giản dị nhưng là dụng cụ che mưa, che nắng thiết thực cho chị em, có sức bền hơn hẳn các loại nón thông thường khác.

Để hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá vụ Thu Đông tại ĐBSCL

Hoàng Huy |

Ngày 23.6 tại Cần Thơ, Bộ NNPTNT tổng kết sản xuất lúa năm 2016 và đưa ra những dự báo cho vụ sản xuất năm 2017. Đáng quan tâm là dự báo khả năng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá sẽ quay trở lại, hoành hành ngay trong niên vụ thu đông (TĐ) này tại ĐBSCL.

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá không đáng ngại

Lê Quốc Phong |

Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, khó đoán trước, nên các cơ quan nông nghiệp địa phương ở ĐBSCL có chủ trương khuyến khích bà con chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây - con khác.

Chuyện cổ tích giữa đời thường

Phố Nhơn |

Hai con người cùng khuyết tật và mang nhiều nỗi bất hạnh, thậm chí hơn nửa đời người mới có giấy tùy thân, nhưng với tình yêu thanh cao của mình, họ đã đến với nhau như câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Và, dù hành trình phía trước còn lắm gian nan, nhưng họ vẫn lạc quan để bước tiếp. Đó là vợ chồng anh Huỳnh Trọng Quý (53 tuổi) và chị Nguyễn Thị Yến Nhi (34 tuổi, ngụ khu vực 5, phường Quang Trung, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

300 năm cào hến sông La

Trần Tuấn |

Thôn Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) nằm bên bờ sông La gắn bó với nghề khai thác hến truyền thống hàng trăm năm nay. Qua những thăng trầm, nay nghề này đang mang lại cho người dân địa phương nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống khấm khá lên nhờ hến bán được giá.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Vỡ trận” đào tạo giáo viên?

Quang Đại |

Theo lộ trình của Bộ GDĐT, từ năm học 2018 - 2019 sẽ cho triển khai đại trà chương trình mới ở lớp 1; thực nghiệm ở lớp 2, lớp 6 và lớp 10. Tiến độ này làm dấy lên nhiều băn khoăn, lo ngại từ phía cán bộ quản lý giáo dục, cùng với đó, không ít giáo viên còn chưa biết “mặt mũi” dự thảo chương trình.