Vợ chồng cựu chiến binh nhường cơm sẻ áo cho đồng đội

Phố Nhơn |

Trở về cuộc sống đời thường khi một phần cơ thể đã nằm lại chiến trường, vợ chồng người cựu chiến binh Lữ Hoàng Đốc (SN 1953) và Trần Thị Tám (SN 1955) cùng là thương binh hạng 1/4 (ở khu vực 3, phường Lê Hồng Phong, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã chống chọi với bệnh tật, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hơn cả thể, họ còn tạo công ăn việc làm cho gần 50 cựu chiến binh từng là đồng chí, đồng đội.

Một thời khói lửa

Ông Đốc sinh ra trong một gia đình nghèo ở vùng chiêm trũng thuộc xã Hoài Thanh (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Tuổi thơ lớn lên chứng kiến cảnh quê hương bị kẻ thù tàn phá. Đến năm 1969, khi ấy mới chỉ 16 tuổi, chàng thanh niên Đốc gia nhập hàng ngũ lực lượng an ninh vũ trang địa phương.

Ông Đốc cho biết: “Tôi nhập ngũ tại địa phương, rồi theo sự phân công của cấp trên, đơn vị tôi sống trong dân, ăn với dân, ngủ cùng dân khắp các địa phương trên chiến trường các huyện phía Bắc tỉnh Bình Định. Những thời điểm bị địch truy lùng gắt gao, đơn vị tôi, mỗi người một nơi bí mật rút lên rừng trú ẩn. Qua đợt càn quét, chúng tôi lại về nương nhờ người dân để hoạt động. Dù gian khổ nhưng những người lính như chúng tôi bằng mọi quyết tâm phải chiến đấu vượt qua, với mong muốn quê hương nhanh chóng sạch bóng quân thù”.

Ngày 11.11.1974, trong lúc đang cùng đồng đội chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng miền Nam thì chân phải ông Đốc giẫm phải quả mìn tại chiến trường xã Hoài Hảo (huyện Hoài Nhơn). Ngay sau đó, ông được đồng đội đưa về Trạm Y tế Bác Ái để điều trị. Tuy nhiên, khi về đến nơi, lượng máu mất quá nhiều cùng với những va chạm trên đường đi làm vết thương của ông bị nhiễm trùng nặng, cần phải phẫu thuật cắt bỏ chân.

“Khi về đến Trạm Y tế thì tôi đã ngất lịm vì mất máu quá nhiều. Lúc ấy, các bác sĩ phải phẫu thuật cắt bỏ một phần chân phải của tôi. Nhưng rồi, sau đó vết thương lại nhiễm trùng, các bác sĩ lại cắt bỏ thêm một đoạn. Rồi đến lần thứ 3, sau khi cắt bỏ, tôi chỉ còn giữ lại được 1/3 chân phải. Những tháng ngày sau đó, vì dành thời gian điều trị nên tôi không tham gia chiến đấu nữa. Bây giờ nhìn ngoài ống quần lành lặn như vậy, nhưng thật ra là đeo chân giả đấy”, người thương binh tâm sự.

Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, người cựu binh Đốc được điều động về làm tại việc Công an thị trấn Tam Quan (huyện Hoài Nhơn). Làm việc tại đây được 3 tháng thì ông được đưa đi điều dưỡng tại TP.Quy Nhơn. Đến năm 1976, Bộ LĐ-TB&XH mở trường dạy nghề cho thương binh tại Thủ Đức (TPHCM), ông Đốc được đưa đi học nghề vô tuyến điện. Tại đây, ông gặp bà Trần Thị Tám là vợ ông bây giờ.

Bà Tám quê bà ở Quảng Nam. Bà cũng tham gia cách mạng năm 1969, khi ấy mới 14 tuổi. “Đến năm 1971, tôi công tác tại Tỉnh đội Quảng Nam. Trong chiến dịch mùa hè đỏ lửa năm 1972, tại chiến trường huyện Quế Tiên (huyện Hiệp Đức bây giờ), tôi bị dính bom B52, chấn thương đầu. Đến năm 1976, tôi được đưa đi học nghề điện cơ ở Thủ Đức. Tại đây, tôi và anh Đốc gặp nhau, rồi yêu nhau. Đến năm 1979, chúng tôi ra trường và cưới nhau”, bà Tám kể.

 

“Tàn nhưng không phế”

Sau một thời gian ngắn sống ở quê nhà Hoài Thanh, năm 1980, vợ chồng ông Đốc từ quê vào TP.Quy Nhơn lập nghiệp. Tại đây, ông xin vào làm ở Đài PT-TH Bình Định; còn bà Tám buôn bán nhỏ, chăn nuôi. Đến năm 1988, ông Đốc xin nghỉ làm ở Đài, về nhà cùng vợ buôn bán phụ tùng và lắp ráp xe đạp với quy mô nhỏ.

Bà Tám tâm sự: “Lúc mới cưới, hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại thêm hai vợ chồng đều thương tật, nhiều lúc tôi nghĩ, sau này biết sống ra sao, rồi chuyện con cái nữa. Chưa hết, mỗi lúc trái gió trở trời là vết thương cũ của hai vợ chồng lại đau buốt, nhiều đêm ngủ không được. Nhưng rồi, nhờ chịu thương chịu khó làm ăn, vợ chồng tôi cũng vượt qua được khó khăn, kinh tế bắt đầu khá dần lên. Đến nay, 2 đứa con đều ăn học nên người”.

Năm 2010, khi nhà có của ăn của để, vợ chồng ông Đốc liền nghĩ đến những anh em đồng đội cũng đã bỏ lại một phần xương máu tại chiến trường giờ đang có hoàn cảnh khó khăn nên muốn làm việc gì đó để tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm, kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình. Nghĩ vậy, vợ chồng ông thuê 900m2 đất công ích của Nhà nước tại phường Nhơn Phú để thành lập Công ty TNHH-TMDV 27/7 chuyên lắp ráp, kinh doanh, buôn bán xe đạp trên địa bàn tỉnh Bình Định và các tỉnh lân cận. Ông Đốc hiện là Giám đốc Công ty TNHH-TMDV 27/7 chuyên lắp ráp xe đạp (trụ sở tại tổ 6, khu vực 5, phường Nhơn Phú, TP.Quy Nhơn).

“Sau khi thành lập, tôi quy tụ được gần 50 cựu chiến binh từng là đồng chí, đồng đội của vợ chồng tôi vào làm việc để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Anh em nào còn đủ 2 tay thì làm công việc lắp căm xe đạp, vào trục, cân vành. Những người còn 1 tay thì vặn ốc. Ai mất cả 2 tay, 1 chân thì đảm nhận công việc giao dịch, tìm đầu ra cho sản phẩm của công ty. Tùy vào thương tật của mỗi người, chúng tôi bố trí công việc phù hợp để đạt năng suất cao nhất”, ông Đốc cho biết.

Theo ông Đốc, lương cao hay thấp tùy thuộc vào sức khỏe của từng người, ai bị thương tật nặng, nằm viện nhiều ngày trong tháng thì mức lương thấp. Ai ít bị thương tật hành hạ, làm đều công thì có lương cao. Tuy nhiên, với những cựu chiến binh làm việc nơi đây, mỗi tháng kiếm thêm từ 2 triệu đến 4,5 triệu đồng, với họ là rất vui.

Hôm chúng tôi đến, cựu chiến binh Huỳnh Đức Lâm (SN 1961, nhà ở phường Nhơn Bình, TP.Quy Nhơn) đang cặm cụi với công việc của mình. Vừa làm, ông Lâm vừa cho biết: “Tôi nhập ngũ tháng 3.1981, là lính tình nguyện Campuchia, đến tháng 6.1982 tôi bị thương và mất chân phải, hiện là thương binh 1/4. Vì chỉ mất chân phải nên tôi đảm nhiệm công việc lắp ráp 2 bánh và vỏ xe. Công việc lắp ráp xe đạp không có gì khó, tập chừng 1 tháng là làm thuần thục, càng làm càng lên tay nghề. Không làm thường xuyên nhưng mỗi tháng tôi cũng có khoảng thu nhập trên 3 triệu đồng. Như vậy là vui lắm rồi!”.

Một thành viên khác là cựu chiến bình Lê Anh Tuấn (SN 1961, nhà ở xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), cũng là lính tình nguyện Campuchia, nhập ngũ năm 1981, đến tháng 12.1987 thì bị thương, mất 2 tay và 1 chân phải, hiện là thương binh đặc biệt. Ông Tuấn là trường hợp đặc biệt ở công ty này. Ông phụ trách việc quản lý, nhắc nhở mọi người làm việc; đồng thời, phụ trách việc quảng bá, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Ông Nguyễn Cảnh Liêm - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Lê Hồng Phong, cho biết: “Vợ chồng cựu chiến binh Lữ Hoàng Đốc không chỉ là tấm gương thương binh làm kinh tế giỏi, mà còn là những công dân gương mẫu để con cháu noi theo. Với những đóng góp cho địa phương, vợ chồng ông Đốc đã được chính quyền địa phương tặng nhiều giấy khen về gương thương binh làm kinh tế giỏi. Giờ đây, đã ngoài 60 tuổi, con cháu thành đạt, nhưng với đôi tay và khối óc của mình, vợ chồng ông Đốc vẫn hăng say lao động”. 

 

Phố Nhơn
TIN LIÊN QUAN

Hướng tới 70 năm Ngày thương binh, liệt sĩ: Trọn vẹn nghĩa tình

TRẦN VƯƠNG |

Nhằm tôn vinh, tri ân với các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, những người đã cống hiến xương máu, hy sinh tính mạng để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, hàng loạt các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ đã và đang được tổ chức trên khắp cả nước.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Nữ công nhân 14 năm chưa được đón giao thừa cùng gia đình: "Chồng con tôi đã quen"

Bảo Hân |

Do đặc thù công việc hoặc hoàn cảnh riêng, nhiều người lao động đã đi làm ngay từ mồng 1 Tết - ngày mà nhiều người cùng gia đình đi chúc Tết người thân, họ hàng, bạn bè.

Chuyến hàng đầu tiên của năm mới qua cửa khẩu quốc tế ở tỉnh Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều người đã làm các thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế ở tỉnh Quảng Trị.

Hướng tới 70 năm Ngày thương binh, liệt sĩ: Trọn vẹn nghĩa tình

TRẦN VƯƠNG |

Nhằm tôn vinh, tri ân với các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, những người đã cống hiến xương máu, hy sinh tính mạng để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, hàng loạt các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ đã và đang được tổ chức trên khắp cả nước.