Đời sống - Xã hội

Hạnh phúc mỉm cười với cặp vợ chồng khiếm thị

Phú Sơn |

Hai anh chị cùng chung cảnh ngộ khiếm thị nhưng mang trong mình ý chí và nghị lực phi thường. Sau 6 năm tìm hiểu, hai mảnh đời bất hạnh ấy nguyện gắn đời mình vào nhau, cùng vẽ lên câu chuyện tình đẹp như cổ tích.

Đôi chân của Đao và “lời nguyền” của Giàng

Hưng Thơ |

Nhà của Hồ Văn Đao (SN 2001) ở tận bản Ngược, nơi xa lắc xa lơ với những con đường đất nhầy nhụa, đá lởm chởm ở xã Ba Nang của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Ngày Đao chào đời cách đây 17 năm, gia đình Đao rớt hai hàng nước mắt, vì đôi chân của em khác người, không được lành lặn. Lúc đó, ở những ngôi nhà sàn của người đồng bào Vân Kiều tại bản Ngược, họ mê tín xì xào rằng, Đao bị Giàng (ông trời) nguyền rủa. Đao lớn lên, chứng kiến những giọt nước mắt của mẹ, và ánh mắt thương hại của bản làng. Từ sự động viên của gia đình và những người thầy, Đao tập lết đi bằng tay, rồi dần đứng lên…

Quầy rau củ miễn phí ở Sa Đéc: Sự sẻ chia ý nghĩa với người nghèo

Thanh Thanh |

Với nhiều gia đình, chuyện mua bó rau, mớ cải ngoài chợ là việc quá bình thường, nhưng với những người lao động nghèo thiếu thốn trăm bề thì quầy rau củ miễn phí tại phường 1, TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) là nơi giúp họ đỡ đi một phần gánh nặng về chi tiêu hàng ngày.

"Tấm gương trong sáng" miền châu thổ

Thái Sơn |

Trong một lần dừng chân bên bờ sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang, tôi tình cờ gặp một cụ bà gương mặt phúc hậu tuổi ngoài 80, sau biết tên cụ là Huỳnh Thị Chín. Cụ cho hay gia đình từ bên Bến Tre về đây sinh sống được mấy chục năm, có năm anh chị hi sinh trong hai cuộc 2 cuộc kháng chiến.

Nỗi niềm liệt sĩ trở về sau 26 năm báo tử

Trần Tuấn |

Việc “liệt sỹ” Trịnh Thanh Bình trở về bằng xương, bằng thịt sau 26 năm báo tử tại thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Đằng sau điều kỳ diệu đó là cả một câu chuyện dài đầy xúc động từ phía hậu phương nỗ lực tìm... mộ liệt sĩ!

Trái cây có chứng nhận, xu hướng tất yếu

Hoàng Huy |

Gần đây, thông tin xoài, thanh long, mít, sầu riêng có giá cao ngất ngưởng tại thị trường Nhật Bản, Châu Âu và các nước khác. Chính điều này đã thật sự làm thức tỉnh người làm vườn vì lâu nay chỉ chăm bẫm đến năng suất mà quên đi khâu tiêu thụ với những tiêu chuẩn cần phải có.

Để trái cây Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới

Lê Quốc Phong |

Vùng sản xuất cây ăn trái nhiệt đới của Việt Nam, phần lớn tập trung tại các tỉnh phía Nam mà ĐBSCL được coi là vựa trái cây của cả nước, những năm gần đây đóng góp rất lớn vào việc xuất khẩu.

Nước mắt người chuyển giới trên hành trình mưu sinh

Vũ Quỳnh |

Vì ngoại hình “chỏi nhau” với giới tính trong giấy tờ tùy thân cộng với việc bị nhiều người kì thị, tìm được một công việc ổn định đối với người chuyển giới trở thành một vấn đề nan giải. Để mưu sinh, họ phải gắn bó với những công việc tự do, tạm bợ và có lúc thấm đẫm nước mắt tủi nhục.

Cẩn trọng với những vị khách đêm khuya

Trường Sơn |

Chạy xe ôm, lái taxi vốn là một nghề khá vất vả vì phải thức khuya, dậy sớm và di chuyển liên tục trên đường. Không những vậy, thời gian gần đây, họ còn luôn đối mặt với những vụ cướp tài sản nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến cả tính mạng, xuất hiện ngày càng nhiều.

Hành trình chia sẻ kế sinh nhai của người đàn ông tật nguyền

Phố Nhơn |

Mỗi khi nghĩ về một giai đoạn cuộc đời đầy chông gai đã đi qua, anh Nguyễn Trần Khiêm (SN 1966, ở thôn Tân Quang, xã Canh Hiển, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) lại muốn cảm ơn cuộc sống đã trui rèn cho anh một ý chí sắt đá, tinh thần không khuất phục số phận. Anh là người đã chia sẻ kế sinh nhai cho hàng trăm người khuyết tật ở huyện nghèo Vân Canh.

Tiền tỉ bay theo... gió, lốc xoáy

Hoàng Hưng |

Với hơn 12.000 ha hồ tiêu, tỉnh Bình Phước (BP) là một trong những địa phương trên cả nước có thế mạnh về loại cây này. Tuy nhiên hằng năm, hàng ngàn hộ nông dân trồng tiêu ở BP cũng không ngừng phải đối phó với một “vấn nạn” – được ví như “hung thần” của cây tiêu – đó là gió, lốc xoáy…

“Cánh tay robot” cho học sinh khuyết tật: Món quà vô giá từ những người thầy cô

Nguyễn Thi |

Đầu tháng 3 vừa qua, một nhóm thầy cô giáo trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng đã trao tặng cho 2 em học sinh ở Quảng Nam những cánh tay robot do chính thầy cô chế tạo. Đây là món quà vô giá với những đứa trẻ không may bị khiếm khuyết một phần cơ thể. Ước mơ được lành lặn chưa hẳn đã vẹn toàn, thế nhưng việc có thể cầm nắm đồ vật bằng cả 2 tay với những học sinh nghèo, khuyết tật đã là niềm mơ ước lớn lao.