Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

Ông chủ tịch xã nằm dưới đáy hồ - Bài 2: Phía sau việc ông chủ tịch xã “chìm dưới đáy hồ”

Đỗ Doãn Hoàng |

Đau không kém Lý là anh Nông Văn Thưởng - một gã ba toa (làm nghề giết mổ, bán thịt lợn) kiêm… Chủ nhiệm HTX - anh này bấy giờ đương kim là Phó bản nên hăng hái không kém Chủ tịch Lý trong việc dốc sức tổ chức di dời công trình chạy nước.

Ông chủ tịch xã nằm dưới đáy hồ

Đỗ Doãn Hoàng |

Gần hai thập niên làm báo, tôi chưa gặp ai tìm mình để kêu oan một cách quyết liệt như Nông Văn Lý. Anh đem theo Quyết định 426 của Huyện ủy Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) kỷ luật mình, rồi muốn “trung ương và cả nước” biết rõ chuyện mình bị cách chức chủ tịch UBND xã ra sao. “Tôi bị cấp trên lừa. Tôi là Nông Văn Lý, chứ không phải chủ tịch xã nữa, ông chủ tịch Lý ấy giờ nằm dưới đáy hồ rồi... Dù chết, tôi cũng phải đi tìm chân lý, đi đòi lại danh dự của một đảng viên, một người lính đã không tiếc máu xương trên biên giới phía bắc...”.

“Bà Mùa A Mềnh” chống “con ma” thuốc phiện

Giang Thuỳ Linh |

Những ngày “miệt trên” đang mưa lũ, bỗng nghe nhớ ngôi nhà thơm nồng khói pơ mu, nhớ bữa cơm ấm cúng và những lời mời rượu tha thiết của đồng bào Mông, tôi gọi cho Mùa A Mềnh - dân quân ở bản Háng Cháng Lừ (xã Khao Mang, Mù Cang Chải, Yên Bái) thì nghe giọng Mềnh gấp gáp lẫn trong tiếng mưa như xé trời miền núi: “Mình đang ở trên bản giúp bà con, mưa lũ to, sạt lở nhiều quá, phá hỏng hết ruộng nương của bà con rồi…”.

Gặp những người nuôi “thủy quái” trên sông Gâm

Giang Thùy Linh |

Cách đây quãng chục năm, đồng bào vùng cao huyện Bắc Mê - Hà Giang và những tay “sát cá” đã làm chao đảo giới ăn chơi, bởi liên tục xuất hiện những hình ảnh họ săn được cá chiên khổng lồ mấy chục cân - loài cá da trơn hung dữ, được mệnh danh là “chúa tể lòng sông”. Miếng thịt nàng nạc, mỡ màng, xắt khúc, thơm ngon, vàng ươm như nghệ được đặt lên bàn phục vụ các đại gia với đủ món. Nó đắt đỏ và hấp dẫn đến mức khiến người ta sẵn sàng lao vào những cuộc săn vét lòng sông, đưa những “thủy quái” lên bàn tiệc, bất chấp cả sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tính mạng nơi dòng nước xiết sông Gâm.

14 năm “tỏa bóng” giữa đỉnh trời đá xám

Đỗ Doãn Hoàng |

Năm 2000, anh giáo Mông Văn Nguyễn tạm xa mẹ già và vợ con, tự đẽo thang gỗ vượt núi lên tít đỉnh trời toàn đá tai mèo xám ngoét ở Lũng Mần (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) để dựng trường, gọi trẻ con người Mông về dạy học. Không điện đường trường trạm, nước sinh hoạt, thầy Nguyễn lại nghĩ cách xây bể giữ nước mưa lại giữa biển đá tai mèo, cứu trẻ em, phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc...

121 tuổi vẫn cười

Nhật Lệ |

Cả ngõ nhỏ thuộc ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh (TPHCM) mấy bữa nay xôn xao vì có nhiều đoàn nhà báo vào thăm cụ Nguyễn Thị Trù - cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam, và có lẽ là cao tuổi nhất thế giới. Căn nhà của ông Phương - con trai út cụ Trù - khá rộng và thoáng. Mải tiếp khách, ông quên cả ăn trưa. Ông đã 74 tuổi, hơi nghễnh ngãng và cộng thêm nhiều đòn tra tấn vì “theo Việt cộng” thời trước 75, trí nhớ giờ chập chờn, khi được, khi tắt.

Hút chết ở Hòn Mum

Xuân Nhàn |

Con rựa sắc lẻm nếu thực sự bổ xuống, không biết giờ này mình đã tới chỗ ông bà ông vải hay chưa? Trên đường trở về từ vùng rừng giáp ranh hai tỉnh Bình Định - Gia Lai, đầu óc tôi cứ lẩn quẩn, miên man mỗi câu hỏi ấy. Thật đáng sợ cái cảm giác bị bức bách, bị uy hiếp, bị đẩy tới bờ sinh tử giữa đám đông cuồng loạn.

15 tác phẩm vào chung khảo cuộc thi phóng sự Báo Lao Động

Lao Động |

Hôm nay (31.7), cuộc thi phóng sự trên Báo Lao Động với chủ đề “Những gương anh hùng lao động thời kỳ đổi mới đang phát huy giá trị; những chiến sĩ thi đua và điển hình tiên tiến toàn quốc; ưu tiên phát hiện những gương mới ngoài các đối tượng trên...”, kết thúc nhận bài.

Người tìm 2.008 hài cốt liệt sĩ

Kỳ Quan |

Ở Long An, tôi đã nghe kể nhiều về anh. Nào là khi đội K73 Long An (đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam - QTNVN - hy sinh tại chiến trường Campuchia) được thành lập vào năm 2001, anh đã tình nguyện tham gia và xin được làm công việc này cho đến ngày về hưu. Anh thuộc lòng địa hình vùng biên giới giữa hai nước, nói tiếng Campuchia “như gió”. Một số người còn thêu dệt màu sắc huyền bí - anh đào đâu là có hài cốt liệt sĩ ở đó! Sự hấp dẫn ở anh (và công việc anh đang làm) đã thôi thúc tôi làm chuyến “xuất ngoại”, để tận mắt chứng kiến những điều đã nghe.

Ông “vua” hết thời và những việc làm trả nợ cuộc đời

Hà Nam |

Vì được người dân suy tôn làm “vua” từ những bùa phép quái đản của mình nên trong mâm cơm của ông Bùi Văn Hiển (SN 1958, trú tại thôn Thấu, xã Lạc Sĩ, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) lúc đó bao giờ cũng phải có ít nhất 5 món, gồm sụn lợn, lòng, thịt nướng, thủ lợn, cẳng giò...

Vị Xuyên - nước mắt và những khoảng lặng vô hình

Giang Thùy Linh |

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc hơn 30 năm trước, hàng ngàn chiến sĩ đã “da ngựa bọc xương” nơi chiến trường hoang lạnh, chưa có tượng đài, không nhà tưởng niệm, thậm chí nhiều người không được “hưởng” lấy một nén hương của người thân, đồng đội, bởi hài cốt các anh vẫn nằm đâu đó trên rừng hoang núi thẳm... Đến nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang) những ngày tháng 7, nhìn đâu cũng thấy nước mắt và những khoảng lặng…

Gặp người sống sót trong đơn vị của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc

Ghi chép của Giang Thùy Linh |

Ngã ba Đồng Lộc một buổi chiều nắng lửa gay gắt, cô TNXP Trần Thị Bích Thao (quê Vĩnh Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh) đi biểu diễn văn nghệ đón đoàn pháo binh từ đất Bắc vào. Về đến đơn vị, cô đọc được dòng chữ của o Xuân ghi lại: “Thao ơi, mày đi văn nghệ về nhớ đóng cửa hầm cho tao với, hôm nay tao đi làm đấy”. Cô vội vàng thay trang phục, đi ra mặt trận tiếp tục nhiệm vụ của mình. Đi được nửa đường, máy bay Mỹ trút bom như giội lửa, đất trời rung chuyển, cô Thao bị sức ép quật ngã. Cô bàng hoàng nhìn về phía các đồng đội mình, tất cả họ đã bị chôn vùi trong lòng đất.

Chuyện hy hữu về 2 cặp vợ chồng hoán đổi cho nhau và cùng tràn trề hạnh phúc

Kim Anh |

Cuộc tình oái ăm giữa 2 cặp vợ chồng, chồng người này lấy vợ người kia và ngược lại, khiến người dân Bình Đình rôm rả đàm tiếu. Điều đặc biệt của câu chuyện hy hữu này là sau đó, 2 gia đình này đều sống hạnh phúc, cùng nuôi nấng, dạy bảo các con chung - riêng khôn lớn.

Nghĩ chậm khi đi 100km/h

ĐỖ DOÃN HOÀNG |

Tháng 7 năm 2014. Ngày cuối hạ nắng cứ vàng óng ả. Đường cao tốc nối nhiều tỉnh, thành với thủ đô Hà Nội xuyên qua những miền rừng, miền gò đồi và ruộng nước tưởng như chưa bao giờ có ai dám nghĩ là bánh ôtô sẽ có ngày lăn qua đó.

Trưởng thôn “không biết khinh người nghèo”

Tuấn Ngọc |

“Thào Seo Phổng làm trưởng thôn tốt lắm, giúp được cho bà con thôn Cửa Cải nhiều việc. Nhà nó nhiều trâu, nhiều dê, nhưng cái bụng nó không biết khinh người nghèo đâu. Nhà nó trên đỉnh đồi cao nhất bản kia kìa” -ông Chấu Seo Tải (thôn Cửa Cải, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) chỉ tay theo con đường bêtông dốc ngược lên đỉnh đồi, nơi có hơn chục nóc nhà ẩn trong rừng cây lá sum sê.