Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

Bi kịch trên những dòng sông xuyên Á – Bài 1: Rắn nước huyền thoại Mê Kông

Juan Pablo Cardenal – Heroberto Araújo |

Dễ dàng nhận ra bức tranh mua bán phồn thịnh tại Cảnh Hồng - một thị trấn ở phía nam tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), cách biên giới Thái Lan và Myanmar vài cây số. Cảnh Hồng yên bình với các thảm thực vật nhiệt đới và những ngôi chùa Phật giáo, nơi người dân, phần đông là dân tộc Đại thiểu số, dùng thời gian rảnh rỗi vào trò đá gà ăn tiền. Các đường phố chính san sát cửa tiệm ngọc bích và hàng nội thất gỗ Myanmar sang trọng.

Nhắm mắt bắt cua

Nhật Hồ |

“Con gì tám cẳng hai càng; không đi mà lại bò ngang cả ngày” - câu đố dân gian về con cua nay bỗng dưng trở thành thời sự tại xứ sở Cà Mau - nơi con cua biển đang “mang họa” vì cái tên “Trung Quốc”. Cách đây hơn một năm, con cua biển Năm Căn (Cà Mau) bầm giập vì thương lái thu mua quên trả tiền, nay người nuôi cua biển mang nỗi hàm oan “cua Trung Quốc” khiến con cua có nguy cơ “gãy càng” trước khi được công nhận thương hiệu quốc gia.

Những phụ nữ về từ “địa ngục trần gian” - Bài cuối: Mất tích sau khi yêu... qua điện thoại

Đặng Trung Kiên |

Theo phong tục bắt vợ của người Mông, trai gái phải lòng nhau thì có quyền dắt nhau trốn đi, vài ngày sau nhà trai mới đến xin cưới hỏi. Nhưng các cô gái Mông ở huyện Krông Bông (Đắc Lắc) lại đi biệt tích, có cô trở về từ Trung Quốc với những câu chuyện hãi hùng. Còn phụ nữ có chồng thì bị rủ rê đi làm với mức lương cả chục triệu đồng/tháng... Tất cả đều sập bẫy bọn buôn người.

Những phụ nữ về từ “địa ngục trần gian“

Đặng Trung Kiên |

Bọn buôn người đang nhắm vào các cô gái nghèo, người dân tộc thiểu số nhẹ dạ ở các xã vùng sâu, vùng xa của Tây Nguyên - nơi chuyện lừa bán phụ nữ sang Trung Quốc vẫn còn khá xa lạ. Các chị tin rằng "có nhiều việc nhẹ nhàng mà lương cao", các cô yêu đương qua... điện thoại di động đã lần lượt sập bẫy kẻ ác một cách dễ dàng.

Ngày càng lộ diện nhiều vị không “tử tế với những người đã chết ở làng cổ Đường Lâm”

Đỗ Doãn Hoàng |

Phóng viên báo Lao Động buộc phải xin trở lại với câu chuyện buồn không muốn nói ra này, là bởi vì có những người viết rất kỳ lạ và có những lời thanh minh phân trần rất khó hiểu từ phía những người bị “chỉ trích” trong bài “Xin hãy tử tế với những người đã chết ở làng cổ Đường Lâm” (số ra ngày 9.8.2014). Một tờ báo cho người đi phỏng vấn những người bị chỉ trích rồi coi đó là chân lý, sau đó đưa lên “chắc cú” như thể thanh minh chối “tội” cho họ vậy. Thử hỏi, nếu biết đó là “tội” thiếu tử tế với người đã khuất và người đang sống thì họ có chấp nhận “xuống tay” buốt lòng như vậy không?

Khiêu vũ với xe lăn

Lê Tuyết |

“Chỉ cần mặc một chiếc đầm đẹp, thoa lên mặt một tí phấn, tô lên môi một chút son, được “đứng” trên sân khấu biểu diễn một vũ điệu, và thế là giấc mơ được “phiêu” trên đôi chân của mình tưởng đã chết từ lâu nhưng hôm ấy lại sống dậy nguyên vẹn, rực rỡ” - Trần Thị Ngọc Hiếu vừa nói vừa đưa đôi bàn tay uốn lượn, giơ lên cao, đôi mắt lúng liếng, khuôn mặt rạng rỡ khi nhắc lại lần cùng 20 học viên của lớp khiêu vũ trên xe lăn biểu diễn trong hội thảo toàn quốc “chia sẻ các mô hình hỗ trợ người khuyết tật” diễn ra vừa qua ở TPHCM.

Cú hích ấn tượng

Vĩnh Quyền |

Lao Động vừa kết thúc cuộc thi phóng sự với phân khúc đề tài phù hợp tinh thần hướng đến đại lễ kỷ niệm 85 năm ngày xuất bản số đầu tiên của bản báo: Viết về những nhân vật được vinh danh anh hùng lao động và những nhân vật điển hình lần đầu được nhà báo phát hiện, tất cả đang tỏa sáng khí chất “anh hùng”, từ đời thường lặng lẽ góc núi đến Biển Đông cửa ngõ tổ quốc. Cuộc thi là cú hích góp phần nâng cao chất lượng chuyên mục đã trở thành thương hiệu “phóng sự Lao Động”.

Lục bình… lênh đênh nghị trường

HỮU DANH |

Lục bình là thứ sinh vật sống trôi nổi trên sông, dập dềnh theo con nước. Tưởng như vô hại, nhưng ở Long An, lục bình là vấn nạn, phải đưa vào nhiều cuộc họp, đưa lên nghị trường để bàn cách tiêu diệt.

“Mùa hè xanh”

Linh Phạm |

Giữa cái nắng hè đổ lửa miền Trung, những cô cậu học trò đến từ nước Mỹ xa xôi mồ hôi nhễ nhại chuyền tay từng viên gạch đến các bác thợ xây Việt Nam. Dưới gốc dừa, điệu nhạc đường phố R&B đậm chất Mỹ vang lên hòa vào nắng gió vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), công việc nặng nhọc, nhưng ai nấy cũng tươi cười...

Theo chân thanh tra đi bắt xe gian

Bích Liên |

Thú thật là tôi đã hơi run khi chứng kiến cảnh một thanh tra giao thông, Bộ GTVT vào Đồng Nai xử lý vi phạm của DN vận tải bị túm cổ áo, cào sây sát ngực và giật đứt dây chuyền. Rất may sự xuất hiện của Cảnh sát 113 đã vãn hồi trật tự. Quả thật, làm thanh tra giao thông lắm khi cũng… thót tim.

Tây Nguyên: Vì sao lâm tặc vẫn lộng hành?

ĐẶNG TRUNG KIÊN |

Tại Hội nghị công tác bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh Tây Nguyên do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 8.8 tại Đắc Lắc, nhiều vấn đề bức xúc lại được Tổng cục Lâm nghiệp và chính quyền các tỉnh “mổ xẻ”. Đặc biệt là nạn phá rừng vùng giáp ranh, khu vực biên giới, các băng nhóm lâm tặc “xã hội đen” lộng hành, nạn hợp thức hóa gỗ lậu thành gỗ hợp pháp để tiêu thụ... 

Những "quả đấm thép": Phía sau việc sa đà vào sân golf

NGUYỄN PHẤN ĐẤU |

Một loạt các bài báo của tôi như “Long An sa đà vào sân golf”; “Tuỳ tiện trong thu hút đầu tư”; “Sân golf từ đồng đến chợ”; “Phép tính đen”; “Sự xua đuổi ngọt ngào” vào cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã phần nào phơi bày sự thật về “phong trào” làm sân golf. Vì vậy, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã vào cuộc, kết quả, gần 10.000ha đất nông nghiệp được cứu và các dự án sân golf lúc đầu từ gần 20, đến nay còn... 1 dự án treo. Loạt bài này đã bóc trần những uẩn khúc phía sau các dự án trên.

Xin hãy tử tế với những người đã chết ở làng cổ Đường Lâm

Đỗ Doãn Hoàng |

Tôi viết những dòng này trong một đêm mất ngủ, bởi bàn thờ tổ tiên, nếp nhà cổ Đường Lâm tri ân các bề trên máu mủ của mình (và nhiều nhà khác) bị xâm hại theo đúng nghĩa đen. Nơi ấy, tiếc thay, lại bị xâm hại bởi các danh hiệu tưởng như đáng tự hào nhất “làng cổ - di tích quốc gia”, “di tích cấp tỉnh thành phố”; bởi những diễn viên hài được xem là rất “nổi tiếng” ở Việt Nam (như Phạm Bằng, Quốc Anh, Quang Thắng, Kim Oanh…); bởi các hãng phim đang sản xuất chương trình được xem là ăn khách nhất hiện nay. Không lẽ chúng ta cứ tôn vinh di sản văn hóa ở bề nổi, rồi “khai thác du lịch” để rồi giết chết các di sản theo kiểu đó sao?

Khám bệnh miễn phí trong khi chờ… nhận lương hưu

Kim Ngân |

Hằng tháng khi đi nhận lương hưu, thấy mọi người đều phải chờ đợi đến lượt mình rất lâu và mệt nhọc. Người đàn ông thanh mảnh, tóc bạc trắng như cước, gương mặt hiền từ, phúc hậu ấy thấy thương mọi người và giá có thể làm việc gì có ích trong khoảng thời gian đó. Rồi ông nghĩ ra và làm theo cách, đúng chuyên môn của một cựu nhân viên y tế thôn bản là chăm sóc và tư vấn sức khỏe miễn phí cho từng người. Ông là Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Kim Chi, 83 tuổi, sống tại tổ 13, phường Quang Trung, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Ông chủ tịch xã nằm dưới đáy hồ - Bài cuối: Lời nói dối của cán bộ và nước mắt của bà con bản Dạ

Đỗ Doãn Hoàng |

Trước khi lên Tuyên Quang tìm hiểu vụ việc, tôi có nghe thông tin về việc người dân bản Dạ và xã Sơn Phú đã “gian dối” trong khi làm một lá đơn tập thể để “trục lợi” và “chạy tội cho Nông Văn Lý” và hiện công an huyện đã tiến hành điều tra, tôi đã rất choáng, tưởng như sự việc đi vào ngõ cụt. Tuy nhiên, khi đến bản Dạ, đến xã Sơn Phú rồi, thì mới hiểu mọi chuyện không phải như vậy…