Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

“Trỗi dậy” từ sình lầy

Bích Liên |

Trên diện tích 32ha sình lầy khi xưa, tại vị trí gói 9 tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, một nút giao lập thể quy mô nhất, hiện đại nhất Việt Nam đã “trỗi dậy” ngạo nghễ cùng trời xanh, mây trắng dưới những khối óc, bàn tay “vàng” của “Anh hùng lao động” Cienco 4.

Đại bàng kiêu hãnh

Minh Tâm |

Tấm bảng nhỏ ghi câu nói nổi tiếng của Madona - ngôi sao nhạc pop người Mỹ: “Như con đại bàng kiêu hãnh, chúng ta phải thức dậy từ những nỗi đau và đáp trả một cách cao thượng những thử thách ghê gớm của số phận” - được đóng lên bức tường gạch vẫn còn nguyên mạch vữa; ở dưới là ngổn ngang máy móc, sắt thép, bu lông, ốc vít. Một người đàn ông liệt hai chân đang cặm cụi chỉ việc cho những học viên cùng chung cảnh thiệt thòi.

“Buông thả” ở Bình Ba

Bảo Chân |

Trên mạng xã hội vừa xuất hiện tấm ảnh một thanh niên mặc áo đỏ in hình sao vàng, thả lỏng cơ thể trên mặt nước trong xanh, biêng biếc, kèm theo chú thích “tự do với biển đảo”, ngay lập tức giới trẻ thích xê dịch khám phá những điểm đến hoang sơ bỗng phát “sốt” theo phong trào “buông thả” cùng biển đảo.

Quặn lòng với kẻ đầu xanh khóc lo người đầu bạc

Lục Tùng |

“35 năm dạy học, từng chứng kiến hàng nghìn học sinh nghèo có hoàn cảnh éo le, nhưng có lẽ Nguyễn Hoàng Hiếu là trường hợp đặc biệt nhất, khi 9 tuổi, em đã phải thay mẹ nuôi cha bị tai biến liệt nửa người, vừa đến trường, vừa bán vé số mưu sinh...” - lời kể của thầy Bùi Minh - Chủ tịch Hội Khuyến học Trường THPT Giồng Riềng (Kiên Giang) khiến nhiều người không cầm được nước mắt.

Những chuyện kỳ thú về “vua” Mường một thời ở Lạc Thủy, Hòa Bình

Hà Nam |

Sau nhiều lần dò hỏi, cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân lên ngôi nhà sàn của người Mường nằm chót vót lưng chừng đồi lúc trời đã nhá nhem tối. Đó chính là nhà của “vua” Mường một thời - Bùi Văn Hiển (SN 1958, trú tại thôn Thấu, xã Lạc Sĩ, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình).

Số phận thảm thương của vợ con một lính lê dương

HUY BA |

Những cuộc hôn nhân bất đồng ngôn ngữ giữa các hàng binh từng là lính lê dương của thực dân Pháp và những người phụ nữ Việt Nam để lại biết bao hoàn cảnh éo le đến tận bây giờ.

“Cây thông đỏ” trên núi đá Hoàng Liên

Tuấn Ngọc |

Tôi gặp Giàng A Chính ở thung lũng Mường Hoa, xã Hầu Thào (huyện Sa Pa) khi anh vừa đi cày ruộng về, áo quần xộc xệch, lấm lem bùn đất. Thú thật là ban đầu tôi không ấn tượng gì về cái vẻ ngoài trầm lặng, ít nói của anh chàng người Mông này với suy nghĩ: Giàng A Chính cũng bình thường, có gì đặc biệt đâu, chắc người ta cứ nói quá lên...

Phạm Tuấn Huy - “cậu bé vàng” toán học

Đức Hạnh |

Hai lần đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (IMO), Phạm Tuấn Huy - lớp 12 Trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TPHCM - đã ghi danh mình lên bảng vàng những tên tuổi toán học của Việt Nam như Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn... Huy còn là một “tay” đàn cừ khôi và một đời sống nội tâm lãng mạn.

Phát khùng vì nắng hạn

Xuân Nhàn |

“Hạn chưa từng thấy”, “hạn lịch sử”, “đỉnh hạn”…, về đâu ở Bình Định những ngày này cũng chỉ nghe than trời trách đất. Đại hạn ập tới ngay sau mùa mưa lũ ngút ngàn càng khiến con người ngơ ngác trước tự nhiên. Tại Phù Mỹ, Phù Cát, An Lão, Hoài Nhơn…, số nạn nhân nắng nóng liên tục tăng đột biến. Đến trung tuần tháng 7, thống kê cho thấy, có hơn 30.000 hộ dân đang lay lắt sống trong tình trạng thiếu nước.

“Nắng Mai” ở Võ Nhai

Giang Thuỳ Linh |

Có nằm mơ, những người đàn bà người Tày, người Dao không học thức, không việc làm, lam lũ chịu đựng những ông chồng nát rượu ở thị trấn Đình Cả (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) cũng không dám mơ một ngày sẽ trở thành xã viên có thu nhập ổn định của hợp tác xã vệ sinh môi trường Phú Cường. Cái đòn bẩy đưa hợp tác xã (HTX) từ tình trạng hoạt động không hiệu quả, nợ lương xã viên, thành một HTX lớn mạnh, nền nếp cũng như “cứu cánh” của những người đàn bà đau khổ nói trên chính là Ngô Thị Mai - cô chủ nhiệm người dân tộc Tày. Họ nói tên cô như người. Cô là “ban mai”, là ánh nắng sớm mang đến sự đổi thay cho cả thị trấn...

Gạc Ma - khắc khoải một nỗi đau (kỳ cuối): Những ngôi mộ gió vẫn chờ

Lâm Hưng Thơ – Trần Tuấn – Hoàng Hoan |

Như lớp lớp hùng binh Hoàng Sa từ thời nhà Nguyễn, khi thân xác của các chiến sĩ hải quân Việt Nam nằm lại trên biển sau trận hải chiến Gạc Ma năm 1988, người thân trên đất liền cũng lập cho họ những ngôi mộ gió… Và những ngôi mộ gió ấy vẫn đang ngày đêm mỏi mòn chờ hài cốt các anh trở về.

Gạc Ma - Khắc khoải một nỗi đau (Kỳ 5): Chuyện của những người sống sót

BÙI NGỌC LONG - LÂM HƯNG THƠ - TRIỀU DƯƠNG |

Những chiến sĩ hải quân Việt Nam tham gia trận hải chiến Gạc Ma 1988, có người nằm lại dưới lòng biển lạnh, có người bị Trung Quốc bắt làm tù binh, có người sống sót trở về đầy thương tật… Mỗi người một số phận và mỗi số phận là đong đầy những buồn, vui...

Vị đại tá già và một đời thao thức với biên cương

ĐỖ DOÃN HOÀNG |

Những ngày này, ngược bắc ải Lạng Sơn, Cao Bằng, vòng về Yên Bái, tôi được nghe nhắc nhiều đến hình tượng cao đẹp, mưu trí và đầy tâm huyết với Đất Mẹ của AHLLVT - ông Đào Đình Bảng. Những chiến công lừng lẫy của ông Bảng trong chiến tranh biên giới đã làm tôi cảm kích nhiều năm.

Gạc Ma - khắc khoải một nỗi đau (kỳ 4) : Máu xương còn ở Gạc Ma

Triều Dương - Tất Thảo |

Đã hơn 1/4 thế kỷ trôi qua nhưng những mất mát, đau thương của những người vợ, người mẹ có chồng con hy sinh ở đảo Gạc Ma vẫn còn tươi rói. Những ngày này, biển lại “động dữ dội” khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Hoàng Sa của VN, cũng như xây dựng mở rộng căn cứ quân sự trên khu vực đảo đá Chữ Thập và đảo Gạc Ma, lại khiến ruột gan thân nhân các liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma như lửa đốt.

Gạc Ma - khắc khoải một nỗi đau (bài 3): Kỷ vật ấy vẫn vang lên “bài ca giữ nước”

Đỗ Doãn Hoàng |

Kỷ vật, nhất là kỷ vật của liệt sĩ thì bao giờ chúng cũng “biết nói”. Song, hơn thế, các liệt sĩ Nguyễn Minh Tâm và Trần Văn Phòng ở Thái Bình còn để lại vợ trẻ, con thơ, với kỷ vật biết cất lời ái quốc theo đúng nghĩa đen: Ấy là hai chiếc radio 26 năm qua chưa bao giờ trục trặc. Kỷ vật “biết nói” của liệt sĩ Trần Văn Phòng.