Lao Động cuối tuần

Thực hành soi rọi từ bên trong

an vũ |

Trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, nếu người thành danh có tâm lý lo sợ sự bế tắc, chai sạn, sự lặp lại, cùn mòn; những người trẻ lại đối diện với thách thức làm sao khởi tạo một lối đi riêng. Lợi thế của tuổi trẻ là có nhiều cơ hội thử nghiệm, sai có thể sửa nhưng họ lại hay nương theo cảm xúc, nôn nóng và dễ dao động. Trong khi nghệ thuật là một cánh cửa giúp hoàn thiện tinh thần mỗi cá nhân; để có một lối đi riêng sâu sắc, bền lâu cần ở nghệ sĩ trẻ không chỉ tài năng mà cả nhân sinh quan rộng với bản lĩnh sống vững vàng.

Di tích cấp Quốc gia Nguyễn Bật Lãng, nơi lưu giữ nhiều di sản cổ

Bài và ảnh: đặng viết tường |

Di tích cấp Quốc gia Nguyễn Bật Lãng ở thôn Hoa Lâm xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh được xếp hạng theo Quyết định 451/QĐ/BVHTTDL, ngày 29.1.2019. Nơi đây đang lưu giữ nhiều di sản hiện vật cổ quý giá như áo, mão cân đai, bát đũa ăn cơm mà sinh thời vị tiến sĩ sử dụng. Ngoài ra còn có hòm sắc, đồ thờ tự, đặc biệt quả chuông đồng. Từ thành phố Hà Tĩnh, đi theo đường biển đến Di tích Quốc gia tiến sĩ Nguyễn Bật Lãng khoảng 32km, từ thành phố Vinh đến di tích khoảng 20km, sân bay Vinh đến là 30km.

Lãng đãng mùa hoa anh đào bung nở khắp Seoul

Ý Yên |

Đặt chân tới Hàn Quốc vào một ngày đầu tháng 4, vợ chồng chị Kim Anh (Hà Nội) may mắn có dịp chiêm ngưỡng mùa hoa anh đào nở muộn ở thủ đô Seoul.

Xabi Alonso - người “dám” từ chối Liverpool và Bayern Munich

TAM NGUYÊN |

Xabi Alonso đã đưa ra những lựa chọn phù hợp và đúng đắn với bước đi sự nghiệp của mình, thay vì vội vàng đến những câu lạc bộ hàng đầu.

Những bữa tiệc sắp tàn và mọi người vẫn nán lại

Thanh Hà |

Những ngày này, các sự kiện đọc sách, giới thiệu sách ở New York (Mỹ) thường cần mua vé và khó vào như một nhà hàng thời thượng, theo New York Times. Các sự kiện sách nhàm chán và từng bị "ghẻ lạnh" ngày nào giờ được ví những bữa tiệc sắp tàn và mọi người vẫn nán lại.

Báo chí Việt Nam trong thách thức của thời đại số

TS. Hà Thanh Vân |

Với đà phát triển của công nghệ cùng với những kỹ thuật, thiết bị hiện đại, báo chí cũng như nhiều ngành nghề khác phải liên tục cập nhật, đổi mới để thích hợp với thời đại chuyển đổi số, khi Internet và công nghệ kết nối không dây tiện ích trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Văn học, nghệ thuật góp phần chấn hưng văn hoá

PGS.TS Nhạc sĩ ĐỖ HỒNG QUÂN (Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam) |

Đề cương về văn hoá Việt Nam (1943) là văn kiện khai phóng, quan trọng, cắm mốc lịch sử tư duy chiến lược sâu sắc của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) về việc Đảng vô sản phải kịp thời nắm quyền lãnh đạo văn hoá, văn nghệ, tổ chức tập hợp đội ngũ trí thức văn hoá, văn nghệ sĩ trong mặt trận dân tộc thống nhất, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, chấn hưng nền văn hoá mới của dân tộc, phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

“Kỹ sư” chế tạo ôtô mô hình bán ra thế giới

Bài và ảnh Lê Đức Dương |

Chàng “kỹ sư” Phạm Viết Tâm (Bruce Phạm) có hàng trăm xe ôtô từ phổ thông cho đến các dòng siêu xe rồi tới loạt xe đặc chủng, và cả những chiếc xe cổ. Không chỉ trưng bày chơi mà anh còn chế tạo bán đi khắp thế giới theo yêu cầu của khách hàng! Có thể gọi vui Phạm Viết Tâm là “Tổng công trình sư Bruce Phạm” chuyên chế tạo... ôtô mô hình!

Thăng Long - Hà Nội, mạch nguồn cảm xúc

Lê Hoài Nam |

Cũng giống như sự hình thành và phát triển Thủ đô của nhiều quốc gia khác trên thế giới: thành phố phát triển đến đâu thì tự nó thu hút nhân tài vật lực tụ về cho phù hợp với tầm mức ấy.

Đặng Nguyệt Anh: “Nếu có kiếp sau, tôi lại xin được làm thi sĩ”

BÍCH HẬU (thực hiện) |

Đọc thơ Đặng Nguyệt Anh, tôi tưởng tượng ra nữ sĩ này và muốn gặp. Khi gặp bà rồi, thấy con người tuyệt vời hơn cả thơ. Đúng vậy, cuộc đời bà còn hơn cả một tiểu thuyết, và lúc này đây, từng ngày của bà vẫn quyến rũ, du dương nhiều dư vị...

Khoảnh khắc thơ

Bài và ảnh Việt Văn |

Sự giao thoa trong các ngành nghệ thuật góp phần làm phong phú hơn, giàu có hơn ngôn ngữ của mỗi loại hình. Đã có thời kỳ, lời khen “ảnh đẹp như tranh” làm các nghệ sĩ nhiếp ảnh sung sướng nhưng rồi có người lại bảo: ảnh là ảnh, tranh là tranh. Nếu như nhiếp ảnh không phát huy được thế mạnh “khoảnh khắc” của mình, mà cứ ngồi nhà ôm máy tính, di chuột dùng đủ các phần mềm đồ họa này khác thì sao bằng họa sĩ vẽ tranh.

Trang sử mở từ bức tranh "Chiến dịch Điện Biên Phủ"

Bài và ảnh VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Bức tranh toàn cảnh (Panorama) tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ là một tác phẩm tái hiện những khoảnh khắc điển hình nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và nó được coi là tài sản vô giá lưu lại những giá trị về lịch sử và truyền thống cho các thế hệ mai sau.

Ngắm tranh "lên đồng" của Trần Tuấn Long

Thái A |

Được biết tới như một tay chơi sơn mài xuất sắc thế hệ trung niên, anh tạo lập một dòng tranh rất riêng và khởi sắc gần 10 năm nay với chủ đề Đạo Mẫu.

Khai thác chất liệu văn hóa cho phim điện ảnh

MAI ANH TUẤN |

Sự phong phú, riêng khác của văn hóa Việt Nam luôn là một chất liệu quan trọng, hấp dẫn đối với đạo diễn Việt Nam khi họ sáng tạo, thực hiện các chuyện phim về quá khứ, truyền thống, lịch sử. Nhưng để xử lý, tái dụng các chất liệu này là không dễ dàng.

Bác Hồ với điện ảnh

việt văn |

Vào dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam, ngày Bác Hồ ký sắc lệnh số 147/SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam (15.3.1953 - 15.3.2023), một bộ phim có ý nghĩa của Hãng phim Tài liệu và Khoa học TƯ ra mắt. Phim “Bác Hồ với điện ảnh” của đạo diễn NSƯT Trịnh Quang Tùng từ kịch bản “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Điện ảnh cách mạng Việt Nam” của đạo diễn, nhà biên kịch, NSƯT Nguyễn Sĩ Chung.

NSND Lê Khanh: Làm nghệ thuật không được ảo giác về vinh quang

Hào Hoa (thực hiện) |

NSND Lê Khanh được mệnh danh là bà hoàng của sân khấu kịch một thời. Chị đảm nhận những vai kinh điển như Đan Thiềm (vở Vũ Như Tô), Lý Chiêu Hoàng (vở Rừng trúc)... Rời sân khấu, Lê Khanh trở thành nhan sắc trụ cột của loạt phim điện ảnh “Gái già lắm chiêu”. Suốt sự nghiệp của mình, NSND Lê Khanh biến hóa, tỏa sáng với nhiều dạng vai. Chị có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động.

Quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới

Kiều Bích Hậu |

Trước kia, khi việc dịch và xuất bản tác phẩm văn học Việt Nam ra nước ngoài khá lèo tèo, thì ai nấy đều than vãn là tại sao văn học Việt Nam khó ra nước ngoài đến thế? Cứ tình trạng như vậy thì thế giới làm sao biết đến văn học Việt Nam, bạn hữu quốc tế làm sao thấu hiểu tâm hồn người Việt? Làm sao chúng ta cống hiến tư tưởng, tinh thần, triết lý Việt cho nhân loại thông qua việc dịch và xuất bản tác phẩm văn học của ta ra với toàn cầu?

Truyện ngắn dự thi: Quê mới

Đinh Ngọc Hùng |

Hết giờ làm thêm buổi tối, Sim cùng các công nhân dây chuyền may quẹt thẻ rồi ra khỏi xưởng.

- Sim ơi! Anh ở đây.

Là Tuấn người yêu Sim. Tuấn làm ở bộ phận kho. Hôm nay bộ phận kho không phải làm thêm nhưng Tuấn ở lại đợi Sim đi ăn tối. Lấy chiếc mũ bảo hiểm đội cho Sim, Tuấn nói:

- Tối nay anh đưa em đi ăn bánh đao để đỡ nhớ núi rừng nhé!

Ngọn cờ đầu của phong trào nữ quyền thế kỷ XX

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN) |

Cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc, là tác giả của bản hùng ca “Lục Vân Tiên”. Ít người biết rằng người con gái của cụ, Sương Nguyệt Anh cũng là một nhà thơ, dịch giả và nhà hoạt động nữ quyền quan trọng đầu thế kỷ XX. Những đóng góp của bà đem lại sự tự hào, tạo lên nguồn cảm hứng, nguồn động lực bất tận cho các thế hệ phụ nữ Việt Nam sau này.

Vì một tiếng thương, ngày 8.3 cũng hóa ngày thường

Thu Trang |

Tình nguyện gắn bó với giáo dục vùng cao, mỗi giáo viên đều mang theo ước vọng và niềm tin về những con chữ được nảy mầm, sinh sôi trên vùng đất khó. Để rồi khi hỏi về những ngày đặc biệt như 8.3, các cô cười dịu hiền: “Thật nhiều điều muốn nói”.