Ngắm tranh "lên đồng" của Trần Tuấn Long

Thái A |

Được biết tới như một tay chơi sơn mài xuất sắc thế hệ trung niên, anh tạo lập một dòng tranh rất riêng và khởi sắc gần 10 năm nay với chủ đề Đạo Mẫu.

Ngay cả xưa kia, khi việc hầu đồng còn bị coi là phi pháp, họa sĩ Trần Tuấn Long đã âm thầm quan sát, chụp, ghi chép ký họa những hoạt động cực kỳ đặc sắc của môn hầu đồng. 36 giá là nói theo cách hàn lâm, còn trên thực tế người ta thường chỉ hầu khoảng mười mấy giá quen thuộc. Nhưng thế là đủ lắm rồi cho việc ghi chép dữ liệu và cứ tích lũy theo năm tháng, bộ tranh Đạo Mẫu của Trần Tuấn Long ngày một phong phú hơn.

Chiều phủ Tây Hồ.
Chiều phủ Tây Hồ.

Những tà áo dài tung bay, nét cười vừa thần thánh, vừa ma mị của người nhập đồng, những hoa văn sặc sỡ trên bộ trang phục gấm, nhung lấp lánh dưới ánh đèn... tất cả đều được anh phổ lên vóc bằng nét vẽ tài hoa. Khi vẽ nhân vật, người ta rất chú trọng đến biểu cảm khuôn mặt và ánh mắt, nhưng Trần Tuấn Long lại sẵn sàng chơi ngược lại, anh còn vẽ hình giá đồng đang trùm khăn đỏ tức chờ Thánh nhập, rồi rất dứt khoát với động tác tung khăn thể hiện khoảnh khắc xe giá hồi cung.

Đông A hiền thánh.
Đông A hiền thánh.

Trong hệ thống của Đạo Mẫu có một nhánh Trần triều nổi tiếng với việc xiên lình tức xiên kiếm qua má thầy đồng. Tranh của anh khiến người xem thấy rợn cả tóc nhưng càng ngắm càng thấy đẹp. Có một chút ma quái, có một chút linh thiêng, có một chút đời thường, bởi ai cũng biết, cởi bỏ tấm áo, tấm khăn phủ diện, các thầy pháp, thanh đồng... lại trở về với con người thật, lại đi mua bán, kinh doanh, nhưng khi khoác lên người tấm áo Thánh, khi dâng nhang, khi múa hát và cầm kiếm lệnh, họ hóa thân thành các Thánh, Cô, Cậu, các ông Hoàng... uy nghi nơi cõi trên.

Trong tranh của Trần Tuấn Long, cái khí chất ấy được bộc lộ rõ khiến người ta nhận ra vẻ đẹp của tín ngưỡng dân gian đã chảy cùng dòng lịch sử của đất nước. Và đây là tín ngưỡng thu hút nhiều phụ nữ nên có thể nói, cuộc triển lãm ngày 8.3 vừa qua của anh ở Hải Dương là món quà độc đáo dành tặng vợ, con gái và những người thân thiết của anh.

Ban lộc.
Ban lộc.

Ai nghiên cứu về hội họa đều biết, sơn mài rất khó bởi đây là một cuộc chơi kén người. Loanh quanh khu vực Hà Đông chỉ có vài họa sĩ làm nghề sơn mài sử dụng sơn ta. Mỗi bức tranh trước khi hoàn thiện đều cần vài chục công đoạn, hết vẽ rồi mài, hết ủ rồi lại vẽ, cần vài tháng từ lúc đặt nét bút đầu tiên tới khi đóng khung treo lên. Với vài anh em phụ việc, Trần Tuấn Long đã cho ra đời cả trăm bức, hầu hết đều liên quan tới Đạo Mẫu, một tín ngưỡng có rất nhiều khía cạnh mang tính nghệ thuật biểu diễn hơn là nghiên cứu hay tu tập.

Có những bức vẽ người nhập đồng, cũng có những bức vẽ cảnh đền, điện, qua nét vẽ của họa sĩ Trần Tuấn Long sẽ phô bày vẻ đẹp như tiên cảnh, dù vẫn chỉ là gốc cây đa, gian điện thờ lợp ngói, nhưng đã được chất bóng của sơn, chất lấp lánh của quỳ vàng nâng lên thành nơi chốn lung linh sắc màu giục bước chân ghé tới.

Theo đó, 20 bức tranh của Trần Tuấn Long là món quà tinh thần thú vị gửi tặng những người yêu tranh, yêu văn hóa Mẫu vốn biến đổi không ngừng cả về tính chất, hình thức trong đời sống dân gian.

Thái A
TIN LIÊN QUAN

Lời nói vần của người Ê Đê ở Đắk Lắk trở thành di sản phi vật thể quốc gia

Phan Tuấn |

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Ê Đê ở huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Hiện nay, nét đặc trưng văn hóa này của người Ê Đê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đền Bà Triệu được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trần Lâm |

Sáng 11.3, Lễ kỷ niệm 1.775 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (ngày 22.2.248 - 22.22023) và lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu đã diễn ra tại Khu di tích đền Bà Triệu (ở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

"Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn" là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hoài Luân |

Ngày 19.2, tại Chùa Bà (xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, Bình Định), "Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn" chính thức nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sĩ tử học ngày cày đêm cho cuộc đua giành vé vào lớp 10 trường công lập

Nhóm PV |

Cuộc đua vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội đang dần nóng lên nhất là khi Sở giáo dục và đào tạo công bố thông tin trong năm nay chỉ có 55,7% số học sinh lớp 9 ở Hà Nội có suất để học tại các trường THPT công lập. Nhiều phụ huynh và học sinh tìm mọi cách để ôn luyện với mục đích đỗ vào trường cấp 3 mà mình mong muốn.

Ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập học đường: Khó khăn nhiều phía

Hoàng Bin |

Với nguy cơ đã nhận diện, tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử đang trở thành vấn nạn đối với môi trường học đường, thế nhưng việc quản lý vấn đề này tại Quảng Nam đang gặp khó khăn từ nhiều phía.

Đà Nẵng: 3 nữ quái dàn cảnh bán thuốc tiên, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Khánh Ngọc |

Công an quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với 2 trong số 3 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiều tối qua - 23.3.

Người dân và du khách hào hứng trải nghiệm xe đạp công cộng ở Đà Nẵng

Mai Hương - Văn Trực |

Sau khi xe đạp công cộng được đưa vào sử dụng ở Đà Nẵng, nhiều người dân và du khách hào hứng trải nghiệm loại hình mới mẻ này.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Lời nói vần của người Ê Đê ở Đắk Lắk trở thành di sản phi vật thể quốc gia

Phan Tuấn |

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Ê Đê ở huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Hiện nay, nét đặc trưng văn hóa này của người Ê Đê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đền Bà Triệu được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trần Lâm |

Sáng 11.3, Lễ kỷ niệm 1.775 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (ngày 22.2.248 - 22.22023) và lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu đã diễn ra tại Khu di tích đền Bà Triệu (ở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

"Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn" là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hoài Luân |

Ngày 19.2, tại Chùa Bà (xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, Bình Định), "Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn" chính thức nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.