Vì một tiếng thương, ngày 8.3 cũng hóa ngày thường

Thu Trang |

Tình nguyện gắn bó với giáo dục vùng cao, mỗi giáo viên đều mang theo ước vọng và niềm tin về những con chữ được nảy mầm, sinh sôi trên vùng đất khó. Để rồi khi hỏi về những ngày đặc biệt như 8.3, các cô cười dịu hiền: “Thật nhiều điều muốn nói”.

Xem những bông hoa trên đỉnh núi là món quà của riêng mình

Tháng 3 - "nàng Xuân" sải bước bên những cánh rừng, điểm tô đỉnh núi lưng đồi Tây Bắc bằng sắc hoa ban thuần khiết. Ngắm những nụ ban thon thon, những bông hoa xòe rộng như cánh bướm với nhụy hoa tim tím, cô giáo vùng cao Hà Thị Mái bất giác nhớ về những ngày xưa cũ.

Thời điểm này 16 năm về trước, cô Mái về với Trường Mầm non xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Khí hậu nơi đây khắc nghiệt, mùa hè nóng bức, mùa đông thấu cái lạnh cắt da cắt thịt. Đường đi từ trung tâm huyện vào bản dốc thẳng đứng, trời mưa trơn trượt, thậm chí sạt lở chia cắt. Để đến được lớp, giáo viên phải gửi xe giữa đường rồi đi bộ vào tận điểm trường xa xôi.

Những ngày mới chập chững bước vào nghề, học sinh đến tuổi nhưng không được bố mẹ cho đi học, cô Mái phải đến từng nhà vận động các em đến trường. Sau này, nhận thức tốt hơn, phụ huynh cho con đi học nhưng cũng phó mặc cho cô giáo từ sáng tới tối bởi họ chỉ quan tâm đến việc lên nương.

“Có những lúc phụ huynh bận đi làm nương không thể đón con, học sinh phải tự đi tự về. Những em nhỏ 3 - 4 tuổi phải dắt tay nhau đến lớp. Những hôm trời mưa, lũ lụt, suối nước to, các cô không dám để học sinh tự về, phải đợi hết mưa rồi dẫn các con.

Nhìn những đôi má ửng hồng, đôi môi nứt nẻ vì lạnh, tôi vừa thương vừa buồn vì các con chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ gia đình” - cô giáo Hà Thị Mái xúc động nói.

Chọn nghề cũng một phần vì sinh kế, thế nhưng với cô Mái thì trước hết phải có lòng yêu nghề và đức hy sinh. Cũng bởi vậy, tình yêu học trò phải chiến thắng nỗi sợ hãi và khó khăn. Như những cây hoa ban vì yêu đỉnh núi lưng đồi mà kiên trì bám rễ, rồi tỏa sắc khắp núi rừng Tây Bắc.

Đã 16 năm trôi qua, sắc ban tinh khôi dường như là món quà duy nhất cô nhận được vào dịp 8.3 - Ngày Quốc tế Phụ nữ hàng năm. Bởi phụ huynh không biết, học sinh còn quá nhỏ để quan tâm đến những ngày như vậy. Có những lúc, cô Mái ước ao về những lời hỏi han, lời chúc... Thế rồi, thời gian trôi qua, nữ giáo viên đã xem đó là một ngày bình thường.

“16 năm giảng dạy tôi chưa từng nhận một món quà, lời chúc nào vào dịp 8.3. Thế nhưng, vì một tiếng thương, ngày 8.3 cũng hóa ngày thường.

Thời gian đầu còn tủi thân, nhưng giờ đã quen, tôi cũng xem những bông hoa rừng trên đỉnh núi lưng đồi là món quà của riêng mình. Mong ước lớn nhất là các con học sinh được bố mẹ quan tâm, lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, xã hội” - cô Mái trăn trở.

Khi củ khoai, củ sắn, mật ong rừng là món quà ngày 8.3

Gắn bó với Trường PTDTNT THCS&THPT An Lão (Bình Định) từ những ngày chưa có điện, cô Tạ Thị Kim Thoa phải kê bàn ghế làm giường ngủ tạm bợ. Cho đến bây giờ, cơ sở vật chất vẫn thiếu thốn, đường đi đầy bùn lầy, hoang vắng đến mức ban đêm chỉ nghe tiếng côn trùng rả rích.

Đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số Hrê và Ba Na. Cái nghèo, cái đói đã khiến nhiều em bỏ học đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhận thức của học sinh nơi đây còn hạn chế nên việc vừa dạy văn hoá vừa làm công tác tư tưởng vận động học sinh tới trường vô cùng khó khăn. Thế nhưng, các em sống tình cảm, biết yêu thương và trân trọng thầy cô của mình.

Không cao sang, hào nhoáng, chỉ những búp măng rừng, khúc mía, bịch ổi hay bó hoa xuyến chi ven đường của học trò cũng khiến cô Thoa nở nụ cười hạnh phúc ngày 8.3.

“Có những em nhà nghèo tới mức bữa ăn chỉ có cơm kèm với muối trắng nhưng những ngày lễ, ngày 8.3 vẫn dành những điều tốt đẹp nhất đến cô giáo của mình. Các em gửi lời chúc mừng, tặng cô những bông hoa nhựa tự tay làm, có em tặng củ khoai, củ sắn, mật ong rừng... Khi nhận được những tình cảm giản dị, chân thật ấy tôi vui và xúc động vô cùng” - cô Thoa kể lại.

Công tác xa nhà 130km, đã có lúc muốn rời bản để trở về với gia đình nhưng những học trò ngoan ngoãn, hiền lành, lễ phép là động lực níu chân cô suốt 22 năm ròng. Cô quyết tâm ở lại giúp đỡ các em học sinh, nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc học, từ đó nỗ lực, cố gắng để thay đổi cuộc sống.

Mang trong mình nhiều trăn trở và kỳ vọng, mong ước lớn nhất của cô Thoa là học sinh có điều kiện học hành tốt hơn, được quan tâm nhiều hơn để các em có tương lai rộng mở.

Thu Trang
TIN LIÊN QUAN

Bữa cơm chan nước trắng của học sinh vùng cao ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao ở Đắk Lắk vẫn còn khó khăn, thiếu thốn. Việc ăn uống của các em còn hết sức đạm bạc, thiếu chất.

Quảng Ninh: Giữ ấm cho học sinh bán trú vùng cao

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, trong năm học 2022-2023 đã có 12 trường với 1.116 học sinh thực hiện bán trú tuần. Đây đều là những học sinh có nhà xa trường trên 5km. Học sinh sẽ ăn ngủ nghỉ tại trường, thứ 7 chủ nhật bố mẹ đón về. Công tác chăm lo sức khỏe cho những học sinh này, nhất là vào mùa đông được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm.

Giữ ấm cho học sinh vùng cao những ngày giá rét

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Khi những ngày mùa Đông giá rét đến, các thầy cô giáo lại tất bật chuẩn bị các giải pháp phòng, chống rét cho học sinh vùng cao.

Hà Nội mở lại tàu du lịch trên hồ Tây, chuyên gia môi trường nói gì?

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Sau 6 năm dừng hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, tàu du lịch ở hồ Tây, Hà Nội dự kiến sẽ cho phép các loại hình kinh doanh này mở lại. Theo TS.Hoàng Dương Tùng, thành phố nghiên cứu cho mở lại cần phải dựa trên các tiêu chí bảo vệ cảnh quan, môi trường và chất lượng nước hồ Tây sau cùng mới tính đến tiêu chí lợi nhuận thu được.

Xe đỗ thành 3 hàng chiếm nửa lòng đường, cảnh sát xử phạt không xuể

Tô Thế |

Hà Nội - Đoạn đường trước Khu chung cư CT12 Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai) luôn có hàng loạt xe ôtô dừng, đỗ sai quy định, xếp thành 3-4 hàng, chiếm nửa lòng đường. Mặc dù biết là vi phạm nhưng nhiều chủ xe đành chịu bị xử phạt vì "làm gì có chỗ khác mà đỗ".

Nghi nước sinh hoạt tại Hoàng Mai bẩn: Sẽ lấy mẫu nước để xét nghiệm

Minh Hạnh |

Theo phản ánh của người dân tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội sau khi thau rửa bể nước sinh hoạt đã phát hiện có rất nhiều cặn bẩn, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, đại diện Công ty Nước sạch Hoàng Mai cho rằng, muốn biết rõ nguyên nhân phải xét nghiệm nước.

Tranh cãi về việc đối chiếu máy đo nồng độ cồn

Quý An |

Tự mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả đo của cơ quan chức năng đang là vấn đề gây tranh cãi.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án chung thân

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành bị xác định dùng thủ đoạn rủ người đồng sở hữu sổ tiết kiệm rồi dùng vay tiền, từ đó chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân.

Bữa cơm chan nước trắng của học sinh vùng cao ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao ở Đắk Lắk vẫn còn khó khăn, thiếu thốn. Việc ăn uống của các em còn hết sức đạm bạc, thiếu chất.

Quảng Ninh: Giữ ấm cho học sinh bán trú vùng cao

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, trong năm học 2022-2023 đã có 12 trường với 1.116 học sinh thực hiện bán trú tuần. Đây đều là những học sinh có nhà xa trường trên 5km. Học sinh sẽ ăn ngủ nghỉ tại trường, thứ 7 chủ nhật bố mẹ đón về. Công tác chăm lo sức khỏe cho những học sinh này, nhất là vào mùa đông được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm.

Giữ ấm cho học sinh vùng cao những ngày giá rét

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Khi những ngày mùa Đông giá rét đến, các thầy cô giáo lại tất bật chuẩn bị các giải pháp phòng, chống rét cho học sinh vùng cao.