Văn học, nghệ thuật góp phần chấn hưng văn hoá

PGS.TS Nhạc sĩ ĐỖ HỒNG QUÂN (Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam) |

Đề cương về văn hoá Việt Nam (1943) là văn kiện khai phóng, quan trọng, cắm mốc lịch sử tư duy chiến lược sâu sắc của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) về việc Đảng vô sản phải kịp thời nắm quyền lãnh đạo văn hoá, văn nghệ, tổ chức tập hợp đội ngũ trí thức văn hoá, văn nghệ sĩ trong mặt trận dân tộc thống nhất, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, chấn hưng nền văn hoá mới của dân tộc, phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

Tiên phong, nòng cốt thực thi cuộc vận động xây dựng văn hoá mới

Đề cương về văn hoá Việt Nam (1943) tập trung nhấn mạnh các nguyên tắc cốt lõi: Văn hoá là một mặt trận cách mạng (cùng với các mặt trận khác là chính trị và kinh tế), phải do Đảng vô sản lãnh đạo chặt chẽ, đấu tranh chống văn hoá nô dịch, phản tiến bộ, xa đại chúng; xây dựng nền văn hoá mới tiến bộ, có tính chất dân tộc, tính nhân dân, tiến lên văn hoá xã hội chủ nghĩa; phải triển khai kịp thời vận động văn hoá bằng “tuyên truyền và xuất bản, tổ chức các nhà văn, tranh đấu giành quyền lợi thực tại cho các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ... thống nhất mọi hoạt động văn hoá tiến bộ dưới quyền lãnh đạo của Đảng vô sản mác-xít”.

Thực thi định hướng của Đề cương liền ngay sau khi ra đời (tháng 2.1943), trong vòng bí mật, Đảng đã tổ chức phổ biến, quán triệt tinh thần cốt lõi của Đề cương tới các văn sĩ có cảm tình với cách mạng, tổ chức Hội Văn hoá cứu quốc làm lực lượng tiên phong, nòng cốt thực thi cuộc vận động xây dựng văn hoá mới.

Suốt những năm cuối của thời kỳ tiền khởi nghĩa (giai đoạn 1943 - 1945), Hội Văn hoá cứu quốc đã được thành lập, nhóm họp hoạt động ở các thành phố lớn, chiến khu cách mạng, tập hợp một số văn nghệ sĩ giác ngộ viết báo, in sách đấu tranh với các quan điểm văn học phản động của Nhật - Pháp, tay sai, khơi gợi tinh thần yêu giống nòi và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đề cao xây dựng nền văn nghệ chân chính, kế thừa tinh hoa di sản quá khứ, phản ánh những chuyển động của đời sống hướng tới công cuộc giải phóng, giành độc lập, tự do dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh.

Sau khi cách mạng tháng 8.1945 thành công, nước nhà độc lập, tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất (24.11.1946), Hồ Chủ tịch đã đến dự, phát biểu những ý kiến quan trọng về việc xây dựng nền văn hóa dân chủ mới, lấy hạnh phúc của đồng bào, tự do của dân tộc làm cơ sở, văn hóa phải tích cực tham gia vào việc sửa đổi tiêu cực xã hội như tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, hướng về độc lập, tự cường, tự chủ của đất nước cộng hòa non trẻ.

Nền văn hóa ấy phải thật có tinh thần thuần túy Việt Nam, lột cho hết tinh thần dân tộc. Văn hóa mới nhằm mục đích xây dựng con người mới, bồi đắp lý tưởng cao đẹp vì độc lập, tự do cho quốc dân, đồng bào, giúp họ thấu hiểu nhiệm vụ cao quý cùng quyền lợi chính đáng mà mình được hưởng. Người kết luận trong mệnh đề nổi tiếng “Văn hóa phải lãnh đạo quốc dân, soi đường cho quốc dân đi”.

Cũng sau ngày Cách mạng thành công, Hội văn hóa cứu quốc từ hoạt động bí mật ra công khai, mở rộng tổ chức tới khắp các tỉnh, thành phố, địa bàn trong cả nước. Hội phát hành tạp chí Tiên phong là cơ quan ngôn luận, rồi tiến hành Đại hội tiếp tục triển khai hoạt động theo tinh thần chỉ đạo của Đề cương.

Hội tụ quyết tâm đổi mới

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, tại Việt Bắc, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai (tháng 7.1948) được triệu tập, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới Hội nghị, kêu gọi lực lượng văn hóa cần tham gia vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc lúc này, tập hợp thành một tổ chức chặt chẽ, đi sâu vào đời sống, sáng tạo những tác phẩm xứng đáng, biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc và những tấm gương oanh liệt cho hôm nay, mai sau cho thế giới cùng biết.

Cũng tại Hội nghị này, Tổng Bí thư của Đảng Trường Chinh đã đọc bài báo cáo quan trọng Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam khẳng định, việc quán triệt các nguyên lý của mỹ học Mác-xít trong xây dựng văn hóa dân chủ mới Việt Nam độc lập, tự do phải gồm đủ 3 tính chất: Dân tộc, khoa học và đại chúng. Đã đến lúc xây dựng mặt trận văn hóa thống nhất rộng rãi nằm trong mặt trận thống nhất của toàn dân tộc.

Một sự kiện quan trọng: Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc này, đã thành lập Hội Văn hóa Việt Nam. Và liền đó, trong các ngày từ 25 đến 27.7.1948, Hội nghị Văn nghệ Việt Nam toàn quốc lần đầu tiên nhóm họp, chính thức thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam (theo chủ trương của Đảng, vận động thành lập Hội từ tháng 7.1947). Hội văn nghệ Việt Nam ra đời là một sự kiện tất yếu của đời sống văn học nghệ thuật, đáp ứng mong mỏi của giới văn nghệ sĩ và quần chúng nhân dân.

Thông đạt của Hội Văn nghệ Việt Nam về Hội nghị Văn nghệ toàn quốc đã viết: “Hội nghị đồng lòng nhận rằng: Văn nghệ phải gần gũi đại chúng, lấy sinh lực của nhân dân, đồng thời phát triển những tài năng mới và nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật của đại chúng”.

Kỷ niệm "80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam" ra đời, tiến tới kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam (nay là Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam), giờ đây văn nghệ Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh quốc tế và quốc gia biến chuyển mau lẹ, phức tạp, đang đứng trước những đòi hỏi, thách thức mới, phải không ngừng vượt thoát và đáp ứng kỳ vọng của nhân dân và đất nước.

Quán triệt Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc ngày 24.11.2021, nhìn lại 80 năm qua, văn nghệ Việt Nam được Đảng lãnh đạo, tổ chức, rèn luyện, đồng hành cùng dân tộc, luôn nhận rõ và sâu sắc:

Vai trò nền tảng của Đề cương về văn hóa Việt Nam cùng các văn kiện quan trọng của Đảng về đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng, ở các thời kỳ tiếp sau cho đến nay đối với sự nghiệp và tiến trình phát triển từ dòng đến nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, phong phú, toàn diện, tiền đồ tươi sáng.

Trước mắt, văn nghệ Việt Nam cần tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục xây dựng, gìn giữ, chấn hưng và phát triển văn hoá dân tộc bởi như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc, văn hoá còn thì dân tộc còn”.

Đó là, khơi dậy lòng yêu nước, tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, xây dựng con người Việt Nam với những giá trị chuẩn mực phù hợp gắn với các giá trị gia đình, văn hoá, quốc gia - dân tộc - thời đại; phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, môi trường văn hoá, đời sống văn hoá, hướng về chân - thiện - mỹ; phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, hưởng thụ văn hoá là nhân dân, vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ - những chiến sĩ văn hoá, niềm tự hào của đất nước, của dân tộc; góp phần xây dựng Đảng với hệ thống chính trị về văn hoá, đạo đức, kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực...

Đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, lệch lạc, thù địch, khắc phục những thiếu sót, hạn chế còn tồn tại, hội tụ quyết tâm đổi mới, chấn hưng văn hoá Việt Nam, phấn đấu có thêm nhiều tài năng lớn với khát vọng ra đời những công trình văn hoá, tác phẩm văn nghệ tầm cỡ, để đời thuộc các loại hình phản ánh sâu sắc hiện thực đổi mới đất nước, có ý nghĩa và hiệu quả bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội, bảo tồn, phát huy những giá trị đặc sắc, bền vững của văn hoá Việt Nam, hội nhập quốc tế sâu rộng...

PGS.TS Nhạc sĩ ĐỖ HỒNG QUÂN (Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam)
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông chỉ đạo phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo Lâm |

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tỉnh về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vận dụng Đề cương về văn hóa Việt Nam vào bảo vệ Di sản Văn hóa

Mai Hương |

Tại nhiều địa phương trên cả nước, nhiều giá trị Di sản Văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển.

Làm sáng tỏ sự phát triển tư duy lý luận về văn hóa, văn nghệ 80 năm qua

Vương Trần |

Tọa đàm nhằm làm rõ sự kế thừa, phát triển của văn học, nghệ thuật nước ta trong 80 năm qua trên cơ sở những luận điểm gốc, cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943).

Sĩ tử học ngày cày đêm cho cuộc đua giành vé vào lớp 10 trường công lập

Nhóm PV |

Cuộc đua vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội đang dần nóng lên nhất là khi Sở giáo dục và đào tạo công bố thông tin trong năm nay chỉ có 55,7% số học sinh lớp 9 ở Hà Nội có suất để học tại các trường THPT công lập. Nhiều phụ huynh và học sinh tìm mọi cách để ôn luyện với mục đích đỗ vào trường cấp 3 mà mình mong muốn.

Ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập học đường: Khó khăn nhiều phía

Hoàng Bin |

Với nguy cơ đã nhận diện, tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử đang trở thành vấn nạn đối với môi trường học đường, thế nhưng việc quản lý vấn đề này tại Quảng Nam đang gặp khó khăn từ nhiều phía.

Đà Nẵng: 3 nữ quái dàn cảnh bán thuốc tiên, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Khánh Ngọc |

Công an quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với 2 trong số 3 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiều tối qua - 23.3.

Người dân và du khách hào hứng trải nghiệm xe đạp công cộng ở Đà Nẵng

Mai Hương - Văn Trực |

Sau khi xe đạp công cộng được đưa vào sử dụng ở Đà Nẵng, nhiều người dân và du khách hào hứng trải nghiệm loại hình mới mẻ này.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đắk Nông chỉ đạo phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo Lâm |

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tỉnh về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vận dụng Đề cương về văn hóa Việt Nam vào bảo vệ Di sản Văn hóa

Mai Hương |

Tại nhiều địa phương trên cả nước, nhiều giá trị Di sản Văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển.

Làm sáng tỏ sự phát triển tư duy lý luận về văn hóa, văn nghệ 80 năm qua

Vương Trần |

Tọa đàm nhằm làm rõ sự kế thừa, phát triển của văn học, nghệ thuật nước ta trong 80 năm qua trên cơ sở những luận điểm gốc, cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943).