Thăng Long - Hà Nội, mạch nguồn cảm xúc

Lê Hoài Nam |

Cũng giống như sự hình thành và phát triển Thủ đô của nhiều quốc gia khác trên thế giới: thành phố phát triển đến đâu thì tự nó thu hút nhân tài vật lực tụ về cho phù hợp với tầm mức ấy.

Ngay từ thuở vua Lý Thái Tổ rời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long cho đến những triều vua sau này, ngoài những tài năng trong họ tộc như Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành, khá nhiều hiền tài khắp nước tụ về, được vua trao những vị trí rường cột của triều đình gồm Tô Hiến Thành, Lê Phụng Hiểu, Nguyên phi Ỷ Lan...

Nhà Lý coi đạo Phật là Quốc giáo nên không ít những nhà sư giỏi giang được mời về làm tham mưu, giúp rập cung đình như Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnh, Đào Cam Mộc... Những thế kỷ sau, nền kỹ nghệ hình thành, có sức hấp dẫn mời gọi nhiều tài năng khắp nơi tụ về. Người từ Châu Khê - xứ Đông làm nghề đúc bạc; người từ Đồng Xâm - Thái Bình làm nghề đúc đồng. Họ là những công dân đầu tiên mang nghề kim hoàn về phường Đông Các làm nên con phố Hàng Bạc.

Nghề đúc đồng từ Siêu Loại - Kinh Bắc về Thăng Long lập nên làng Ngũ Xá. Nghề thợ mộc từ Đa Tốn - Gia Lâm; nghề tiện từ Nhị Khê; thợ sơn vẽ, sơn quang từ Bình Vọng - Thường Tín lên; thợ khắc mộc bản từ Liễu Chàng - tỉnh Đông về Hà Nội làm nên phố sách Hàng Gai, phố tranh Hàng Trống; người xứ Thanh, Ninh Bình mang nghề gốm ra làm nên làng gốm Bát Tràng ngày nay...

Hội tụ về Thủ đô thường phải là những người thợ, nhóm thợ giỏi giang, có như thế họ mới cạnh tranh được với những người thợ, nhóm thợ khác chốn kinh kỳ, sản phẩm của họ mới lọt được vào cặp mắt tinh đời của người kinh kỳ. Những sản phẩm họ làm ra có chất lượng tốt hơn, đẹp hơn hẳn những sản phẩm nơi bản quán mà trước đây họ từng sản xuất. Sau này khi Hà Nội bắt đầu phát triển khoa học kỹ thuật đã thu hút rất nhiều nhân tài tụ về kinh đô lập nhiệp như Tôn Thất Tùng, Lương Đình Của, Nguyễn Văn Hiệu, Phan Đình Diệu, Đinh Ngọc Lân...

Những nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn cũng hội tụ về Thủ đô theo cách ấy. Thời xưa, những nhân tài trên lĩnh vực này bắt đầu bằng lối học hành cử nghiệp, khoa bảng. Trường ốc và người thầy có một vai trò rất quan trọng. Do vậy, Hà Nội hình thành những ngôi làng khoa bảng như xã Đông Ngạc - Từ Liêm, nơi sinh ra một dòng họ Phan có nhiều người đỗ đạt mà tiêu biểu là nhà sử học Phan Phu Tiên; họ Hoàng mà tiêu biểu là ông Hoàng Minh Giám...

Làng Thịnh Liệt - Thanh Trì có họ Bùi nổi tiếng với những tên tuổi tiêu biểu như Bùi Xương Trạch, Bùi Huy Bích... Làng Tó - Tả Thanh Oai có dòng họ Ngô Thì, tiêu biểu như Ngô Thì Sỹ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí... Họ tạo ra hẳn một “Ngô Gia Văn Phái” viết nên tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn học.

Làng Phú Thị - Gia Lâm có họ Cao mà tiêu biểu là nhà thơ lớn Cao Bá Quát. Làng này còn có họ Nguyễn với những nhân vật lịch sử Nguyễn Huy Cận, Nguyễn Huy Lượng... Làng Mọc - Nhân Mục có Đặng Trần Côn - người chuyển ngữ từ chữ Hán sang chữ Nôm tác phẩm "Chinh Phụ Ngâm" của Đoàn Thị Điểm rất thành công.

Xã Mai Lâm - Đông Anh là quê hương của viên quan văn nổi tiếng Nguyễn Tư Giản với hai nhà văn Ngô Tất Tố và Nguyễn Triệu Luật. Hà Nội còn là nơi sinh của các nhà văn - nhà văn hóa gồm Chu Văn An, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Lạp, Đỗ Quang Tiến, Trúc Khê, Hoàng Đạo Thúy...

Cũng không ít người không sinh ra ở Hà Nội, nhưng họ lập nghiệp ở Hà Nội, được cái linh khí “ngàn năm văn hiến” dung dưỡng mà họ trở thành những nhân tài sáng tạo ra những tác phẩm văn chương đậm đà phong vị Thăng Long - Hà Nội như Đoàn Thị Điểm với bản dịch “Chinh phụ ngâm”, Hải Thượng Lãn Ông với “Thượng Kinh ký sự”, Phạm Đình Hổ với “Vũ Trung tùy bút”, Thạch Lam với “Hà Nội ba mươi sáu phố phường”, Chu Thiên với “Bóng nước Hồ Gươm”...

Hà Nội cũng là nơi chắp cánh cho những tài năng của các họa sĩ Bùi Xuân Phái, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ, Nguyễn Tiến Chung bên cạnh những họa sĩ gốc Hà Nội như Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, hay những nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa Nguyễn Bá Khoản, Nguyễn An Ninh...

Nhạc sĩ Văn Cao quê gốc Nam Định, sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, chỉ khi về Hà Nội ông mới sáng tác hàng loạt ca khúc và trường ca nổi tiếng, đặc biệt là tác phẩm “Tiến quân ca” được chọn làm Quốc ca. Nguyễn Đình Thi không sinh ở Hà Nội, nhưng khi về Hà Nội ông đã cho ra đời ca khúc “Người Hà Nội” đặc sắc phong vị Hà Nội.

Hồi tôi học năm cuối Khoa Viết văn (Trường Viết văn Nguyễn Du) - Đại học Văn hóa Hà Nội, nhà trường mời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đến giảng một số tiết ngoại khóa về âm nhạc cho lớp tôi. Lần đầu Trịnh Công Sơn ra Bắc, Hội Nhạc sĩ phải cử nhạc sĩ Tân Huyền và Trần Long Ẩn đi cùng ông. Ấy thế mà trong vài ngày đi thăm Văn Miếu, phố Cổ, Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, nhạc sĩ họ Trịnh đã sáng tác bài “Nhớ mùa thu Hà Nội” - một trong những ca khúc hay nhất viết về Hà Nội: “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu...”. Lời ca cất lên đến đâu, người nghe như được tắm gội cái phong vị rất riêng của Hà Nội.

Tôi có một anh bạn cùng quê Nam Định, thời trẻ anh vào bộ đội đi chiến trường chống Mỹ, sau trở thành nhà thơ, chọn TPHCM làm nơi định cư. Anh chỉ ghé qua Hà Nội trong những lần ra họp hành hoặc về thăm quê. Nhưng lần nào ra Hà Nội dường như anh cũng sáng tác được thơ về thành phố này, rặt những câu mà nếu anh không yêu Hà Nội đến đắm đuối thì không thể viết được: “Xưa cởi hết trăng vàng đêm Trúc Bạch/ Yếm Cổ Ngư còn khoác áo mưa phùn”... “Sao Hồ Gươm biết tôi chia xa?/ Mà run cho mọi bóng cây nhòa/ Mà im im hết nghìn tăm cá/ Mà thở chiều lên khắp cỏ hoa?”... “Tôi muốn mang hồ đi trú đông/ Mà không khiêng vác được sông Hồng/ Mà không gói nổi heo may rét/ Đành để hồ cho gió bấc trông”... “Đêm tôi học sử trong nhà/ Nghe sóng sông Hồng như tay lật sách”...

Còn rất nhiều văn nghệ sĩ nữa, tuy họ không sống ở Hà Nội, nhưng trong rất nhiều áng văn, giai điệu nhạc, nét họa của họ vẫn ẩn hiện, lấp lánh tâm hồn người Hà Nội.

Lê Hoài Nam
TIN LIÊN QUAN

“Hào khí Thăng Long” qua những tác phẩm hội họa đặc sắc

Trần Việt |

Triển lãm “Hào khí Thăng Long” khai mạc: 17 giờ, ngày 3.3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - số 66 phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội) là hoạt động tôn vinh sự nghiệp làm nghệ thuật và các tác phẩm hội họa của họa sĩ Nguyễn Anh Thường và họa sĩ Vũ Thị Hồng Ngọc. Đây là những tác phẩm được sưu tầm trong nhiều năm, từ năm 2007 - 2023, lựa chọn trong bộ sưu tập cá nhân Phan Minh Hà.

Giá trị của lá đề chim phượng hoàng ở Hoàng thành Thăng Long

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN) |

Lá đề chim phượng hoàng hiện đang được bảo quản, trưng bày tại Phòng Trưng bày Thăng Long - Hà Nội, Lịch sử nghìn năm từ lòng đất thuộc Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, số 9 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Đây là bảo vật quốc gia tiêu biểu, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao về giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật tiếu tượng.

Giải mã hoa văn tượng đầu rồng thời Trần tại Hoàng thành Thăng Long

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, tượng đầu rồng thời Trần được đánh giá là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc dân tộc. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội đang bảo quản và trưng bày nhiều hiện vật khảo cổ tiêu biểu, là minh chứng cho thời hoàng kim của Hoàng thành Thăng Long.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Sân Đà Lạt chậm tiến độ hơn 1 năm vẫn ngổn ngang chưa có ngày hoàn thành

Thanh Vũ |

Dù đã chậm tiến độ hơn 1 năm nhưng sân vận động Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vẫn ngổn ngang gạch đá và chưa thể hẹn ngày hoàn thành.

“Hào khí Thăng Long” qua những tác phẩm hội họa đặc sắc

Trần Việt |

Triển lãm “Hào khí Thăng Long” khai mạc: 17 giờ, ngày 3.3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - số 66 phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội) là hoạt động tôn vinh sự nghiệp làm nghệ thuật và các tác phẩm hội họa của họa sĩ Nguyễn Anh Thường và họa sĩ Vũ Thị Hồng Ngọc. Đây là những tác phẩm được sưu tầm trong nhiều năm, từ năm 2007 - 2023, lựa chọn trong bộ sưu tập cá nhân Phan Minh Hà.

Giá trị của lá đề chim phượng hoàng ở Hoàng thành Thăng Long

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN) |

Lá đề chim phượng hoàng hiện đang được bảo quản, trưng bày tại Phòng Trưng bày Thăng Long - Hà Nội, Lịch sử nghìn năm từ lòng đất thuộc Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, số 9 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Đây là bảo vật quốc gia tiêu biểu, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao về giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật tiếu tượng.

Giải mã hoa văn tượng đầu rồng thời Trần tại Hoàng thành Thăng Long

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, tượng đầu rồng thời Trần được đánh giá là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc dân tộc. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội đang bảo quản và trưng bày nhiều hiện vật khảo cổ tiêu biểu, là minh chứng cho thời hoàng kim của Hoàng thành Thăng Long.