Quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới

Kiều Bích Hậu |

Trước kia, khi việc dịch và xuất bản tác phẩm văn học Việt Nam ra nước ngoài khá lèo tèo, thì ai nấy đều than vãn là tại sao văn học Việt Nam khó ra nước ngoài đến thế? Cứ tình trạng như vậy thì thế giới làm sao biết đến văn học Việt Nam, bạn hữu quốc tế làm sao thấu hiểu tâm hồn người Việt? Làm sao chúng ta cống hiến tư tưởng, tinh thần, triết lý Việt cho nhân loại thông qua việc dịch và xuất bản tác phẩm văn học của ta ra với toàn cầu?

Sách văn học Việt Nam xuất bản ra nước ngoài còn khiêm tốn

Hội Nhà văn Việt Nam hơn ai hết là tổ chức thấu hiểu rõ mục tiêu và ý nghĩa sâu xa của việc dịch và quảng bá văn học Việt Nam ra toàn cầu. Do đó, Hội đã tổ chức thành công các sự kiện Liên hoan thơ quốc tế, Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam. Nhiều nhà thơ, nhà văn, dịch giả, các nhà xuất bản quốc tế đã tham dự các sự kiện trên, và các tác giả văn thơ Việt Nam cũng đã được trao cơ hội tiếp xúc với các đầu mối dịch và xuất bản tác phẩm của thế giới.

Tuy nhiên, kết quả cuối cùng là số lượng đầu sách văn học Việt Nam được xuất bản ra nước ngoài qua các kỳ tổ chức sự kiện quảng bá văn học nói trên vẫn còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thiếu nguồn kinh phí công đầu tư cho việc dịch và quảng bá văn học, thiếu một thủ lĩnh đủ tầm, tài, đủ quan hệ quốc tế và trong nước, biết tận dụng các nguồn lực cả trong và ngoài nước để dồn vào một việc duy nhất là dịch, xuất bản tác phẩm văn học Việt Nam ra nước ngoài.

Lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam kể từ khóa 9 đến khóa 10 đều đã lập chiến lược, viết dự án dịch và quảng bá văn học Việt Nam ra toàn cầu. Tuy nhiên, các dự án này còn chưa được Chính phủ duyệt cấp kinh phí, do đó, sự đầu tư để dịch và xuất bản từng tác phẩm có tiếng vang, có giá trị theo thang bậc của Hội vẫn hạn chế, chủ yếu là xin kinh phí lẻ đầu tư cho từng tác phẩm, hoặc chắt chiu tiết kiệm kinh phí Đối ngoại được Nhà nước cấp hàng năm để đầu tư (kinh phí này vốn chỉ được cấp để dành cho các hoạt động tọa đàm, hội thảo có yếu tố nước ngoài, đón các đoàn khách nhà văn quốc tế vào thăm và làm việc với Hội, hoặc đoàn các hội viên của Hội đi công tác nước ngoài...).

Do hạn chế như vậy, nên số đầu sách mà Hội Nhà văn đầu tư để dịch và xuất bản nước ngoài mỗi năm chỉ được từ 2 - 4 cuốn. Còn việc tìm các mạnh thường quân tài trợ in sách ở nước ngoài, theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thì “các nhà tài trợ hiện nay không mặn mà với việc chi kinh phí dịch và xuất bản sách Việt Nam ở nước ngoài”.

Một số tác phẩm Việt Nam được nhóm nữ dịch giả Hà Nội tổ chức xuất bản ở nước ngoài. Ảnh: Kiều Bích Hậu
Một số tác phẩm Việt Nam được nhóm nữ dịch giả Hà Nội tổ chức xuất bản ở nước ngoài. Ảnh: Kiều Bích Hậu

Các cá nhân tự quảng bá tác phẩm

Trong lúc các tổ chức còn đang lúng túng và cần chờ đợi quy trình xét duyệt cho một đề án lớn về dịch và quảng bá văn học Việt Nam, thì tôi để ý thấy có những cá nhân nổi trội lên trong việc tự thực hiện dịch và quảng bá tác phẩm của chính mình. Đó là hai tác giả Mai Văn Phấn và Nguyễn Phan Quế Mai.

Tác giả Nguyễn Phan Quế Mai có lợi thế giỏi tiếng Anh và có chồng là người nước ngoài, cô sống và di chuyển nhiều quốc gia khác nhau, có điều kiện mở rộng tầm nhìn và quan hệ với các đại diện văn học, các biên tập viên nhà xuất bản quốc tế. Cô cũng có khả năng sáng tác song ngữ nên càng thuận lợi hơn.

Khi tác phẩm “Núi hát” của cô viết bằng tiếng Anh được xuất bản ở Mỹ, đã được quảng bá rộng rãi và sau đó còn được dịch thêm ra 5 ngôn ngữ khác. Tiếp tục đà thành công ấy, Nguyễn Phan Quế Mai viết thêm tác phẩm “Bụi đời” bằng tiếng Anh và chỉ việc chạy trên con đường riêng mà cô đã khai phá.

Còn tác giả Mai Văn Phấn cũng biết tiếng Anh, nhưng anh chỉ sáng tác bằng tiếng Việt và thuê các dịch giả chuyển ngữ tác phẩm cho mình. Với lợi thế giao tiếp được bằng tiếng Anh, Mai Văn Phấn kết nối được với nhiều đồng nghiệp quốc tế, và nhờ mối giao lưu thân tình, tác phẩm của anh cũng được bạn đồng nghiệp quốc tế dịch ra tới 40 ngôn ngữ khác nhau.

Từ câu chuyện của hai cá nhân tiêu biểu trong việc tự quảng bá tác phẩm của mình ra thế giới kể trên, tôi nghiệm ra một điều rằng, còn có một con đường đi khác, ngay bây giờ, không cần chờ đợi.

Thời điểm từ 2015 - 2019, tôi có điều kiện sống cùng gia đình ở Châu Âu, nên trong môi trường ấy, tôi dùng ngôn ngữ Anh, tư duy bằng ngôn ngữ này, và đã viết tập thơ “Ẩn số” bằng tiếng Anh. Tập thơ đó được nhà thơ Ý - Laura Garavaglia chuyển ngữ tiếng Ý, viết lời giới thiệu, và được nhà xuất bản Ý - Quaderni del Bardo Edizioni xuất bản năm 2020, phát hành rộng rãi không chỉ ở Ý mà còn trên kênh Amazon, đến với bạn đọc toàn cầu.

Ngay khi tập thơ “Ẩn số” xuất bản, hơn chục đầu báo chí ở Ý đã đưa tin và phỏng vấn tác giả. Xuất phát từ thực nghiệm của chính mình, tôi thấy rằng mình nên giúp các nhà văn, nhà thơ khác, không giỏi ngoại ngữ, có thể đưa tác phẩm của họ đến với bạn đọc toàn thế giới. Tôi coi đó là sứ mệnh thứ hai của mình, sau việc sáng tác văn học. Và kể từ khi đó, tôi dành thời gian quý giá của mình, trau dồi kiến thức và năng lực để làm công việc của một đại diện văn học - một nghề hiếm ai làm tại Việt Nam.

Qua nỗ lực hàng ngày của mình, tôi đã kết nối được với các đầu mối xuất bản ở Châu Âu, Á, Mỹ. Tôi cũng vinh dự được tạp chí NEUMA của Romania, tạp chí Humanity của Nga mời làm Biên tập viên cho họ, được NXB Canada Ukiyoto mời làm Đại sứ cho NXB tại Việt Nam.

Để công việc được rộng mở, tôi thành lập nhóm nữ dịch giả Hà Nội gồm 5 thành viên do tôi làm trưởng nhóm, trong đó kết nạp được các nữ nhà văn, nhà thơ, dịch giả gồm Khánh Phương, Mai Hòa, Võ Thị Như Mai, Phạm Vân Anh. Cùng với nhóm và các cộng tác viên khác, chúng tôi đã tổ chức xuất bản được hơn chục đầu sách văn học Việt Nam tại nước ngoài trong hơn một năm qua, phát hành rộng rãi trên kênh của các nhà xuất bản nước ngoài và kênh Amazon.

Trong số các tác giả có tác phẩm được nhóm nữ dịch giả Hà Nội tổ chức xuất bản ở nước ngoài có tác giả từng đoạt giải thưởng Nhà nước về văn học, giải thưởng văn học Asean, giải nghệ thuật Danube của Hungary, giải thưởng văn học Nanum của Hàn Quốc, và nhiều giải thưởng văn học trong nước. Tất cả các tác giả đều là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội văn học nghệ thuật địa phương và đều có nhiều đầu sách đã xuất bản trong nước.

Hãy để Nhà nước và nhân dân cùng làm

Công việc của tôi và nhóm nữ dịch giả Hà Nội làm được trong thời gian qua có nhiều người khen, nhưng cũng có ý kiến nghi ngờ, cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ và có quy chế cho việc xuất bản ở nước ngoài để không lọt tác phẩm “dở” ra quốc tế. Có ý kiến lo sợ rằng, bạn bè quốc tế sẽ hiểu lệch lạc về chân dung văn học Việt Nam!

Thực ra, tôi từng đi hơn 30 quốc gia trên thế giới, tham dự các diễn đàn của nhà văn quốc tế, tìm hiểu sâu xa việc này, thì thấy rằng, mỗi nhà văn quốc tế, để đến với các diễn đàn văn học thế giới, họ đều có tác phẩm được dịch ít nhất ra 5 ngoại ngữ, có khả năng tự diễn đạt ý mình trước công chúng yêu văn chương hoặc đồng nghiệp bằng ngôn ngữ Anh, hoặc Pháp, Đức...

Họ cũng chẳng chờ đợi được tài trợ bởi Nhà nước hoặc các tổ chức khác để dịch và quảng bá tác phẩm của mình, mà tự thân vận động, tự kết nối, trao đổi để dịch tác phẩm, đưa tác phẩm của mình đến với bạn đọc càng nhiều quốc gia càng tốt.

Tôi cho rằng, trong việc dịch và quảng bá văn học Việt Nam ra toàn cầu, hãy để Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hãy để trăm hoa đua nở, để tự nhiên lên tiếng. Đừng dùng thước đo tâm hồn nhà thơ. Đừng dùng việc xét nét hay - dở để chống lại xu thế toàn cầu hóa và hội nhập văn chương, và chớ dẫm đạp lên khao khát tự thân của mỗi nhà thơ, nhà văn muốn tiếng nói của mình được cả thế giới nghe thấy. Chớ dùng việc xét nét đúng - sai để phê phán điều người khác làm.

Hãy tự hỏi mình làm được điều gì để đưa tâm hồn thơ của mình xích lại gần bạn hữu quốc tế, để thế giới này thêm yêu thương, thấu cảm, bớt đi xung đột và gánh nặng khổ đau cho muôn loài?

Bởi điều hôm nay đúng, ngày mai có thể sai, và ngược lại. Làm sao để vượt qua cái tôi nhỏ bé, chung tay hành động, để biết thế giới, để biết chính mình? Vả lại, trào lưu xác định giá trị văn học của thế giới đã đổi chiều: Người cầm cờ là những cá nhân uy tín, sáng tạo, can đảm, chứ không là việc chỉ dành cho Chính phủ hay các tổ chức lớn như trước.

Ví dụ giải Nobel năm 2022 trao cho nhà văn nữ người Pháp - Annie Ernaux với những câu chuyện nhỏ bé mà chân thực của bà. Nhà phê bình Văn Giá của Việt Nam cũng đã nêu ý này vào năm 2018 nhưng có lẽ ít ai để ý, rằng: Những tiếng nói bé nhỏ, chân thực, khuất xa đã được lắng nghe chăm chú...

Kiều Bích Hậu
TIN LIÊN QUAN

Sao cho không còn những băn khoăn

Mỹ Linh |

Tại Nghị quyết 16/NQ-CP phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1.2023, Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 90/2014/NĐ-CP về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật và Nghị định số 133/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2014/NĐ-CP để giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn về việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Văn học đương đại Việt Nam trên hành trình tìm ra thế giới

Hà Thanh Vân |

Trong những năm gần đây văn chương Việt Nam đang có bước chuyển mình rõ rệt trên hành trình tìm ra thế giới. Nhưng hành trình đó nên đi như thế nào để đúng hướng và có hiệu quả nhất thì là một câu hỏi không dễ trả lời.

Khai thác sức mạnh từ dòng văn học cho người lao động

Mỹ Linh |

Vừa qua, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Hà Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc: Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học - nghệ thuật thời kỳ mới”. 

Sĩ tử học ngày cày đêm cho cuộc đua giành vé vào lớp 10 trường công lập

Nhóm PV |

Cuộc đua vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội đang dần nóng lên nhất là khi Sở giáo dục và đào tạo công bố thông tin trong năm nay chỉ có 55,7% số học sinh lớp 9 ở Hà Nội có suất để học tại các trường THPT công lập. Nhiều phụ huynh và học sinh tìm mọi cách để ôn luyện với mục đích đỗ vào trường cấp 3 mà mình mong muốn.

Ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập học đường: Khó khăn nhiều phía

Hoàng Bin |

Với nguy cơ đã nhận diện, tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử đang trở thành vấn nạn đối với môi trường học đường, thế nhưng việc quản lý vấn đề này tại Quảng Nam đang gặp khó khăn từ nhiều phía.

Đà Nẵng: 3 nữ quái dàn cảnh bán thuốc tiên, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Khánh Ngọc |

Công an quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với 2 trong số 3 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiều tối qua - 23.3.

Người dân và du khách hào hứng trải nghiệm xe đạp công cộng ở Đà Nẵng

Mai Hương - Văn Trực |

Sau khi xe đạp công cộng được đưa vào sử dụng ở Đà Nẵng, nhiều người dân và du khách hào hứng trải nghiệm loại hình mới mẻ này.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Sao cho không còn những băn khoăn

Mỹ Linh |

Tại Nghị quyết 16/NQ-CP phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1.2023, Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 90/2014/NĐ-CP về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật và Nghị định số 133/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2014/NĐ-CP để giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn về việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Văn học đương đại Việt Nam trên hành trình tìm ra thế giới

Hà Thanh Vân |

Trong những năm gần đây văn chương Việt Nam đang có bước chuyển mình rõ rệt trên hành trình tìm ra thế giới. Nhưng hành trình đó nên đi như thế nào để đúng hướng và có hiệu quả nhất thì là một câu hỏi không dễ trả lời.

Khai thác sức mạnh từ dòng văn học cho người lao động

Mỹ Linh |

Vừa qua, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Hà Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc: Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học - nghệ thuật thời kỳ mới”.