Cuộc gọi rác

Từ mai (1.10): Gửi tin nhắn, cuộc gọi rác bị phạt tới 100 triệu đồng

HỮU HUY |

Ngày mai (1.10.2020), Nghị định số 91/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

Cuộc gọi rác: Phạt hành chính chưa đủ, phải ra toà mới đủ răn đe

Thế Lâm |

Vụ việc vừa được báo chí đưa tin rộng rãi là một người gốc Việt tại Mỹ tên Hữu Nguyễn, đã bị cảnh sát bắt vì thực hiện hàng ngàn cuộc gọi rác tới tổng đài 911.

Từ 1.10: Gửi tin nhắn quảng cáo phải có sự đồng ý của người nhận

Long Nguyễn |

Theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1.10, việc gửi tin nhắn quảng cáo phải sử dụng tên định danh và phải được người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo.

Con số về cuộc gọi rác gây “chấn động” người dùng di động

Thế Lâm |

Thống kê sơ bộ từ hệ thống chặn lọc cuộc gọi rác đang được thí điểm của nhà mạng Viettel, trong 1 tháng có khoảng 49 triệu cuộc gọi bị nghi ngờ được ngăn chặn.

Thực hiện cuộc gọi, tin nhắn rác có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

LN - Thảo Anh |

Nghị định số 91/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.

Cuộc gọi rác giảm, "phi công" telesales đã bớt "dội bom" người dùng

Thế Lâm |

Cuộc gọi rác đang có dấu hiệu giảm rõ rệt. Cho dù chưa có những công bố chính thức từ các nhà mạng, tuy nhiên từ phía người dùng di động, không ít người đã xác định điều này: Số cuộc gọi rác gọi đến quấy rầy đã giảm phần lớn.

VNPT cảnh báo: Bùng phát cuộc gọi mạo danh để lừa đảo

Khương Duy |

Trước tình hình phức tạp của các cuộc gọi từ đầu số nước ngoài, cuộc gọi mạo danh công an, tòa án, quân đội, ngân hàng, bưu điện thông báo có quà bưu phẩm từ nước ngoài, thông báo nợ cước viễn thông... cũng như các cuộc gọi nháy máy từ các ứng dụng OTT, nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng. VNPT tiếp tục khuyến cáo và hướng dẫn khách hàng biện pháp phòng tránh.

Người dùng càng nhận diện rõ cuộc gọi rác càng góp sức xử lí hiệu quả

Thế Lâm |

Trong chiến dịch cao điểm chống cuộc gọi rác được thực hiện từ ngày 1.7, Cục Viễn thông đã thống nhất cùng các doanh nghiệp viễn thông 5 tiêu chí xác định “cuộc gọi rác” để xử lí. Phương án xử lí đối với cuộc gọi rác là khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao ngoại mạng.

Chống cuộc gọi rác: Tâm điểm từ lĩnh vực địa ốc, bảo hiểm…

Thế Lâm |

Tình trạng cuộc gọi rác mà hầu hết là cuộc gọi bán hàng qua điện thoại (telesale) bùng phát trong khoảng hơn 2 năm trở lại đây tại Việt Nam. Hơn 2 năm, nhưng cuộc gọi rác đã nhanh chóng trở thành “đại dịch” khiến hầu hết người nhận cuộc gọi phải ngao ngán, bức xúc…

Sau một tuần xử lý cuộc gọi rác: Chặn hàng trăm nghìn cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo

Long Nguyễn |

Từ 1.7, trong khi Viettel được coi là doanh nghiệp đi đầu trong việc xử lý, ngăn chặn cuộc gọi rác thì MobiFone cũng quyết liệt triển khai ngay, không chờ đến thời hạn mà Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đề nghị. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Minh Thắng - Trưởng phòng Tài nguyên thống kê - Cục Viễn thông - cho biết: Việc xử lý sim rác chúng tôi vẫn đang tiến hành và làm thường xuyên, chứ không có chuyện “bắt cóc bỏ đĩa”, bởi chỉ cần ngừng ngăn chặn là hiện tượng sim rác lại đua nhau mọc lên ngay.

Tuyên chiến với “cuộc gọi rác”: Tăng trách nhiệm của nhà mạng kèm chế tài xử phạt

Cường Ngô |

Từ 1.7, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) bắt đầu phối hợp cùng các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone triển khai giải pháp công nghệ để lọc và cắt liên lạc các thuê bao phát tán cuộc gọi rác. Các nhà mạng cũng chủ động xây dựng hệ thống ngăn chặn “cuộc gọi rác” để bảo vệ khách hàng của mình. Không chỉ đối với sim rác, cuộc chiến với “cuộc gọi rác” đã bắt đầu. 

Nhà mạng chặn "cuộc gọi rác" thế nào?

Cường Ngô |

Để bảo vệ các khách hàng của mình, Viettel và một số nhà mạng đã xây dựng hệ thống ngăn chặn cuộc gọi rác và tiến hành thử nghiệm thành công. Đồng thời nhắn tin truyền thông cảnh báo đến các thuê bao di động theo tần suất hàng tháng.

Cắt liên lạc thuê bao phát tán cuộc gọi rác: Các nhà mạng nên làm từ lâu

ANH THƯ |

Nhiều bạn đọc đồng tình trước thông tin từ ngày 1.7, các nhà mạng sẽ triển khai các biện pháp chặn chiều gọi đi ở những thuê bao thực hiện cuộc gọi rác.

Bùng phát cuộc gọi “rác” và gần 30.000 căn condotel tồn đọng…

Thế Lâm |

Tình trạng cuộc gọi “rác” bùng phát tại Việt Nam trong khoảng hai năm trở lại đây tập trung ở lĩnh vực bất động sản, trong đó những cuộc gọi telesale (bán hàng qua điện thoại) mời gọi mua căn hộ nói chung và căn hộ nghỉ dưỡng (condotel) nói riêng chiếm tỉ trọng nhiều nhất.

Đau đầu vì cuộc gọi “rác” quấy nhiễu, làm gì để thoát khỏi sự mệt mỏi?

Thế Lâm |

Mỗi tháng có khoảng 10.000 số điện thoại quấy nhiễu hàng triệu người với hàng triệu cuộc gọi “rác” giới thiệu, quảng cáo sản phẩm dịch vụ và mời mua bảo hiểm nhân thọ, căn hộ, suất du lịch nghỉ dưỡng.v.v… khiến không ít người cảm thấy mệt mỏi. Không thể bỏ số thuê bao đang dùng, vậy bạn cần làm gì để không bị cuộc gọi “rác” làm phiền?