Con số về cuộc gọi rác gây “chấn động” người dùng di động

Thế Lâm |

Thống kê sơ bộ từ hệ thống chặn lọc cuộc gọi rác đang được thí điểm của nhà mạng Viettel, trong 1 tháng có khoảng 49 triệu cuộc gọi bị nghi ngờ được ngăn chặn.

Con số khoảng 49 triệu cuộc gọi bị nghi ngờ là cuộc gọi rác đã bị hệ thống chặn lọc cuộc gọi rác của nhà mạng ngăn chặn, đã gọi đến 18 triệu thuê bao. Tính ra, mỗi thuê bao di động bình quân phải hứng chịu hơn 2,7 cuộc gọi.

Tuy nhiên vấn đề “khủng khiếp” hơn là, 49 triệu cuộc này được thực hiện từ hơn 26.700 số điện thoại. Chia bình quân, mỗi số điện thoại đã thực hiện hơn 1.830 cuộc gọi trong 1 tháng. Tính bình quân, mỗi ngày mỗi số điện thoại này phát tán ra khoảng hơn 60 cuộc gọi đã bị ngăn chặn.

Đó là những con số về các cuộc gọi bị nghi ngờ là cuộc gọi rác được hệ thống của nhà mạng Viettel ngăn chặn, chưa bao gồm số liệu thống kê của hai nhà mạng lớn còn lại là VinaPhone và MobiFone (bắt đầu triển khai biện pháp ngăn chặn cuộc gọi rác từ ngày 1.8.2020) và các nhà mạng còn lại (triển khai từ ngày 1.10.2020).

Và vẫn còn một lượng lớn cuộc gọi rác có thể không nằm trong thống kê của các nhà mạng và cơ quan chức năng. Đó là các cuộc gọi rác mà nhiều thuê bao di động không nghe máy, trở thành những cuộc gọi nhỡ, và những cuộc gọi rác từ các số điện thoại chuyên quảng cáo, rao bán địa ốc, bảo hiểm, suất tập luyện, khóa học, suất nghỉ dưỡng… bị người dùng di động tự chặn bằng phần mềm trên điện thoại của mình.

Chúng tôi đã hỏi thăm dò một nhân viên môi giới bất động sản tại khu vực Quận 4, TPHCM tên Th.Ng, về qui định mới chế tài các cuộc gọi quảng cáo, rao bán bất động sản… thường được gọi là telesale. Nhân viên này cho rằng qui định có hiệu lực từ ngày 1.10.2020 “nhưng chắc cũng chưa siết căng ngay liền đâu…”.

Sau nửa đầu tháng 7.2020 lượng cuộc gọi rác mà hầu hết là telesale tạm lắng xuống, nhưng đến nửa cuối tháng 7 vừa qua lại dần dần bùng lên trở lại.

Khoảng thời gian từ ngày 1.7.2020 đến thời điểm ngày 1.10 trước khi Nghị định 91/2020/NĐ-CP qui định chế tài mạnh về tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác có hiệu lực, các đối tượng thực hiện cuộc gọi rác dường như chưa “biết sợ”.

Theo thạc sĩ Mai Tuyết hoạt động trong lĩnh vực truyền thông - marketing, cần có những vụ việc xử lí điển hình về các vụ vi phạm trong lĩnh vực này, cần xử phạt nghiêm và phạt hết khung thì may ra mới có thể phần nào giúp hạn chế tình trạng cuộc gọi rác, khiến các đối tượng chuyên thực hiện cuộc gọi rác biết sợ luật pháp. Còn ngược lại, họ sẽ tiếp tục nhờn luật.

Bên cạnh đó, thạc sĩ Mai Tuyết cũng cho rằng, cơ quan chức năng và nhà mạng phải tạo các điều kiện thuận lợi nhất có thể về cơ chế phản hồi, biện pháp kĩ thuật để người dùng di động chủ động báo cáo các số thuê bao chuyên phát tác tin nhắn rác, cuộc gọi rác và thư điện tử rác. Hiện nay, người dùng di động là nạn nhân của tình trạng tin nhắn rác và cuộc gọi rác chưa được cung cấp một cơ chế rõ ràng cùng với phương án kĩ thuật hiệu quả để báo cáo các số thuê bao phát tán cuộc gọi rác.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Cuộc gọi rác giảm, "phi công" telesales đã bớt "dội bom" người dùng

Thế Lâm |

Cuộc gọi rác đang có dấu hiệu giảm rõ rệt. Cho dù chưa có những công bố chính thức từ các nhà mạng, tuy nhiên từ phía người dùng di động, không ít người đã xác định điều này: Số cuộc gọi rác gọi đến quấy rầy đã giảm phần lớn.

Người dùng càng nhận diện rõ cuộc gọi rác càng góp sức xử lí hiệu quả

Thế Lâm |

Trong chiến dịch cao điểm chống cuộc gọi rác được thực hiện từ ngày 1.7, Cục Viễn thông đã thống nhất cùng các doanh nghiệp viễn thông 5 tiêu chí xác định “cuộc gọi rác” để xử lí. Phương án xử lí đối với cuộc gọi rác là khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao ngoại mạng.

Chống cuộc gọi rác: Tâm điểm từ lĩnh vực địa ốc, bảo hiểm…

Thế Lâm |

Tình trạng cuộc gọi rác mà hầu hết là cuộc gọi bán hàng qua điện thoại (telesale) bùng phát trong khoảng hơn 2 năm trở lại đây tại Việt Nam. Hơn 2 năm, nhưng cuộc gọi rác đã nhanh chóng trở thành “đại dịch” khiến hầu hết người nhận cuộc gọi phải ngao ngán, bức xúc…

Sau một tuần xử lý cuộc gọi rác: Chặn hàng trăm nghìn cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo

Long Nguyễn |

Từ 1.7, trong khi Viettel được coi là doanh nghiệp đi đầu trong việc xử lý, ngăn chặn cuộc gọi rác thì MobiFone cũng quyết liệt triển khai ngay, không chờ đến thời hạn mà Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đề nghị. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Minh Thắng - Trưởng phòng Tài nguyên thống kê - Cục Viễn thông - cho biết: Việc xử lý sim rác chúng tôi vẫn đang tiến hành và làm thường xuyên, chứ không có chuyện “bắt cóc bỏ đĩa”, bởi chỉ cần ngừng ngăn chặn là hiện tượng sim rác lại đua nhau mọc lên ngay.

Tuyên chiến với “cuộc gọi rác”: Tăng trách nhiệm của nhà mạng kèm chế tài xử phạt

Cường Ngô |

Từ 1.7, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) bắt đầu phối hợp cùng các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone triển khai giải pháp công nghệ để lọc và cắt liên lạc các thuê bao phát tán cuộc gọi rác. Các nhà mạng cũng chủ động xây dựng hệ thống ngăn chặn “cuộc gọi rác” để bảo vệ khách hàng của mình. Không chỉ đối với sim rác, cuộc chiến với “cuộc gọi rác” đã bắt đầu. 

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Cuộc gọi rác giảm, "phi công" telesales đã bớt "dội bom" người dùng

Thế Lâm |

Cuộc gọi rác đang có dấu hiệu giảm rõ rệt. Cho dù chưa có những công bố chính thức từ các nhà mạng, tuy nhiên từ phía người dùng di động, không ít người đã xác định điều này: Số cuộc gọi rác gọi đến quấy rầy đã giảm phần lớn.

Người dùng càng nhận diện rõ cuộc gọi rác càng góp sức xử lí hiệu quả

Thế Lâm |

Trong chiến dịch cao điểm chống cuộc gọi rác được thực hiện từ ngày 1.7, Cục Viễn thông đã thống nhất cùng các doanh nghiệp viễn thông 5 tiêu chí xác định “cuộc gọi rác” để xử lí. Phương án xử lí đối với cuộc gọi rác là khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao ngoại mạng.

Chống cuộc gọi rác: Tâm điểm từ lĩnh vực địa ốc, bảo hiểm…

Thế Lâm |

Tình trạng cuộc gọi rác mà hầu hết là cuộc gọi bán hàng qua điện thoại (telesale) bùng phát trong khoảng hơn 2 năm trở lại đây tại Việt Nam. Hơn 2 năm, nhưng cuộc gọi rác đã nhanh chóng trở thành “đại dịch” khiến hầu hết người nhận cuộc gọi phải ngao ngán, bức xúc…

Sau một tuần xử lý cuộc gọi rác: Chặn hàng trăm nghìn cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo

Long Nguyễn |

Từ 1.7, trong khi Viettel được coi là doanh nghiệp đi đầu trong việc xử lý, ngăn chặn cuộc gọi rác thì MobiFone cũng quyết liệt triển khai ngay, không chờ đến thời hạn mà Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đề nghị. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Minh Thắng - Trưởng phòng Tài nguyên thống kê - Cục Viễn thông - cho biết: Việc xử lý sim rác chúng tôi vẫn đang tiến hành và làm thường xuyên, chứ không có chuyện “bắt cóc bỏ đĩa”, bởi chỉ cần ngừng ngăn chặn là hiện tượng sim rác lại đua nhau mọc lên ngay.

Tuyên chiến với “cuộc gọi rác”: Tăng trách nhiệm của nhà mạng kèm chế tài xử phạt

Cường Ngô |

Từ 1.7, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) bắt đầu phối hợp cùng các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone triển khai giải pháp công nghệ để lọc và cắt liên lạc các thuê bao phát tán cuộc gọi rác. Các nhà mạng cũng chủ động xây dựng hệ thống ngăn chặn “cuộc gọi rác” để bảo vệ khách hàng của mình. Không chỉ đối với sim rác, cuộc chiến với “cuộc gọi rác” đã bắt đầu.