Cuộc gọi “rác” hoành hành: Quấy nhiễu hàng triệu người

THẾ LÂM |

Tình trạng cuộc gọi “rác” gây bức xúc đã được các đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vào sáng ngày 8.11 vừa qua. Trên thực tế, tình trạng này đã và đang hoành hành tại Việt Nam trong khoảng hai năm trở lại đây, không chỉ ở mức làm phiền mà đã trở thành quấy nhiễu...

Chưa có chế tài ngăn chặn!

Theo thông tin trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các nhà mạng thống kê hằng tháng có khoảng 10.000 số thuê bao thực hiện hàng triệu cuộc gọi “rác” gây ảnh hưởng đến hàng triệu người và hầu hết được thực hiện bằng SIM “rác”. Tuy nhiên đến nay, các nhà mạng chưa có những con số thống kê cụ thể về cuộc gọi “rác” hằng ngày, hằng tháng và hằng năm.

Trên thực tế, một SIM “rác” có thể thực hiện cuộc gọi đến nhiều số thuê bao trong suốt thời gian dài. Bằng cách thiết lập “danh sách đen”, người viết bài này đã lọc ra được một danh sách khoảng 400 tin nhắn và cuộc gọi “rác” trong khoảng thời gian vài tháng chỉ trên một số thuê bao. Trong đó, lượng tin nhắn và cuộc gọi “rác” quảng cáo, giới thiệu, chào bán địa ốc chiếm đến hơn 80%, tiếp đến là mời mua bảo hiểm nhân thọ, suất nghỉ dưỡng, suất tập thể hình, cho vay tiêu dùng, suất học tiếng Anh, mở tài khoản chơi chứng khoán quốc tế…

Chính vì thế, tình trạng đặc biệt gây bức xúc như “khủng bố” chính là các cuộc gọi “rác” chào bán bất động sản từ căn hộ chung cư, căn hộ nghỉ dưỡng (đang tồn đọng vài chục nghìn căn) cho tới đất nền, resort. Không chỉ gọi điện bằng quay số thủ công, nhiều đối tượng thực hiện cuộc gọi “rác” đã “nâng cấp” lên cuộc gọi tự động (Autocall/Robocall). Theo đó, đối tượng nhập danh sách các số điện thoại cần gọi vào hệ thống với nội dung được thu âm sẵn. Khi người nghe nhận cuộc gọi, đầu dây bên kia tự động chuyển sang lời thoại đã thu âm sẵn và phát ra. Loại cuộc gọi “rác” tự động này gây khó chịu, bức bối với người nghe gấp hàng chục, hàng trăm lần so với những cuộc gọi “rác” thao tác thủ công.

Tình trạng cuộc gọi “rác” đang quấy nhiễu người dùng điện thoại. Ảnh: P.K
Tình trạng cuộc gọi “rác” đang quấy nhiễu người dùng điện thoại. Ảnh: P.K

Khoảng trống về chế tài

Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác với phạm vi điều chỉnh là tin nhắn “rác” và thư “rác” (spam email). Trong suốt 10 năm qua, tình trạng tin nhắn “rác” dù có nhiều thời điểm bùng phát mạnh mẽ nhưng nhìn chung ngày càng giảm sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông mạnh tay xử lý tình trạng SIM “rác” gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các nhà mạng, hàng chục triệu SIM “rác” đã bị thu hồi về kho số. Nghị định 90/2008/NĐ-CP đã có chế tài rõ ràng đối với tình trạng phát tán thư rác (Chương IV về “Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm”). Tuy nhiên, đối với tình trạng cuộc gọi “rác” thì nghị định này chưa điều chỉnh tới. Chính vì thế, các đối tượng thay vì phát tán tin nhắn “rác” đã chuyển dần sang sử dụng phương thức cuộc gọi “rác” để tránh chế tài của pháp luật.

Theo luật sư Lê Ngọc Lam Điền (Văn phòng luật Li và đồng sự), các cuộc gọi “rác” hiện nay hầu hết là telesale (quảng cáo, bán hàng qua điện thoại), người nghe có thể nhận cuộc gọi hoặc từ chối, vì thế cũng không thể liệt vào dạng cuộc gọi quấy rối để xử lý theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến (Điều 66, Khoản 3, điểm g).

Anh Thảo (Quận 1, TPHCM) cho biết, đã nhiều lần hứng chịu hàng chục cuộc gọi chào bán căn hộ và đất nền trong một ngày, bực quá anh phản ứng kịch liệt thì bị đối tượng bên kia đe “làm gì ghê thế, hãy đợi đấy!”. Sau đó khoảng một giờ anh bị “giội bom” bằng các cuộc gọi đến hỏi… mua thận.

Cho phép nhà mạng chặn tự động cuộc gọi “rác”

Theo thống kê, nước Mỹ bình quân phát sinh khoảng 150 triệu cuộc gọi “rác” mỗi ngày vào tháng 6.2019. Trước tình trạng này, Ủy ban Viễn thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã cho phép các nhà mạng triển khai những công cụ chặn tự động cuộc gọi “rác”. Các nhà mạng tại Mỹ như AT&T, T-Mobile, Verizon đã cung cấp dịch vụ ID người gọi, qua đó xác định được đối tượng thực hiện các cuộc gọi “rác”. P.K

THẾ LÂM
TIN LIÊN QUAN

Thanh tra diện rộng sim rác từ đầu tháng 10.2019

T.CHÍ |

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông 63 tỉnh, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương, công an, lực lượng quản lý thị trường tiến hành thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao di động trên phạm vi toàn quốc.

"Điểm mặt" trang thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ lừa dối

L.Hà |

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra hàng loạt website quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đảm bảo chất lượng, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Huế phạt đến 100 triệu đồng với người có sản phẩm quảng cáo trên tờ rơi bừa bãi

PHÚC ĐẠT |

Ngày 30.6, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, UBND tỉnh này vừa ban hành Công văn 4246 /UBND-DL hướng dẫn thực hiện xử phạt hành chính một số hành vi vi phạm quy định về quảng cáo, rao vặt.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.