Cuộc gọi, tin nhắn rác bùng phát trở lại

thế lâm |

Theo phản ánh của nhiều người dùng di động, từ thời điểm cuối tháng 7 trở lại đây tình trạng cuộc gọi rác đã quay trở lại dày hơn sau một thời gian tạm lắng từ ngày 1.7. Tỉ lệ các cuộc gọi rác vẫn tập trung vào một số lĩnh vực như trước đây, đứng đầu vẫn là mời mua nhà đất, suất nghỉ dưỡng, suất học tiếng Anh…

Lại bùng phát cuộc gọi rác mời mua đất nền, căn hộ…

Anh An Lê (quận 4, TPHCM) cho biết, các cuộc gọi rác rộ trở lại vẫn tập trung vào mảng địa ốc mà cụ thể là mời mua các dự án căn hộ, hoặc dịch vụ thuê/cho thuê nhà. “Những ngày gần đây, mỗi ngày tôi nhận khoảng 4-5 cuộc. Tất nhiên các cuộc này đều là nằm ngoài mong muốn của mình” - anh An Lê cho biết. Chị Thủy Thu (quận Tân Bình, TPHCM) cho biết thêm, ngoài lĩnh vực nhà đất như mời mua căn hộ, đất nền thì một lĩnh vực mới những ngày gần đây rộ lên cuộc gọi rác chính là mời mở tài khoản chứng khoán quốc tế, hoặc mời mở thẻ tín dụng.

Người viết bài này thường xuyên sử dụng công cụ chặn cuộc gọi rác và tin nhắn rác trên smartphone, kết quả các số thuê bao/cuộc gọi rác/tin nhắn rác bị chặn trên thiết bị cho thấy nhịp độ gia tăng dần từ khoảng tuần cuối tháng 7 tới nay, tương ứng với thời điểm thông tin tái bùng phát COVID-19 trong cộng đồng.

Sang tháng 8, các cuộc gọi rác càng dày hơn, mỗi ngày có thể từ 5-8 cuộc gọi chủ yếu mời mua đất nền và căn hộ.

Theo anh Ninh (đường Bến Vân Đồn, Quận 4, TPHCM), trên thực tế tình trạng cuộc gọi rác có tạm lắng chỉ khoảng 2-3 tuần đầu tháng 7.2020. Gần đây, tình trạng này quay trở lại trong lúc xã hội đang chú tâm đến vấn đề phòng dịch. Cũng theo anh Ninh, không ít cuộc gọi và tin nhắn rác đã sử dụng kênh ứng dụng OTT như Viber, Zalo để quảng cáo, rao bán nhà đất.

Nhà mạng có thực sự hỗ trợ người dùng chặn cuộc gọi rác?

Ngay thời điểm quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ngăn chặn cuộc gọi rác có hiệu lực từ ngày 1.7, chuyên gia an ninh mạng Võ Đỗ Thắng - Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena - đã cảnh báo: “Tình trạng cuộc gọi rác đã trở thành một thứ dịch và phải có biện pháp mạnh để ngăn chặn là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề là phải làm quyết liệt và liên tục chứ không chỉ theo đợt, theo chiến dịch, khi nào Bộ chỉ đạo quyết liệt thì nhà mạng mới làm mạnh, ngược lại thì đánh trống bỏ dùi. Cách làm như vậy sẽ không giải quyết triệt để tình trạng cuộc gọi rác”.

Người viết bài này đã gọi lên tổng đài 18001090 để nhờ hỗ trợ xử lý các cuộc gọi rác quấy nhiễu trong những ngày qua thì nhân viên tổng đài (danh số 79xx) cho biết, nhà mạng hiện đang cung cấp dịch vụ chặn cuộc gọi trả phí.

Khi được hỏi nhà mạng có dịch vụ nào hỗ trợ người dùng chặn cuộc gọi rác miễn phí hay không thì nhân viên này cho biết chỉ có thể nhận phản ánh và chuyển lại cho bộ phận chuyên trách xử lý. Tương tự, nhân viên tổng đài 18001091 (danh số 80xx) cho biết, nhà mạng này cung cấp dịch vụ chặn cuộc gọi với mức phí 10.000 đồng/tháng dành cho người dùng, có thể chặn tối đa 10 số thuê bao. Nhân viên tổng đài này cho biết có thể hỗ trợ khách hàng chặn tin nhắn rác nhưng cuộc gọi rác thì không, cũng chỉ tiếp nhận và chuyển giao lại cho bộ phận chuyên trách.

Đã bước qua ngày 1.8 là thời điểm theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông ba nhà mạng lớn tại Việt Nam phải triển khai các giải pháp ngăn chặn cuộc gọi rác. Tuy nhiên như đề cập ở trên, ngoài giải pháp thu phí thì nhà mạng chưa cho thấy có cơ chế, biện pháp gì rõ ràng hỗ trợ người dùng/khách hàng ngăn chặn cuộc gọi rác như một nhiệm vụ bắt buộc nhà mạng phải thực hiện.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, chuyên gia truyền thông Huỳnh Thanh Phi - Giám đốc Công ty marketing Leo Brothers (TPHCM) - cho rằng: “Việc hỗ trợ khách hàng ngăn chặn cuộc gọi rác và tin nhắn rác là trách nhiệm của nhà mạng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. Nhà mạng không thể chỉ tập trung đưa ra dịch vụ chặn cuộc gọi rác có thu phí mà sao nhãng trách nhiệm ngăn chặn cuộc gọi rác nói chung theo quy định”.

Cũng theo ông Phi, nhà mạng chưa đưa ra được cơ chế và giải pháp kỹ thuật giúp người dùng báo cáo tin nhắn rác và cuộc gọi rác một cách linh hoạt và thuận lợi nhất có thể. Người dùng mỗi lần phải gọi phản ánh rất mất công, nhiều lúc tổng đài bận, cho thấy tính khả thi không cao.

“Tại sao nhà mạng không xây dựng phương án kỹ thuật như cách mạng xã hội đang triển khai để người dùng báo cáo cuộc gọi rác trực tiếp với bộ phận chuyên trách một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất thay vì phải qua tổng đài viên lòng vòng?”, ông Phi nêu.

Những cuộc gọi rác mời mua, rao bán đất nền đối với các dự án phân bố ở huyện Bình Chánh, Củ Chi, Quận 9 (TPHCM), Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và thậm chí xa hơn là Qui Nhơn. Trong khi đó, những cuộc gọi rác mời mua căn hộ thường tự xưng là nhân viên thuộc các dự án như Aqua City tại Đồng Nai, hay từ các công ty địa ốc, sàn môi giới như Hưng Thịnh, Danh Khôi…  T.Lâm

Quá trình chặn thuê bao mất rất nhiều thời gian

Chiều 12.8.2020, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Giang Văn Thắng - Trưởng Phòng cơ sở Hạ tầng và Kết nối, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) mô tả quá trình từ phát hiện đến ngăn chặn được một được số thuê bao rác là quá trình rất phức tạp, bởi liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mỗi khách hàng,

Ông Thắng nói: “Trong 3 nhà mạng lớn thì chỉ có Viettel bắt đầu triển khai từ mồng 1.7. Còn Mobifone lúc đó mới là thử nghiệm. Cho đến mồng 1.8 thì Mobifone và Vinaphone mới chính thức vào cuộc”.

Theo lời vị trưởng phòng, sau hơn 1 tháng tiến hành, Cục đã nắm được số liệu về lượng thuê bao nghi ngờ là thuê bao rác nhưng chưa thực hiện chặn nhiều vì đây là quá trình phức tạp, cần phải làm thật cẩn thận, kỹ càng để tránh ảnh hưởng đến khách hàng.

“Phát hiện thì không khó, do hệ thống máy tính sẽ phát hiện nhưng chặn lại là một chuyện khác. Trước khi chặn, các nhà mạng phải chuyển số thuê bao nghi ngờ đó về bộ phận chăm sóc khách hàng. Bộ phận này phải có nhiệm vụ tìm hiểu xem thuê bao đó có đúng là thuê bao rác hay không. Thậm chí bộ phận chăm sóc khách hàng phải gọi điện, nhắn tin trực tiếp với chủ thuê bao để xác minh, tránh các khiếu nại về sau. Do đó quá trình chặn sẽ mất nhiều thời gian…” - ông Thắng chia sẻ.

Theo đại diện Cục Viễn thông, để việc chặn cuộc gọi rác có hiệu quả, nhà mạng rất cần đến sự phối hợp của người dùng. Điều này được thực hiện thông qua việc trả lời câu hỏi nhằm xác định đâu là cuộc gọi rác. Việc cung cấp thông tin trên cũng sẽ giúp hệ thống chặn lọc tự động của nhà mạng hoạt động ngày càng chuẩn xác. Long Nguyễn

thế lâm
TIN LIÊN QUAN

Hack tài khoản Facebook rồi nhắn tin mượn tiền, nhiều người dính bẫy

Chân Phúc |

"Alo em? Còn tiền không chuyển cho anh mượn 2 triệu". Chỉ một tin nhắn đơn giản, tưởng là người thân, chủ quan không kiểm tra kỹ, thời gian qua không ít người đã bị chiêu trò này qua mặt, lừa lấy mất số tiền lớn.

UBND Quận 7 bác bỏ tin nhắn giả mạo lan truyền trên mạng

Trí Minh |

Chiều 27.4, UBND quận 7 (TPHCM) khẳng định: Tin nhắn có nội dung "UBND Q7 kinh de nghi ong/ba treo co..." là giả mạo. 

Phát tán tin nhắn, email rác có thể bị phạt tới 80 triệu đồng

Long Nguyễn |

Từ ngày 15.4 tới đây, hành vi gửi hoặc phát tán thư điện tử rác, tin nhắn rác, phần mềm độc hại có thể bị xử phạt hành chính lên tới 80 triệu đồng.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Hack tài khoản Facebook rồi nhắn tin mượn tiền, nhiều người dính bẫy

Chân Phúc |

"Alo em? Còn tiền không chuyển cho anh mượn 2 triệu". Chỉ một tin nhắn đơn giản, tưởng là người thân, chủ quan không kiểm tra kỹ, thời gian qua không ít người đã bị chiêu trò này qua mặt, lừa lấy mất số tiền lớn.

UBND Quận 7 bác bỏ tin nhắn giả mạo lan truyền trên mạng

Trí Minh |

Chiều 27.4, UBND quận 7 (TPHCM) khẳng định: Tin nhắn có nội dung "UBND Q7 kinh de nghi ong/ba treo co..." là giả mạo. 

Phát tán tin nhắn, email rác có thể bị phạt tới 80 triệu đồng

Long Nguyễn |

Từ ngày 15.4 tới đây, hành vi gửi hoặc phát tán thư điện tử rác, tin nhắn rác, phần mềm độc hại có thể bị xử phạt hành chính lên tới 80 triệu đồng.