Từ mai (1.10): Gửi tin nhắn, cuộc gọi rác bị phạt tới 100 triệu đồng

HỮU HUY |

Ngày mai (1.10.2020), Nghị định số 91/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

Nghị định số 91/2020/NĐ-CP đã làm rõ cách hiểu về “tin nhắn rác” như sau: “Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này”; hoặc “Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng”.

Bên cạnh đó, Nghị định 91 cũng định nghĩa một cách rõ ràng về “cuộc gọi rác” là gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo hoặc gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định.

Từ mai (1.10), thực hiện tin nhắn, cuộc gọi rác có thể bị xử phạt lên tới 100 triệu đồng. Ảnh minh họa: Hữu Huy
Từ mai (1.10), thực hiện tin nhắn, cuộc gọi rác có thể bị xử phạt lên tới 100 triệu đồng. Ảnh minh họa: Hữu Huy

Đầu số 5656 tiếp nhận phản ánh tin nhắn, cuộc gọi rác

Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn, cuộc gọi rác do Cục An toàn thông tin, thuộc Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng, vận hành. Hệ thống này tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656), thư điện tử rác. Khi thực hiện các chương trình quảng cáo, người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi đồng thời bản tin nhắn quảng cáo tới hệ thống phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656).

Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) là cơ quan điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và người quảng cáo có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).

Mức xử phạt lên đến 100 triệu đồng

Theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi thực hiện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Cụ thể mức phạt cho từng hành vi như sau:

- Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng: Gọi điện thoại quảng cáo khi chưa được đồng ý một cách rõ ràng, đến người đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo; gửi tin nhắn đăng ký đến người sử dụng đã từ chối hoặc không trả lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo.

- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng: Gọi hơn 1 cuộc gọi đến 1 số điện thoại trong vòng 24 giờ hoặc ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ - 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận khác…

- Phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng: Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo không đúng quy định; gửi bất kỳ tin nhắn quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo.

- Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng: Gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo.

Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị buộc thu hồi số điện thoại đã thực hiện hành vi vi phạm.

HỮU HUY
TIN LIÊN QUAN

Cuộc gọi rác: Phạt hành chính chưa đủ, phải ra toà mới đủ răn đe

Thế Lâm |

Vụ việc vừa được báo chí đưa tin rộng rãi là một người gốc Việt tại Mỹ tên Hữu Nguyễn, đã bị cảnh sát bắt vì thực hiện hàng ngàn cuộc gọi rác tới tổng đài 911.

Con số về cuộc gọi rác gây “chấn động” người dùng di động

Thế Lâm |

Thống kê sơ bộ từ hệ thống chặn lọc cuộc gọi rác đang được thí điểm của nhà mạng Viettel, trong 1 tháng có khoảng 49 triệu cuộc gọi bị nghi ngờ được ngăn chặn.

Cuộc gọi rác giảm, "phi công" telesales đã bớt "dội bom" người dùng

Thế Lâm |

Cuộc gọi rác đang có dấu hiệu giảm rõ rệt. Cho dù chưa có những công bố chính thức từ các nhà mạng, tuy nhiên từ phía người dùng di động, không ít người đã xác định điều này: Số cuộc gọi rác gọi đến quấy rầy đã giảm phần lớn.

Người dùng càng nhận diện rõ cuộc gọi rác càng góp sức xử lí hiệu quả

Thế Lâm |

Trong chiến dịch cao điểm chống cuộc gọi rác được thực hiện từ ngày 1.7, Cục Viễn thông đã thống nhất cùng các doanh nghiệp viễn thông 5 tiêu chí xác định “cuộc gọi rác” để xử lí. Phương án xử lí đối với cuộc gọi rác là khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao ngoại mạng.

Chống cuộc gọi rác: Tâm điểm từ lĩnh vực địa ốc, bảo hiểm…

Thế Lâm |

Tình trạng cuộc gọi rác mà hầu hết là cuộc gọi bán hàng qua điện thoại (telesale) bùng phát trong khoảng hơn 2 năm trở lại đây tại Việt Nam. Hơn 2 năm, nhưng cuộc gọi rác đã nhanh chóng trở thành “đại dịch” khiến hầu hết người nhận cuộc gọi phải ngao ngán, bức xúc…

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Cuộc gọi rác: Phạt hành chính chưa đủ, phải ra toà mới đủ răn đe

Thế Lâm |

Vụ việc vừa được báo chí đưa tin rộng rãi là một người gốc Việt tại Mỹ tên Hữu Nguyễn, đã bị cảnh sát bắt vì thực hiện hàng ngàn cuộc gọi rác tới tổng đài 911.

Con số về cuộc gọi rác gây “chấn động” người dùng di động

Thế Lâm |

Thống kê sơ bộ từ hệ thống chặn lọc cuộc gọi rác đang được thí điểm của nhà mạng Viettel, trong 1 tháng có khoảng 49 triệu cuộc gọi bị nghi ngờ được ngăn chặn.

Cuộc gọi rác giảm, "phi công" telesales đã bớt "dội bom" người dùng

Thế Lâm |

Cuộc gọi rác đang có dấu hiệu giảm rõ rệt. Cho dù chưa có những công bố chính thức từ các nhà mạng, tuy nhiên từ phía người dùng di động, không ít người đã xác định điều này: Số cuộc gọi rác gọi đến quấy rầy đã giảm phần lớn.

Người dùng càng nhận diện rõ cuộc gọi rác càng góp sức xử lí hiệu quả

Thế Lâm |

Trong chiến dịch cao điểm chống cuộc gọi rác được thực hiện từ ngày 1.7, Cục Viễn thông đã thống nhất cùng các doanh nghiệp viễn thông 5 tiêu chí xác định “cuộc gọi rác” để xử lí. Phương án xử lí đối với cuộc gọi rác là khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao ngoại mạng.

Chống cuộc gọi rác: Tâm điểm từ lĩnh vực địa ốc, bảo hiểm…

Thế Lâm |

Tình trạng cuộc gọi rác mà hầu hết là cuộc gọi bán hàng qua điện thoại (telesale) bùng phát trong khoảng hơn 2 năm trở lại đây tại Việt Nam. Hơn 2 năm, nhưng cuộc gọi rác đã nhanh chóng trở thành “đại dịch” khiến hầu hết người nhận cuộc gọi phải ngao ngán, bức xúc…