Người dùng càng nhận diện rõ cuộc gọi rác càng góp sức xử lí hiệu quả

Thế Lâm |

Trong chiến dịch cao điểm chống cuộc gọi rác được thực hiện từ ngày 1.7, Cục Viễn thông đã thống nhất cùng các doanh nghiệp viễn thông 5 tiêu chí xác định “cuộc gọi rác” để xử lí. Phương án xử lí đối với cuộc gọi rác là khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao ngoại mạng.

5 tiêu chí để xác định cuộc gọi rác là: Tần suất thực hiện cuộc gọi; tỉ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn; tỉ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn; tỉ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ; đặc điểm hành vi sử dụng.

Khi nghi ngờ thuê bao phát tán cuộc gọi rác, nhà mạng sẽ thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng đã nhận cuộc gọi bị nghi ngờ có hành vi thực hiện cuộc gọi rác. Cách thu thập ý kiến đang được thực hiện qua dạng tin nhắn USSD, người dùng di động có thể trả lời bằng cách nhấn nút có hoặc không.

Tuy nhiên, những tiêu chí đề cập còn khá chung chung. Đơn cử, tần suất thực hiện cuộc gọi là bao nhiêu lần trong một ngày/giờ/phút thì được xem là cuộc gọi rác; cuộc gọi có thời lượng từ bao nhiêu phút/giây trở xuống thì bị nghi ngờ là cuộc gọi rác; thời gian giữa các cuộc gọi trong bao lâu thì bị xếp vào diện nghi ngờ thuê bao phát tán cuộc gọi rác…

Sự cụ thể tất nhiên trước hết giúp cho nhà mạng di động thuận tiện trong việc phân loại và xử lí. Song mặt khác, người dùng di động cũng đồng thời là khách hàng của các nhà mạng, cũng cần biết rõ các tiêu chí xác định cuộc gọi rác, để phân biệt với các cuộc gọi telesale bình thường.

Trong “đại dịch” cuộc gọi rác đang hoành hành, người dùng di động là nạn nhân, nhưng họ cũng chính là nhân tố có thể cùng chung tay với nhà mạng và cơ quan quản lí chống cuộc gọi rác hiệu quả hơn. Bởi có nhiều người dùng, mỗi ngày không chỉ nhận 1, 2 cuộc gọi rác mà có thể lên đến hàng chục cuộc, những số thuê bao xả cuộc gọi rác không chỉ gọi đến cho số thuê bao của người dùng 1, 2 lần mà có khi lên đến hàng chục lần trải dài trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng chung qui đều là quảng cáo các dịch vụ gây khó chịu, ức chế.

Giải pháp thu thập ý kiến qua tin nhắn USSD mang đến sự tương tác nhanh, tốc độ cao giữa nhà mạng và người dùng. Tuy nhiên, loại tin nhắn này thường là đọc được để tương tác nhưng không lưu trong bộ nhớ của thiết bị. Trong trường hợp nhà mạng lấy ý kiến về một thuê bao bị nghi ngờ thực hiện cuộc gọi rác, tin nhắn USSD được gửi đi hiển thị số thuê bao bị nghi ngờ trên màn hình thiết bị của người dùng (thường ở trạng thái tạm treo).

Tuy nhiên, người dùng khi ấy trong trạng thái thụ động, không phải ai cũng có thể nhớ rõ số thuê bao đó đã từng thực hiện cuộc gọi rác đến mình hay chưa. Để xác định chính xác, người dùng cần thao tác vào xem lại lịch sử cuộc gọi, khi đó có thể làm cho trạng thái tin nhắn USSD biến mất khỏi màn hình.

Chính vì thế, cùng với phương thức nhắn tin USSD, nhà mạng cũng cần bố trí tổng đài để lắng nghe, ghi nhận phản hồi của khách hàng về các số thuê bao thực hiện cuộc gọi ngoài ý muốn, quấy rầy người khác, từ đó nhà mạng tổng hợp và dùng thuật toán với sự hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo và dữ liệu lớn để phân tích, sàng lọc ra số thuê bao thường xuyên thực hiện các cuộc gọi rác để xử lí.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chống cuộc gọi rác: Tâm điểm từ lĩnh vực địa ốc, bảo hiểm…

Thế Lâm |

Tình trạng cuộc gọi rác mà hầu hết là cuộc gọi bán hàng qua điện thoại (telesale) bùng phát trong khoảng hơn 2 năm trở lại đây tại Việt Nam. Hơn 2 năm, nhưng cuộc gọi rác đã nhanh chóng trở thành “đại dịch” khiến hầu hết người nhận cuộc gọi phải ngao ngán, bức xúc…

Sau một tuần xử lý cuộc gọi rác: Chặn hàng trăm nghìn cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo

Long Nguyễn |

Từ 1.7, trong khi Viettel được coi là doanh nghiệp đi đầu trong việc xử lý, ngăn chặn cuộc gọi rác thì MobiFone cũng quyết liệt triển khai ngay, không chờ đến thời hạn mà Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đề nghị. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Minh Thắng - Trưởng phòng Tài nguyên thống kê - Cục Viễn thông - cho biết: Việc xử lý sim rác chúng tôi vẫn đang tiến hành và làm thường xuyên, chứ không có chuyện “bắt cóc bỏ đĩa”, bởi chỉ cần ngừng ngăn chặn là hiện tượng sim rác lại đua nhau mọc lên ngay.

Tuyên chiến với “cuộc gọi rác”: Tăng trách nhiệm của nhà mạng kèm chế tài xử phạt

Cường Ngô |

Từ 1.7, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) bắt đầu phối hợp cùng các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone triển khai giải pháp công nghệ để lọc và cắt liên lạc các thuê bao phát tán cuộc gọi rác. Các nhà mạng cũng chủ động xây dựng hệ thống ngăn chặn “cuộc gọi rác” để bảo vệ khách hàng của mình. Không chỉ đối với sim rác, cuộc chiến với “cuộc gọi rác” đã bắt đầu. 

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Chống cuộc gọi rác: Tâm điểm từ lĩnh vực địa ốc, bảo hiểm…

Thế Lâm |

Tình trạng cuộc gọi rác mà hầu hết là cuộc gọi bán hàng qua điện thoại (telesale) bùng phát trong khoảng hơn 2 năm trở lại đây tại Việt Nam. Hơn 2 năm, nhưng cuộc gọi rác đã nhanh chóng trở thành “đại dịch” khiến hầu hết người nhận cuộc gọi phải ngao ngán, bức xúc…

Sau một tuần xử lý cuộc gọi rác: Chặn hàng trăm nghìn cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo

Long Nguyễn |

Từ 1.7, trong khi Viettel được coi là doanh nghiệp đi đầu trong việc xử lý, ngăn chặn cuộc gọi rác thì MobiFone cũng quyết liệt triển khai ngay, không chờ đến thời hạn mà Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đề nghị. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Minh Thắng - Trưởng phòng Tài nguyên thống kê - Cục Viễn thông - cho biết: Việc xử lý sim rác chúng tôi vẫn đang tiến hành và làm thường xuyên, chứ không có chuyện “bắt cóc bỏ đĩa”, bởi chỉ cần ngừng ngăn chặn là hiện tượng sim rác lại đua nhau mọc lên ngay.

Tuyên chiến với “cuộc gọi rác”: Tăng trách nhiệm của nhà mạng kèm chế tài xử phạt

Cường Ngô |

Từ 1.7, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) bắt đầu phối hợp cùng các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone triển khai giải pháp công nghệ để lọc và cắt liên lạc các thuê bao phát tán cuộc gọi rác. Các nhà mạng cũng chủ động xây dựng hệ thống ngăn chặn “cuộc gọi rác” để bảo vệ khách hàng của mình. Không chỉ đối với sim rác, cuộc chiến với “cuộc gọi rác” đã bắt đầu.