Câu chuyện văn hóa

Vợ chồng người làm vườn

Việt Văn |

Mới đây, anh có dịp đến thăm trang trại của 1 người bạn ở ngoại thành, rộng cả ngàn mét vuông, gió hồ lồng lộng, bể bơi, thiên nga trên cạn, sắp đặt tiểu cảnh mãn nhãn, tha hồ check-in nhưng điều anh ấn tượng nhất là vợ chồng người trông coi trang trại thay cho bạn. Chính họ mới là người coi sóc, chăm bón từng gốc cây, cắt tỉa từng nhánh hoa, sửa từ ổ điện chập đến vòi nước rò, từ nấu ăn đến chuẩn bị quà quê cho khách mang về…

Bạn và siêu thị

Việt Văn |

Chỉ dăm trăm mét, đi bộ chừng 5 phút là ra tới siêu thị, thật là quá tiện lợi cho mấy hộ dân trong ngõ. Siêu thị đã gần nhà lại bán đủ thứ nên bà con phấn khởi lắm. Chỉ có điều cứ khoảng tháng/lần là quản lý lại cho đổi thứ tự các kệ hàng. Chỗ bày cà phê, trà, trà sữa… chuyển sang bày mì, bún, miến các loại từ ta sang Nhật, sang Hàn, chỗ trước bày thịt hộp, gia vị các loại nay lại bày dầu gội đầu, sữa tắm… làm người mua hàng cứ hoa cả mắt.

Tiền Tết

Việt Văn |

Hàng xóm khoe vừa lĩnh lương hưu về, được lĩnh luôn cả tháng 1 và tháng 2. Như vậy, bà sẽ có một khoản tiền khá hơn mọi năm để tiêu Tết. Bà sốt ruột, nhưng con gái bảo phải đợi tin nhắn báo đến, mới có tiền để rút.

Người thông minh

Việt Văn |

Đạo diễn ái ngại nhìn diễn viên ứng viên nữ chính, cô ấy diễn tốt, phàm nỗi vào vai một phụ nữ xinh đẹp, đầy sức sống, đủ sức quyến rũ miễn ai là đàn ông, nhưng hình thể lại thiếu điểm nhấn cần thiết. Cô diễn viên cười khanh khách bảo cho cô 1 tuần. Đúng hẹn, cô quay lại với việc “nâng cấp” hình thể vừa đủ điểm nhấn. Đạo diễn cười khen cô đẹp mà thông minh! Cô cười mà ngậm đắng nuốt cay vì cơ thể cô giờ cảm giác như của người xa lạ.

Bữa tối

Việt Văn |

Bạn trước cứ nhăm nhăm tối về nhà, bởi cả nhà chỉ có bữa tối là quây quần, đủ cả vợ chồng, con cái. Bữa tối là bữa sum họp nên hôm nào bạn có nhậu với chiến hữu cũng phải tem tém lại, chừa mấy phần cho bụng về còn ăn cơm vợ nấu.

Lời hứa thời gian

Việt Văn |

Cô gái dân tộc thiểu số có nụ cười thật tươi khoe quả bơ bổ đôi cho khách chụp ảnh. Hai mẹ con cô từ miền xa lên thành phố ngàn hoa này, bán hàng ở chợ mưu sinh, ở đây bơ là đặc sản, nên bán khá chạy. Cô bảo khách nên thử món kem bơ vị béo ngậy, ăn vào là mê.

Đầu năm chạy bộ

Việt Văn |

Vừa ló đầu ra đường 5h sáng đã thấy căng dây chắn, hóa ra có cuộc thi chạy marathon, giờ món “ngon - bổ - rẻ” đó gây nghiện cho nhiều người. Nghe nói bà con chạy từ 3h sáng, chắc mệt lắm rồi, thế nên nhìn mấy vận động viên chạy lững thững, có người còn đi bộ thở dốc thấy đồng cảm bởi như cô bạn bảo: Chạy 10km còn ngon nhưng 15km là cả vấn đề.

Mất kết nối

Việt Văn |

Hai bố con nhà hàng xóm hay ra quán cà phê chuyện gẫu. Ngày đầu năm nên khá đông khách có lẽ nhiều người muốn chọn một thời điểm như thế này để tự tổng kết một năm đã qua với bao được, mất và cả những tiếc nuối.

Ngày đầu năm

Việt Văn |

Dòng chảy của thời gian lặng lẽ trôi. Một năm với bao bộn bề, khó khăn vật lộn của cuộc mưu sinh với ảnh hưởng nặng nề của hậu COVID-19 đã qua đi. Ngày đầu năm như một sự khởi đầu mới tràn đầy ước vọng, tờ lịch đỏ mang màu của dòng máu chảy trong huyết quản, như thúc giục ta, truyền thêm năng lượng cho ta.

Đường hai chiều

Việt Văn |

Từ khi con phố gần nhà anh mở ra hai chiều, bà con đi lại sung sướng hơn hẳn, vì đỡ phải đi vòng, nhưng bù lại mặt đường lúc nào cũng ken chặt người, mùi khói bụi, xăng xe đậm đặc hơn. Các quán cà phê lúc nào cũng đông đúc, trẻ, già, trai, gái đủ mọi thành phần tưng bừng từ sáng đến tối. Cách đó mấy trăm mét lại là siêu thị, quán ăn, cửa hàng thời trang, thế giới di động…

Hàng báo giấy

Việt Văn |

Gần nhà anh có hàng bán báo giấy, xưa chỉ bán toàn báo, giờ nhiều năm bán thêm đủ thứ từ lịch treo tường, lịch để bàn, phong bì đến keo dán, lì xì. Báo trước đủ loại trong Nam ngoài Bắc, báo ngày, tin nhanh đến tạp chí, giờ chỉ còn dăm chục đầu báo. Trước còn nhớ có tờ Bóng đá đưa tin nhanh sốt dẻo nhiều khi trận đấu bóng đêm chỉ kịp đưa kết quả hiệp 1, dù biết quả bóng tròn, hiệp 2 chả biết con tạo xoay vần đến đâu. Giờ thời nay, tin nhanh lướt trên mạng, mua báo giấy chỉ còn hoặc cho những người “muôn năm cũ”.

Cộng nghiệp

Việt Văn |

Ba giờ sáng, chụp ảnh buổi thiền định của các nhà sư tại một thiền viện phía Bắc. Cận cảnh vào gương mặt các thầy, khoảng cách máy ảnh gần đến độ, nghe được hơi thở và cảm giác đi vào không gian riêng tư của nhân vật. Tiếng bấm máy rất khẽ nhưng có thầy vẫn động đậy chân mày, có thầy mở hé mắt ra rồi nhắm lại và có thầy mắt vẫn nhìn xuống như không có điểm chạm. Và có những thầy mặt tĩnh lặng không chút xao động, ngạc nhiên nhất là một chú bé chỉ chừng 12-13 tuổi mà đã ngồi trong thế “kiết già” mặt bình thản như tượng...

Cài đặt bộ não

Việt Văn |

Tất niên đón Giáng sinh, cả bọn hẹn nhau ngồi, thịt nướng 1 trận cho chậm bớt thời gian, chứ cái đà này chả mấy chốc đến Tết âm rồi sang năm mới lại Tết sang năm... Cuộc đời cứ trôi qua vùn vụt, nắm cả hai tay cũng tuột ra, còn nhìn lại ta cười ngạo nghễ.

Bạn vong niên

Việt Văn |

Từ nhỏ đến trưởng thành, anh vẫn luôn có những người bạn vong niên tuyệt vời, cho anh những tầm nhìn và trải nghiệm vô giá. Ký ức đầu tiên là ông già họa sĩ vẽ tranh cho thiếu nhi. Ngày biển động, thấy anh ngại ngần nhìn những con sóng dữ, lớp sau đè lớp trước, ông đã cười: Sóng biển đâu bằng sóng đời!

Cô gái chạy xe

Việt Văn |

Từ quán ăn về khách sạn phải gần 20km, gọi xe ôm công nghệ để vừa đi vừa ngắm thành phố cao nguyên lúc đêm về. Màn hình hiện lên hình ảnh một cô gái, đã tặc lưỡi định “hủy” nhưng nghĩ sao vẫn để. Chỉ tích tắc sau, cô gái gọi giọng khá trầm và điềm tĩnh bảo đường tắc phải 7 phút nữa, cô mới qua được. Rồi cô gái đến trong bộ đồ xe ôm khá chật so với thân hình liên tưởng đến vận động viên Sumo.