Phóng sự

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

Thành công ngoài mong đợi

Hữu Long |

Bên cạnh việc quản lý xã hội bằng hệ thống hành chính truyền thống, TP. Đà Nẵng đã lập ra các trang mạng xã hội với sự quản lý, tiếp nhận thông tin và phản hồi đến người dân từ chính những vị lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Việc ra đời của các trang Fanpage công cộng có tình tương tác “nóng” thời gian qua đã mang lại nhiều hiệu ứng tích cực, thu hút rất đông người dân tham gia đóng góp ý kiến.

Ngóng chờ người thân sống sót trở về

Trần Hóa |

“Thôi chị à, chuyện đã vậy rồi, khóc hoài có được gì đâu! Chị thử cố đợi thêm thời gian nữa xem sao, chắc anh và cháu được tàu nào cứu rồi mà chưa liên lạc về nhà cũng nên” – lời động viên, an ủi của người thân, bạn bè, hàng xóm khi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Yến (vợ nạn nhân Cao Văn Hiệp, trú thôn Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Nói lời an ủi ấy, mà ai cũng hiểu rằng, những ngư dân mất tích giữa muôn trùng biển khơi thượng tuần tháng 11 này khó có thể sống sót trở về, và nếu có, cũng không còn “nguyên vẹn” nữa, nhất là khi đã tìm được xác con tàu bị nạn.

Lũ lớn về quá nhanh, dân không kịp ứng phó

NHIỆT BĂNG - THANH THÚY |

Dù Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Khánh Hòa đã phát công điện cảnh báo tình hình mưa lũ từ ngày 12.12 nhưng người dân tỉnh Khánh Hòa gần như bị động ứng phó vì lũ lớn đổ về quá nhanh. Chỉ trong một đêm, người dân đã hứng thiệt hại nặng nề.

Trả cuộc đời con về cho con

LÊ TUYẾT |

“Cuộc đời của Hiếu giờ là của chính cháu, không phải của ông bà ngoại, hay của mẹ…” – chị Phan Thị Kim Loan, mẹ em Đỗ Trọng Hiếu (Cam Ranh, Khánh Hòa) nói gần như khóc khi nhìn cậu con trai 17 tuổi của mình đi lại, cười nói và tự tin giao lưu với mọi người. Buổi sáng ngày 11.12, lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập chương trình Nhịp tim Việt Nam, Hiếu có phần bảnh bao hơn trong đôi giày thể thao, chiếc quần jean và áo khoác da, bên trong là một chiếc sơ mi trắng. Hiếu là em thứ 3.000 trong số 5.170 em được phẫu thuật tim miễn phí của chương trình Nhịp tim Việt Nam. Chương trình đã đi một chặng đường dài 10 năm, và nói như bác sĩ Nguyễn Hoàng Định - Trưởng Khoa phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, người gắn bó với hành trình từ ngày mới bắt đầu thì “10 năm đã qua nhưng tình không vơi đi mà còn đầy thêm…”

Dự án “đất vàng” Lý Thường Kiệt - Hàng Bài 6 năm “án binh bất động”

HOÀI NAM |

Dự án xây dựng lại khu tập thể và cải tạo, sắp xếp lại trụ sở làm việc tại địa chỉ số 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã chính thức chậm tiến độ gần 3 năm. UBND TP. Hà Nội thúc tiến độ; một số hộ dân “cố thủ” chưa di dời, còn chủ đầu tư thì mỏi mắt chờ mặt bằng thi công.

Kỳ bí về người 45 năm mất ngủ

Thanh Hải |

“Ông Thái Ngọc đã ngủ được rồi”! Thông tin như chẳng có nghĩa lý gì với xã hội, nhưng lại khiến cả chục nhà báo từ TP. Đà Nẵng lục tục lội ngược dòng Thu Bồn đến hóc núi Cà Tang, huyện Nông Sơn để mục sở thị. Nhưng rút cuộc, đấy cũng chỉ là tin đồn. Ông Thái Ngọc, sinh năm 1940, vẫn liên tục 45 năm chưa từng chợp mắt. Cái sự mất ngủ hàng chục ngàn đêm của ông Ngọc vẫn còn là một bí ẩn của cả tự nhiên lẫn y khoa…

Nơi cổ tích sinh ra từ tình người

Nguyễn Thùy |

Những ngày cuối tháng 11, hành trình “Thiện Nhân và những người bạn” – chương trình phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục miễn phí cho trẻ em Việt Nam lại bắt đầu chặng đường mới cùng những cái hẹn đầy hy vọng. Với một lịch trình khám và phẫu thuật của các bác sỹ tình nguyện đến từ Ý, Mỹ được tận dụng từng giây phút như suốt 6 năm qua, những người thực hiện chương trình lại chỉ tự nhận, họ đã làm bởi bản năng của những người cha mẹ. Hẳn là một “cái cớ” để họ có thể nhận con số hồ sơ lên đến hàng nghìn, gọi điện cho từng gia đình đến việc sẵn sàng có mặt bên cạnh những đứa trẻ trong những ca đại phẫu. Để từ đó, nhiều cuộc đời được hoàn thiện và cổ tích được sinh ra giữa đời thường.

Người Hòn Sơn chật vật giữ nghề nước mắm truyền thống

LÊ TUYẾT |

Nghề làm nước mắm, khai thác thủy hải sản là nghề chính của dân đảo Hòn Sơn (xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang). Giai đoạn hưng thịnh, nghề làm nước mắm truyền thống ở đây có tới vài chục nhà thùng. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, số nhà thùng trên đảo cứ giảm dần, giờ chỉ còn ba hộ bám nghề. Khi lượng cá giảm sút, nghề nước mắm truyền thống bị cạnh tranh bởi nước mắm công nghiệp, họ - những người làm nước mắm thùng ở Hòn Sơn, muốn giữ được nghề của ông cha không phải là chuyện dễ dàng, mà ở đó còn có cả sự hy sinh.

Chứng chỉ tin học trình độ A, B, C đã bị dừng cấp mới: Vẫn bán công khai

NHÓM PV THỜI SỰ |

Thông tư liên lịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT quy định rõ việc dừng đào tạo, cấp các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C kể từ ngày 10.8.2016. Thế nhưng trên thực tế, các trung tâm đào tạo tin học - ngoại ngữ tại Hà Nội và nhiều thành phố khác vẫn có đủ chiêu trò để “dụ” học viên chi tiền mua bằng mà khỏi cần học.

Đóng "tổn" nuôi con chữ vùng biên

LÊ PHI LONG |

Con đường đến Thượng Trạch (Quảng Bình) ẩm ướt, trơn trượt, quanh co theo triền núi vốn đã khó đi, nay phải chở thêm nhiều đồ dùng, thức ăn trong chiếc "tổn" nặng, nên thầy Nguyễn Ngọc Phương - Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch phải chạy xe với tốc độ "rùa bò". Thầy Phương bảo: "chở nặng và đường đi khó, nên chậm chậm cho chắc". Chậm và chắc, khiến chúng tôi mất đến mấy giờ đồng hồ mới lên đến nơi công tác của thầy Phương. Đến nơi, tôi mới tự trả lời được vì sao "tổn" của thầy Phương lại nhiều và nặng đến thế - khi nhìn những lớp học run bần bật trong gió cùng những đứa trẻ đồng bào người dân tộc Ma Coong đến trường với nỗi lo thiếu trước hụt sau...

Hơn 100 lao động có nguy cơ mất việc?

Công Thắng – Cao Nguyên ​ |

Gắn bó hơn 7 năm với dự án khu Du lịch sinh thái Hàm Rồng (huyện Sapa – Lào Cai) nhưng nhiều gia đình dân tộc thiểu số và người lao động làm việc tại đây có nguy cơ bị mất việc làm trước quyết định thu hồi dự án này của UBND tỉnh Lào Cai.

Ngọn núi người đẹp

Cà Tan |

Đàn bà Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh không phấn son sặc sỡ, không váy hoa xúng xính nhưng họ sở hữu những cặp mắt xanh, da trắng, tóc vàng. Đàn ông Xê Đăng cao to vạm vỡ, mũi cao, tóc xoăn. Những đứa trẻ Xê Đăng ở đây không khác những đứa con của du khách phương Tây là mấy. Chỉ có điều họ uống rượu như nước và nhai thuốc lá như cơm. Trẻ con lên 10 đã biết ngất ngưởng trong men say rượu cần…

Ký Sự Bất Diệt

Huy Minh |

Khi người phụ nữ trong cửa hàng photocopy nằm bên hông tượng đài nữ tướng Lê Chân đường Nguyễn Đức Cảnh, Hải Phòng đón tập tài liệu từ tay tôi, chị không giấu được sự ngạc nhiên: “Anh lấy từ đâu ra thế?”. Chị lưỡng lự thêm một lát, như chọn từ, rồi nói: “Bây giờ thì đúng là đồ cổ quý hiếm rồi”. Đó là tập bản thảo đánh máy trên loại giấy dày hơi ngả vàng, tác giả Alexander Lapsin - Hoàng Tích Chỉ, truyện phim hợp tác Liên Xô - Việt Nam, do Nguyễn Thị Lợi biên tập mà ngay từ tên gọi “Ký Sự Bất Diệt” dường như đã gây nên xôn xao trong cõi tâm can. Xin lược trích.

Gập ghềnh đường hồi hương của cô dâu Việt

NHẬT HỒ - TRẦN LƯU |

Chỉ tỉnh riêng TP. Cần Thơ, từ 2005 - 2015 có đến 72.830 trường hợp phụ nữ lấy chồng nước ngoài. Trong đó, nhiều nhất là Hàn Quốc. Cái giá phải trả là có đến 14.871 trường hợp ly hôn. Hầu hết những cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc sau ly hôn muốn quay về quê hương để sinh sống. Tuy vậy, đường về nước và việc tái hòa nhập với cộng đồng với họ không mấy dễ dàng.

Công nhân về rốn lũ giúp dân

HÀ ANH CHIẾN |

Ngay từ những ngày đầu khi những cơn “lũ chồng lũ” tàn phá các tỉnh miền Trung, công nhân tỉnh Đồng Nai đã trích một phần lương từ ngày làm việc của mình để góp sức giúp người dân Quảng Bình, Hà Tĩnh vượt qua khó khăn. Không chỉ thế, họ còn bày tỏ nguyện vọng được xin nghỉ phép, trực tiếp về “rốn lũ” Quảng Bình, Hà Tĩnh trực tiếp giúp đỡ người dân.