Chứng chỉ tin học trình độ A, B, C đã bị dừng cấp mới: Vẫn bán công khai

NHÓM PV THỜI SỰ |

Thông tư liên lịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT quy định rõ việc dừng đào tạo, cấp các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C kể từ ngày 10.8.2016. Thế nhưng trên thực tế, các trung tâm đào tạo tin học - ngoại ngữ tại Hà Nội và nhiều thành phố khác vẫn có đủ chiêu trò để “dụ” học viên chi tiền mua bằng mà khỏi cần học.
Thủ thuật điều chỉnh ngày

Điểm đăng ký học và thi tin học - ngoại ngữ đặt trên địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội là một địa chỉ được những người có nhu cầu “làm nhanh” các loại chứng chỉ rỉ tai nhau là: Nhanh, uy tín và an toàn. Thế nhưng, trái ngược với hình dung ban đầu của chúng tôi và cả những lời quảng cáo khoa trương trên mạng, cơ sở này thực chất khá khiêm tốn, chỉ là tầng trệt của một hộ dân thông thường, thu mình cuối một con ngõ hẹp.

Tiếp chúng tôi là một nam nhân viên tên T còn khá trẻ, ngồi giữa chiếc bàn rộng với la liệt bằng cấp cùng các đơn đăng ký. T nói, ngoài tuyển sinh các khóa học tin học, ngoại ngữ, tại đây còn nhận làm và bán chứng chỉ trình độ A, B, C (cả tin học và ngoại ngữ) cho những khách có yêu cầu. “Bên em chỉ cần 4 ảnh 3x4 và bản photocopy chứng minh nhân dân là làm được. Nếu anh làm chứng nhận của Trung tâm A thì 1 ngày là có, giá 400.000 đồng/cặp, không cần thi. Còn nếu là chứng chỉ của Bộ Giáo dục & Đào tạo thì 3 ngày, giá là 1.100. 000 đồng/cặp nếu đến thi, không đến thi thì 1.200.000 đồng/cặp”, T giới thiệu.

Thấy tôi thắc mắc giữa các thuật ngữ và mức giá, T đẩy về phía tôi xấp chứng chỉ màu đỏ tươi, giải thích tiếp: “Nếu anh xin vào Nhà nước thì nên làm chứng chỉ của Bộ GDĐT, tức là phôi do bộ cấp. Anh cũng nên đến ký vào bài thi để tránh kiện cáo sau này. Còn nếu xin vào tư nhân thì làm chứng nhận cũng được. Phôi do trung tâm A cấp và đóng dấu luôn. Họ cũng rất uy tín.

Tôi mân mê đống giấy tờ, nhận thấy chứng chỉ của Bộ GDĐT khá dày dặn. Phía bên trên góc trái còn có tem 7 màu chống giả, lấp lánh dưới ánh đèn. Bên dưới được đóng dấu và ký tên bởi ông Trịnh Hữu Tuấn - Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ tin học HDIU, thuộc Trường Đại học Đông Đô. Còn chứng nhận của trung tâm A thì màu sẫm hơn, mỏng và không sắc nét bằng.

Khi tôi thắc mắc về quy định dừng cấp mới các chứng chỉ tin học theo chuẩn A, B, C từ ngày 10.8.2016, T trấn an: “Việc đó rất đơn giản, chỉ việc điều chỉnh ngày là xong”. Tôi giật mình nhìn lại đống chứng chỉ trên bàn, tất cả đều được ký tên và đóng dấu cuối tháng 7.2016, và khóa học kéo dài 3 tháng cũng vậy, đã được điều chỉnh thời gian, mặc dù thời điểm chúng tôi đến trung tâm là đầu tháng 12.2016. Điều đó có nghĩa, thủ thuật nhỏ này lập tức khiến cho các chứng chỉ tin học dù cấp ở thời điểm nào cũng vẫn còn nguyên giá trị.

Đống chứng chỉ chờ được đóng dấu ghi ngày cấp từ 25.8.2015.

Tiếp tục thắc mắc về chất lượng và rủi ro lúc đi xin việc liệu có bị phát hiện, nam nhân viên này nói chắc như đinh đóng cột: “Đồ bên em xịn 100%, phôi thật của bộ, có hồ sơ lưu trên máy tính giả làm sao được”. Như để chứng minh cho những gì mình vừa nói, T lấy ra từ trong ngăn bàn một sấp chứng chỉ các loại, tất cả đều thơm phức mùi giấy mới, cùng danh sách dài những người vừa đăng ký và đang trong quá trình chờ lấy bằng.

Vẫn quảng cáo mạnh, công khai trên Internet

Tiếp tục trong vai người có nhu cầu làm chứng chỉ, chúng tôi tìm đến nhiều địa chỉ khác nhau trên địa bàn TP. Hà Nội. Tuy giá cả thì muôn hình vạn trạng nhưng tất cả những địa điểm chúng tôi đi qua đều có điểm chung là cố gắng định hướng cho khách hàng “làm nhanh” loại chứng chỉ cũ cùng lời hứa sẽ đổi ngày in trên bằng để hợp thức hóa. Bên cạnh có, các trung tâm này cũng quảng cáo rất mạnh và công khai trên mạng Internet.

“Nếu học được thì nên học, nhưng sẽ rất mất thời gian. Cũng không tội gì làm chứng chỉ theo quy chuẩn mới vì vừa khó vừa đắt. Cứ làm chứng chỉ theo tiêu chuẩn cũ, in lùi ngày lại, chúng tôi còn rất nhiều phôi, đảm bảo hàng thật 100%”, một nhân viên tại trung tâm ngoại ngữ - tin học đóng gần đại học sư phạm khẳng định. Giá cả được trung tâm này đưa ra khá cạnh tranh: 1 triệu đồng/ cặp chứng chỉ do Bộ GDĐT cấp, 400.000đ/cặp chứng nhận do trung tâm A cấp.

Cá biệt có những trung tâm còn đặt cơ sở ngay trong các trường học để tăng tính thuyết phục, như trường hợp tại Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hà Nội I nằm trên phố Vũ Trọng Phụng. Khi P.V có mặt tại cơ sở, la liệt những chứng chỉ chỉ vừa kịp in tên học viên, còn chưa kịp đóng dấu, nghi ngày cấp từ tận… 15.8.2015.

Theo khảo sát của P.V, trung tâm A có địa chỉ trên phố Nguyễn Ngọc Vũ có vẻ đang là cái tên rất mạnh trong việc cấp chứng nhận tiếng Anh - tin học với giá cả khá đồng nhất là 400.000 đồng/cặp. Rất nhiều địa điểm khi được hỏi, đều nói họ liên kết với trung tâm này để cấp chứng nhận với thời gian “siêu tốc”: 1 ngày là có. Còn về “chứng chỉ do Bộ GDĐT cấp”, theo quảng cáo, nhiều nhất vẫn là liên kết với Đại học Đông Đô để đóng dấu.

Cũng trong hành trình này, khi P.V đặt câu hỏi về việc “mua” chứng chỉ tin học theo tiêu chuẩn mới, phần lớn các trung tâm đều lắc đầu từ chối hoặc nếu có thì chỉ hời hợt đưa ra tư vấn: “Sẽ hỗ trợ trong lúc thi”, giá cả thì dao động từ 2 - 4 triệu đồng/khóa tùy trình độ, nhưng vẫn phải đến học. “Tội gì mà làm cái đó cho đắt đỏ, cứ làm loại cũ vẫn đảm bảo 100% mà”, một nhân viên cơ sở ngoại ngữ đặt gần Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tư vấn.

Rất nhiều chứng chỉ, chứng nhận trong tập hồ sơ này được nhân viên tư vấn khoe với P.V.

Cần cơ quan chức năng vào cuộc

Để làm rõ hơn vấn đề trên, chiều 5.12, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với đại diện Bộ GDĐT - ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên. Ông Sơn cho biết, liên bộ: GDĐT và Thông tin & Truyền thông (Bộ TTTT) đã phối hợp ban hành, thực hiện Thông tư liên tịch số 17/2016 ngày 21.6.2016 quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

Theo đó, thông tư liên tịch này có điều khoản chuyển tiếp được quy định rõ như sau: Đối với các khóa đào tạo, cấp chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C (theo Quyết định số 21/2000 ngày 3.7.2000 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành chương trình tin học ứng dụng A, B, C) đang triển khai trước ngày thông tư liên tịch này có hiệu lực vẫn được tiếp tục thực hiện, cấp chứng chỉ ứng dụng cho đến khi kết thúc. Do đó, nếu tại một đơn vị đào tạo nào đó tổ chức chiêu sinh để đào tạo và cấp chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C cho học viên trước ngày 10.8, nhưng sau thời hạn đó vẫn chưa kịp cấp, thì học viên vẫn sẽ được cấp chứng chỉ loại này theo đúng quy định.

“Bình thường mỗi khóa học kéo dài không quá 3 tháng, nên từ giữa tháng 11.2016, việc cấp chứng chỉ tin học loại này cho học viên đã chính thức dừng lại”, lãnh đạo Vụ Giáo dục thường xuyên phân tích.

Cũng theo lời vị phó vụ trưởng, hiện tượng “mua bán” chứng chỉ loại này (A, B, C) đã diễn ra từ lâu. Trách nhiệm quản lý và xử lý các cơ sở có hành vi trên đã được bộ giao về lãnh đạo các sở GDĐT trên cả nước. “Rõ ràng, nếu ở đâu có tình trạng mua bán chứng chỉ thì đó là hành vi sai luật. Lãnh đạo mà trực tiếp là giám đốc sở GDĐT nơi đó phải có trách nhiệm xác minh, xử lý tùy mức độ. Chỉ cần nộp hồ sơ, đóng tiền mà không cần học, thi nhưng vẫn có chứng chỉ là trái với quy định”, ông Sơn nhấn mạnh.

Cũng theo ông Sơn, việc cấp mới chứng chỉ A, B, C đã bị dừng lại nên những người có nhu cầu chung cần hết sức tỉnh táo. Đừng nghe theo lời quảng cáo trên mạng của các trung tâm nói rằng sẽ “mua bán” chứng chỉ loại này với chi phí khoảng vài trăm ngàn đồng là xong. Cần tìm hiểu kỹ thông tư của bộ để tránh bị mất tiền oan.

NHÓM PV THỜI SỰ
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.