Ngóng chờ người thân sống sót trở về

Trần Hóa |

“Thôi chị à, chuyện đã vậy rồi, khóc hoài có được gì đâu! Chị thử cố đợi thêm thời gian nữa xem sao, chắc anh và cháu được tàu nào cứu rồi mà chưa liên lạc về nhà cũng nên” – lời động viên, an ủi của người thân, bạn bè, hàng xóm khi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Yến (vợ nạn nhân Cao Văn Hiệp, trú thôn Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Nói lời an ủi ấy, mà ai cũng hiểu rằng, những ngư dân mất tích giữa muôn trùng biển khơi thượng tuần tháng 11 này khó có thể sống sót trở về, và nếu có, cũng không còn “nguyên vẹn” nữa, nhất là khi đã tìm được xác con tàu bị nạn.
Mất tích cả chồng lẫn con

Nếu tính từ  20 giờ ngày 8.12,  thì đã 7 ngày trôi qua, kể từ khi ông Cao Văn Hiệp - thuyền trưởng tàu cá QNg 11150 cùng 3 thuyền viên hành nghề lưới kéo tại vùng biển Hòn Bàn Than (cách cửa khẩu Sa Kỳ khoảng 1 hải lí về phía Đông Nam)  bị mất liên lạc. Ba  thuyền viên  có người con trai út của ông Hiệp là Cao Thành Nam và hai ngư dân Dương Việt Cường (trú thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi), Trần Văn Thu (tỉnh Quảng Trị).

Ngay ngày hôm sau, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Sa Kỳ phối hợp với chính quyền địa phương đã huy động 6 tàu cá ở xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi tham gia tìm kiếm tà QNg 11150 cùng 4 ngư dân mất tích. Đến 9 giờ ngày 9.12 thì xác định vị trí tàu QNg 11150 bị chìm, hàng chục người tham gia lặn tìm quanh khu vực đó vẫn không thấy 4 ngư dân trên mới lai dắt chiếc tàu bị nạn vào bờ chiều 10.12.

Buổi sáng hôm ấy, như thường lệ, chị Cao Thị Ry (con gái thứ hai của ông Hiệp) ra cảng Tịnh Kỳ đón bố và em để đưa cá đi bán. Nhưng ngồi đợi mãi, đợi mãi mà chẳng thấy thuyền của bố đâu, cảm thấy trong lòng bất an, nghi có chuyện chẳng lành, chị liền chạy về Trạm Kiểm soát Sa Kỳ (xã Tịnh Kỳ) để báo cho cơ quan chức năng. “Ai ngờ tai họa lại ập đến gia đình cùng một lúc. Mẹ em vừa mới phẫu thuật ruột non về chưa được mấy ngày thì nghe tin bố và em trai em mất tích. Nhiều lúc mẹ khóc rồi lịm đi vì vết thương ở ruột chưa lành” – chị Ry nói trong nước mắt.

Chiếc tàu bị nạn là tàu cũ, được mua  từ năm 2013 với công suất 80 CV. Đầu năm 2016, tàu có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp trầm trọng, không thể tiếp tục vươn khơi. Thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, người em của bà Nguyễn Thị Yến cho gia đình mượn sổ đỏ thế chấp vay mượn được 400 triệu đồng để nâng cấp tàu cá lên 280 CV và mua mới ngư lưới cụ. Vậy mà, mới ra khơi được 4 đến 5 tháng thì tàu bị nạn. “Không biết số nợ trên biết bao giờ mới trả được, trong khi chiếc tàu bị chìm giờ thành đống phế liệu” – chị Ry đau đớn nói.

Sinh ra trên vùng biển nghèo, sự học không phải là cái đích mà bố mẹ của những đứa trẻ hướng đến. Với Cao Thành Nam cũng vậy, vừa học hết lớp 7 em đã phải ngậm ngùi “gác bút”, theo bố ra khơi, chống chọi với sóng gió, với biển cả mênh mông kiếm miếng cơm manh áo. Bây giờ, khi nghe chúng tôi nhắc đến tên con, bà Nguyễn Thị Yến òa lên khóc: “Nó đang nhỏ, nhỏ lắm chú ơi, mới học xong lớp 7 đã phải theo bố ra khơi hơn 5 năm nay. Tôi có muốn vậy đâu nhưng vì nhà nghèo, không có tiền cho con đi học buộc phải bỏ thôi. Nếu chồng con tôi có mệnh hệ gì chắc tôi sống không nổi”.

Nhớ những năm còn trẻ, khi biển cả còn “dễ dãi” vợ chồng ông Cao Văn Hiệp và bà Nguyễn Thị Yến chật vật lắm mới nuôi được bốn người con khôn lớn, trưởng thành. Trong đó, người con trai đầu là Cao Xuân Ba – người đứng tên chiếc tàu bị nạn, hiện đang đi làm ăn xa. Người con gái thứ hai, Cao Thị Ry đang sống cùng chồng ở địa phương. Tiếp đến là Cao Thành Ký (học đại học tại TP.HCM) và Cao Thành Nam. Hôm nghe tin bố và em mất tích trên biển, Ký phải bỏ thi giữa chừng, lật đật bắt xe về quê theo các tàu cá để tham gia tìm kiếm. Chiếc tàu đầy hứa hẹn mang lại cơm áo, hạnh phúc cho gia đình ông Hiệp, giờ đây, sau một đợt sóng ác nghiệt đã thành đống phế liệu, tan theo nó là cả giấc mơ cơm gạo của đại gia đình.

"Lấy chồng đi biển hồn treo cột buồm", nếu những người đàn ông cùng chung một vận mệnh giữa biển khơi, thì những người phụ nữ trên bờ cùng chung một nỗi bồn chồn, lo lắng, chung cả những hi vọng mong manh. Hôm về nhà chị Nguyễn Thị Linh (vợ anh Dương Việt Cường – ngư dân mất tích trên tàu cá QNg 11150) không khí buồn bã bao trùm cả vùng quê nghèo Cổ Lũy. Người thân, bạn bè đến thăm hỏi rất đông.

Ngồi cạnh mẹ, người con thứ hai của chị đang học lớp 4 vừa khóc vừa đòi gặp bố cho bằng được. Chị Linh gạt nước mắt ôm con vào lòng: “Sống gần biển mà không bám biển chỉ có chết đói thôi. Gần 20 năm lấy nhau mà thời gian anh ở ngoài biển nhiều hơn ở bên mẹ con em. Thế mà cuộc sống vẫn khó khăn đủ đường, huống hồ bây giờ chỉ còn mẹ cùng hai đứa con nheo nhóc thì không biết những ngày tiếp theo sẽ sống sao đây”.

Điệp khúc buồn

Chuyện ngư dân mất tích ở ngoài khơi không còn xa lạ gì với người dân vùng biển Quảng Ngãi. Cách đây hơn 2 tháng tại thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh cũng có trường hợp bị rơi xuống biển mất tích, đến nay vẫn chưa tìm thấy.

Tàu cá QNg 11150 TS bị chìm được kéo vào bờ. Ảnh: T.H

Từ khi mới sinh ra, chị Nguyễn Thị Phượng (trú thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã phải chịu cảnh mồ côi bố lẫn mẹ, buộc chị phải sống nương tựa vào một bà cô nghèo. Mãi đến năm 2000 chị đem lòng yêu và có một cuộc sống đầm ấm hạnh phúc với một chàng trai cùng xóm trong một thời gian dài. Những tưởng dĩ vãng buồn, bất hạnh của mình sẽ được đền đáp khi có được người chồng hết mực yêu thương vợ con. Vậy mà…

Vào tháng giữa tháng 10, anh Ngô Minh Vương (chồng chị Phượng) theo tàu của một người trong thôn ra Hoàng Sa đánh bắt cá, kiếm tiền nuôi vợ, con. Đi chưa được bao lâu thì tai nạn xảy ra. Đêm đó, trong lúc tàu đang neo đậu để nghỉ ngơi, anh Vương cùng một ngư dân đi cùng thả thúng xuống biển rồi chèo ra cách đó không xa để câu mực (kiếm thêm thu nhập). Qua ngày hôm sau, các thuyền viên trên tàu không thấy anh Vương và người đi cùng quay lại tàu nên tổ chức tìm kiếm. Nhưng rồi, tìm mãi chỉ thấy thi thể của ngư dân đi cùng, còn anh Vương đến nay vẫn mất tích.

Ngồi trước di ảnh của chồng, chị Phượng nghẹn ngào: “Trước đây, mỗi lần chồng tôi đi biển vào, cũng được đôi ba triệu lo cho con cái học hành và chi phí trong gia đình. Riêng tôi làm nghề may, nhận áo quần của mấy người trong xóm làm kiếm thêm thu nhập. Còn bây giờ, khi anh không còn nữa, cuộc đời mẹ con tôi chưa biết đi về đâu”. Khi được hỏi, chị có còn hi vọng một ngày nào đó chồng mình sẽ trở về không, chị Phượng lại nghẹn ngào:  “Đã hơn 2 tháng rồi mà,  thử hỏi tất cả người dân vùng biển xem, nếu bị mất tích ngoài biển hơn 2 tháng thì có cơ hội sống sót trở về được không. Chắc ai cũng phải lắc đầu. Hết hi vọng rồi!”.

Đã quá trưa, người con gái đầu đang học lớp 9 của chị Phượng vừa đi học về, nó chào hỏi xong, rồi lẳng lặng đến trước bàn thờ thắp cho bố một nén nhang. Chị Phượng cứ nhìn chằm chằm vào con, vào di ảnh của chồng mà nước mắt trào ra...  Nhìn những giọt nước mắt  của chị Phượng, tôi ước niềm hi vọng của những người vợ ngóng chồng, những đứa con ngóng cha mất tích ngoài biển được đáp lại bằng một tin vui. 

Ngày 9.12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia và Tìm kiếm Cứu nạn,trong khi đang kiểm tra tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng) nhanh chóng phối hợp với địa phương để tìm bằng được 4 ngư dân trên tàu cá QNg 11150.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, lúc 17 giờ 30 ngày 9.12, Trung tâm đã điều động tàu SAR 274 từ Đà Nẵng tham gia tìm kiếm 4 ngư dân mất tích. Khu vực tìm kiếm được lập từ ngày 9.12 đến 11.12 dọc bờ biển Quảng Ngãi, Bình Định. Lúc 20 giờ ngày 11.12, Trung tâm tiếp tục điều động tàu SAR 27-01 xuất phát từ Nha Trang ra hiện trường để phối hợp với tàu SAR 274 tham gia tìm kiếm.

Trần Hóa
TIN LIÊN QUAN

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.