Công nhân về rốn lũ giúp dân

HÀ ANH CHIẾN |

Ngay từ những ngày đầu khi những cơn “lũ chồng lũ” tàn phá các tỉnh miền Trung, công nhân tỉnh Đồng Nai đã trích một phần lương từ ngày làm việc của mình để góp sức giúp người dân Quảng Bình, Hà Tĩnh vượt qua khó khăn. Không chỉ thế, họ còn bày tỏ nguyện vọng được xin nghỉ phép, trực tiếp về “rốn lũ” Quảng Bình, Hà Tĩnh trực tiếp giúp đỡ người dân.
Từ đó, Công đoàn Khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai), các CĐCS phối hợp với Hội chữ thập đỏ Đồng Nai đã đưa các công nhân vốn cả ngày ngồi ở nhà máy sản xuất về với người dân vùng lũ để đồng cảm, chia sẻ.

Công nhân về giúp đỡ quê hương

Đã có ba đợt hỗ trợ người dân vùng lũ miền Trung trong tháng 11. Bà Đỗ Thị Phước Thiện - Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ tỉnh Đồng Nai cho biết: Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, các CĐCS có số lượng công nhân lớn tại Đồng Nai như: CĐCS Cty Pousung VN (H.Trảng Bom), Cty Pouchen Đồng Nai (xã Hóa An, TP. Biên Hòa), Cty Teakwang Vina (KCN Biên Hòa 1) đã chung sức đóng góp hàng tỉ đồng để hỗ trợ đồng bào miền Trung đang gặp khó khăn, số tiền các công nhân đóng góp của các đơn vị này hơn 2 tỉ đồng.

Điều đáng quý, theo bà Thiện, đây là những đóng góp của các công nhân, họ trích ra vài chục ngàn đồng từ ngày lương của mình để ủng hộ đồng bào, ngoài ra còn có nguồn từ công đoàn cơ sở và nguồn từ các công ty.

Thông qua Hội Chữ thập Đỏ, rất nhiều sự đóng góp của công nhân đã đến với người dân vùng lũ. Tại CĐCS Cty Teakwang Vina, với 20.000 đồng/1 công nhân đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung, tại đây đã quyên góp được hơn 1 tỉ đồng để hỗ trợ người dân. Tuy nhiên, để các công nhân trực tiếp thấu hiểu, tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn của người dân, công đoàn cơ sở nơi đây đã tạo điều kiện cho nhiều công nhân cùng tham gia hỗ trợ trực tiếp. Họ đều là các công nhân trực tiếp ngồi tại nhà máy sản xuất, có quê hương ở các tỉnh vùng lũ bị thiệt hại nặng và có nguyện vọng trở về quê hương để giúp đỡ người dân của tỉnh mình.

Công nhân Phùng Thị Dương, 21 tuổi, bộ phận HF, Cty Teakwang Vina, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai quê ở rốn lũ Hà Tĩnh, nhưng 2 năm nay chưa được về quê thăm nhà. “Khi biết công đoàn phát động đóng góp hỗ trợ đồng bào miền Trung, ở ngay quê hương mình, Dương đã ngỏ ý được tham gia cùng đoàn và được đồng ý. Dương chia sẻ: "Những ngày qua chỉ được nghe thông tin về khó khăn của quê hương mình, tôi cảm thấy rất bồn chồn. Được trực tiếp về quê nhà để chia sẻ, hỗ trợ người dân, được gặp gỡ họ, trò chuyện và giúp đỡ họ thì tôi cảm thấy rất vui. Suốt 2 năm qua, tôi chỉ có làm việc tại nhà máy và trở về nhà trọ”.

Dương cho biết, do tuổi còn trẻ, nên những chuyến đi thiện nguyện về quê hương là bài học, là kinh nghiệm sống mới mẻ đối với cô. Ở mỗi nơi đoàn tới, Dương đều chủ động thăm hỏi hoàn cảnh của người dân gặp khó khăn. Từ đó, Dương đề xuất những trường hợp người dân khó khăn để họ được nhận hỗ trợ. Dương còn cùng đoàn về tận nhà những hoàn cảnh bị nhiễm chất độc da cam dioxin, bị ung thư tại tỉnh Hà Tĩnh để chia sẻ hoàn cảnh với họ.

Ông Kim Jee yong (trái) trao quà, thăm hỏi người dân xã Văn Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình. Ảnh: H.A.C

Những nơi công nhân tới thăm hỏi, hỗ trợ đều là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt “lũ chồng lũ” vừa qua. Mặc dù nước lũ đã rút hết, nhưng sự tàn phá của nước lũ vẫn để lại ngổn ngang. Tại xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình, người dân mới kịp dọn những thân gỗ lớn, gốc cây, rác từ khắp nơi đổ về, ngấn nước còn in rõ ngang thân nhà người dân. Ngay thôn văn hóa Hà Thâu, xã Văn Hóa, cổng thôn cũng bị lũ giật đổ, thân cây cột điện cũng gãy ngang trơ cốt thép ra ngoài và chuyến đi đã đem đến cho các công nhân nhiều bài học.

Công nhân Trần Thị Ngân - quê Thừa Thiên - Huế, làm việc tại KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai, tham gia đoàn từ thiện cho biết: Có xuống tận nơi mới thấy được những khó khăn vất vả mà người dân miền Trung phải gánh chịu. Cuộc sống của họ luôn gặp nhiều thiên tai, trong khi cuộc sống của chúng tôi ở miền Nam thì hiếm khi phải đối diện. Qua chuyến đi như vậy, tôi cũng tự rút ra bài học cho bản thân, cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để xây dựng cuộc sống của mình tốt hơn, qua đó có thể hỗ trợ những người khác.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó Chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai): Chuyến đi hỗ trợ người dân miền Trung, gồm các công nhân làm việc ở Đồng Nai thực sự rất ý nghĩa khi những món quà được trực tiếp trao tận tay những người gặp khó khăn. Tại các KCN Biên Hòa, việc hỗ trợ đồng bào miền Trung thì rất nhiều, nhưng số lượng các công nhân về trực tiếp vùng lũ để gặp gỡ, chia sẻ thì còn ít.

Giám đốc người Hàn Quốc về vùng lũ trao quà

Một điều đặc biệt, trong chuyến đi của công nhân Đồng Nai về hỗ trợ người dân vùng lũ Quảng Bình, Hà Tĩnh có sự góp mặt của một người Hàn Quốc, là ông Kim Jee yong - Giám đốc Hành chính của Cty Teakwang Vina. Có nhiều năm sinh sống tại Việt Nam, tiếp xúc với nhiều công nhân người miền Trung, do đó, ông Kim rất tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt Nam khi trò chuyện với người dân. Sự xuất hiện của ông Kim cũng khiến nhiều người dân và chính quyền địa phương bất ngờ. Chị Hoàng Thị Bông - Chủ tịch mặt trận xã Tiến Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình nói: Tôi rất bất ngờ khi đoàn công nhân Đồng Nai ra đây có xuất hiện thêm một người Hàn Quốc và bất ngờ hơn khi ông giỏi tiếng Việt Nam và còn nói chuyện động viên với bà con vùng lũ chúng tôi.

Ông Kim Jee yong nói: Chúng tôi làm việc tại Đồng Nai, có gần 50.000 lao động và phần nhiều trong số họ là người miền Trung. Chúng tôi có tới đây mới thấy được sự mất mát to lớn của người dân và thấy những đóng góp của chúng tôi chỉ là phần nhỏ bé. Nhưng qua đó, chúng tôi mong muốn cuộc sống của người dân ngày một tốt đẹp hơn, vượt qua được những khó khăn vừa qua. Dù chúng tôi là công ty Hàn Quốc, nhưng qua thời gian gắn bó lâu dài, chúng tôi cảm thấy người Việt Nam và người Hàn Quốc có nhiều điểm gắn bó, tương đồng với nhau và chúng tôi cũng luôn tâm niệm giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua khó khăn này, giúp đỡ lẫn nhau như giúp đỡ chính mình”.

Anh Trần Minh Đức, công nhân người Đồng Nai, ngụ P.Tam Hòa, TP. Biên Hòa thì cho biết: Lần đầu tiên tôi ra thăm người dân các tỉnh miền Trung vùng lũ. Chuyến đi mang lại cho tôi nhiều cái nhìn mới mẻ, trân trọng cuộc sống hơn, khi nghe, thấy sự khổ cực của người dân miền Trung. Như khi đoàn nghe hoàn cảnh của gia đình bà Hoàng Thị Diệu, dù đã 63 tuổi, ngụ thôn Bàu 3, xã Tiến Hóa, H.Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình - bị mù lòa, nhưng vẫn phải nuôi mẹ già 90 tuổi, nuôi cháu Cao Anh Tuấn (12 tuổi, do bố em Tuấn bị tai nạn qua đời, mẹ bỏ đi) thì ai cũng bùi ngùi xúc động, tự thấy bản thân mình còn nhiều may mắn.

Ông Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch CĐCS Cty Teakwang Vina cũng chia sẻ: Chuyến đi các tỉnh miền Trung lần này của chúng tôi có nhiều sự đặc biệt, thành phần đoàn có nhiều người là công nhân trực tiếp sản xuất, họ có quê hương ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, các tỉnh miền Trung khác. Chúng tôi muốn họ trực tiếp đi để thấy được khó khăn của người dân miền Trung phải gánh chịu. Ngoài ra, chuyến đi của chúng tôi còn có sự góp mặt của giám đốc hành chính của Cty cũng tham gia cùng đoàn để thăm hỏi bà con, điều đó cho thấy được sự hài hòa trong mối quan hệ của công đoàn và ban giám đốc Cty.

Nhân ngày 20.11, đoàn công nhân cũng đã tới thăm hỏi các giáo viên mầm non Trường Mầm non Đức Lĩnh và Trường Mầm non Đức Giang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là hai ngôi trường mầm non bị ảnh hưởng nặng nề của đợt lũ lụt vừa qua, nhà trường bị ngập sâu và bị chia cắt trong nhiều ngày. Trường Mầm non Đức Lĩnh đang nuôi dạy gần 350 em nhỏ và trong đó có nhiều em hoàn cảnh khó khăn, các cô giáo phải thường xuyên cưu mang, giúp đỡ.

Tại hai trường mầm non trên, đoàn đã hỗ trợ hơn 20 suất quà, trị giá 1 triệu đồng/suất. Trong hành trình thăm hỏi và hỗ trợ đồng bào miền Trung bị bão lụt, đoàn đã thăm các gia đình hộ Nguyễn Mậu Nghỉ, ngụ xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, có 2 con bị ảnh hưởng chất độc da cam và hỗ trợ 4 triệu đồng; thăm gia đình hộ Trần Văn Long, thôn Trung Quán, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình có con bị ung thư và con bị thiểu năng, hỗ trợ 4 triệu đồng; thăm gia đình nữ sinh Đặng Thị Thu Hương (22 tuổi, ngụ huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đi làm từ thiện vùng lũ bị tử vong, hỗ trợ 3 triệu đồng. Đoàn cũng đã trao 2.000 phần quà cho người dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình (1.000 phần) và người dân huyện Hương Khê, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (1.000 phần), trị giá 500.000 đồng/phần quà.
HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Mưa lũ lớn ở Bắc Miền Trung: Hơn 20.000 ngôi nhà lại ngập trong biển nước

NHÓM PHÓNG VIÊN BẮC TRUNG BỘ |

Vẫn là những cơn mưa lớn như mọi năm, mọi khi. Nhưng đêm hôm 31.10 và rạng sáng 1.11 “nước ở đâu” đã bất ngờ đổ ập về nhiều làng mạc thuộc các miền quê ở Hương Khê (Hà Tĩnh), Cam Lộ (Quảng Trị), Minh Hóa (Quảng Bình)... Chỉ trong chớp mắt, chưa kịp trở tay nước lũ đã dâng cao cả mét, chảy xiết. Người dân chưa kịp hoàn hồn sau trận lũ lịch sử cách đây 3 tuần, hiện đang phải đối diện với vô vàn khó khăn.

Chủ tịch xã xuyên lũ dữ đi cứu dân

TRẦN TUẤN |

Trong chuyến cùng đoàn công tác của Quỹ TLV Lao Động cứu trợ nhân dân vùng lũ Hương Khê - Hà Tĩnh cách đây mấy hôm, tôi nghe phong thanh câu chuyện ông Lê Ngọc Bích - Chủ tịch xã Gia Phố đi cứu dân chạy lũ suýt lật thuyền trong dòng nước xoáy. Kết thúc đợt cứu trợ khẩn cấp và trở về từ rốn lũ, ngay lập tức, tôi liên lạc cho vị Chủ tịch xã hẹn sáng hôm sau lên xin nghe lại câu chuyện thoát chết trong lũ của ông.Qua điện thoại, ông nói, “Tui bận lắm, lịch ngày mai vẫn có mấy đoàn về trao quà”. Lặng im một chút rồi ông nói, “Thôi thì chú cứ lên, gặp được lúc mô thì rồi ta tranh thủ...”.

Táo Giao thông Chí Trung: Tôi không hụt hẫng khi nghỉ hưu

Nhóm PV |

Chia sẻ với Báo Lao Động, NSƯT Chí Trung cho biết từ khi nghỉ hưu tại Nhà hát Tuổi trẻ, anh sống nhiều hơn cho mình và chăm lo tới sức khỏe.

Dự báo thời tiết 27.1: Ngày đầu đi làm sau Tết thời tiết trở mưa, rét sâu

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 27.1, Hà Nội dự báo nhiệt độ giảm, trời rét sâu và có mưa vào sáng sớm. TPHCM ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.

Đức sẽ cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraina thế nào?

Khánh Minh |

Chính phủ Đức đã thay đổi quan điểm về việc chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 cho Ukraina.

Đón khách quốc tế từ siêu du thuyền: Cơ hội mới cho du lịch Việt

Thanh Long |

Một hiệu ứng tích cực: Năm mới, nhiều du thuyền lớn ghé Việt Nam. Ngành du lịch đặt mục tiêu: Tiếp tục các chương trình quảng bá, xúc tiến thị trường du lịch quốc tế bằng tàu biển, bởi đây là một trong những nguồn quan trọng trong lượng du khách nước ngoài đến các địa phương.

Cầu thủ Việt Nam và thử thách xuất ngoại

AN NGUYÊN |

Văn Toàn, Quang Hải, Công Phượng và Huỳnh Như là những cầu thủ tiếp tục hành trình xuất ngoại nhiều thử thách trong năm mới 2023.

Trở lại Hà Nội sau Tết Quý Mão, hành trang gói ghém của bạn trẻ có gì?

PHÙNG LINH |

“Mang thêm nữa đi con!” và rồi bánh chưng, giò lụa, nước ngọt, bánh kẹo, rau củ... được chất đầy trên hành trang của những người con rời quê về thành phố bắt đầu nhịp sống thường nhật sau Tết Nguyên đán.

Mưa lũ lớn ở Bắc Miền Trung: Hơn 20.000 ngôi nhà lại ngập trong biển nước

NHÓM PHÓNG VIÊN BẮC TRUNG BỘ |

Vẫn là những cơn mưa lớn như mọi năm, mọi khi. Nhưng đêm hôm 31.10 và rạng sáng 1.11 “nước ở đâu” đã bất ngờ đổ ập về nhiều làng mạc thuộc các miền quê ở Hương Khê (Hà Tĩnh), Cam Lộ (Quảng Trị), Minh Hóa (Quảng Bình)... Chỉ trong chớp mắt, chưa kịp trở tay nước lũ đã dâng cao cả mét, chảy xiết. Người dân chưa kịp hoàn hồn sau trận lũ lịch sử cách đây 3 tuần, hiện đang phải đối diện với vô vàn khó khăn.

Chủ tịch xã xuyên lũ dữ đi cứu dân

TRẦN TUẤN |

Trong chuyến cùng đoàn công tác của Quỹ TLV Lao Động cứu trợ nhân dân vùng lũ Hương Khê - Hà Tĩnh cách đây mấy hôm, tôi nghe phong thanh câu chuyện ông Lê Ngọc Bích - Chủ tịch xã Gia Phố đi cứu dân chạy lũ suýt lật thuyền trong dòng nước xoáy. Kết thúc đợt cứu trợ khẩn cấp và trở về từ rốn lũ, ngay lập tức, tôi liên lạc cho vị Chủ tịch xã hẹn sáng hôm sau lên xin nghe lại câu chuyện thoát chết trong lũ của ông.Qua điện thoại, ông nói, “Tui bận lắm, lịch ngày mai vẫn có mấy đoàn về trao quà”. Lặng im một chút rồi ông nói, “Thôi thì chú cứ lên, gặp được lúc mô thì rồi ta tranh thủ...”.