Phóng sự

Cán bộ công đoàn phải có tinh thần học hỏi và luôn sáng tạo

Mai Liễu |

Đó là chỉ đạo, là mong muốn của lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Tĩnh với cán bộ công đoàn toàn tỉnh và điều phấn khởi là, cán bộ công đoàn ở đây nhận thức rõ điều đó, quyết tâm thực hiện và thực hiện hiệu quả.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”

Phan Ấn |

Một ngày theo chân các cán bộ bảo vệ rừng ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ, tôi mới cảm nhận được phần nào cuộc sống vất vả, thiếu thốn của người giữ rừng nơi đây. Giữa chốn đại ngàn sâu thẳm, không điện lưới, không sóng điện thoại, không nước sạch, nhưng họ vẫn ngày đêm kiên trì bám chốt, giữ rừng. Trong khi đó, đồng lương thấp, chế độ đãi ngộ chưa thật sự tương xứng, đang là những thử thách mà không phải ai cũng có thể chấp nhận hi sinh để yên tâm cống hiến.

Những "bóng hồng" trên công trường, xí nghiệp khu kinh tế Vũng Áng

Thu Trang - Kiều Minh |

Giữa cái nắng bỏng rát của "chảo lửa" miền Trung, những nữ công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp ở khu kinh tế Vũng Áng vẫn miệt mài, hăng say với công việc thao tác máy, vận hành dây chuyền sản xuất. Họ là những "bóng hồng" tô đẹp thêm cho bức tranh lao động, sản xuất của khu kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh.

Thương nhau quả cà cũng chia làm ba

Nguyễn Duyên |

Hà Tĩnh - Mảnh đất nghèo với khí hậu khắc nghiệt “nắng cháy hai vai mưa thâm mắt cá” nhưng là miền quê nghĩa tình và anh dũng. Theo tháng năm lịch sử, đất và người Hà Tĩnh vẫn bền bỉ, kiên cường làm nên những “chiến công”, làm nên một Hà Tĩnh sáng tươi và thịnh vượng hôm nay.

Ngôi nhà Mái ấm rộn niềm vui

CÔNG SÁNG - CHÂU CẨM |

Những năm qua, đã có hàng nghìn ngôi nhà Mái ấm Công đoàn được Công đoàn Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó mà nhiều gia đình đoàn viên có được mái ấm hạnh phúc, có nơi an cư lạc nghiệp, thêm tin yêu, trân trọng tổ chức Công đoàn.

Gạc Ma - Khắc khoải một nỗi đau (bài 2): Tám người con được trở về đất mẹ

Việt Hòa |

Phải 20 năm sau trận chiến bi hùng ngày 14.3.1988, xác tàu HQ 604 được tìm thấy dưới đáy biển cách đảo Gạc Ma 1 hải lý, vùng biển vẫn đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. 8 bộ hài cốt mà các thợ lặn tàu dân sự Thành Công 07 đưa lên khỏi lòng biển lạnh, qua giám định ADN được xác nhận là 8 trong số 56 chiến sĩ hải quân hy sinh cùng con tàu HQ 604….

Gạc Ma - khắc khoải một nỗi đau

Hoàng Hoan |

Cuộc chiến đấu với quân Trung Quốc để bảo vệ đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam - ngày 14.3.1988 là một trong những trang sử bi hùng của dân tộc. Hơn 26 năm, trận hải chiến này vẫn còn nóng tính thời sự, khi nhiều thi thể chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vẫn còn nằm lại nơi đáy biển sâu. Nỗi khắc khoải của thân nhân các gia đình liệt sĩ vẫn còn đó... Đặc biệt khi Trung Quốc xây dựng trái phép cơ sở hạ tầng quân sự với quy mô lớn tại đảo Gạc Ma, bất chấp đòi hỏi nhân đạo và chính đáng của Việt Nam là trục vớt con tàu HQ604, tìm thi hài các anh...

Bão từ Brazil nổi lên lúc nửa đêm

Hà Linh Quân |

Đêm 14.7, hàng vạn con người trên sân vận động Rio Janeiro sẽ hào hứng cất tiếng hát bài ca chính thức của “Brazil 2014”: “We are one”. Các con gà trống Gôloa sẽ tung cánh bay khải hoàn, hay những phù thuỷ sân cỏ Nam Mỹ ôm chiếc Cúp vàng nhảy điệu samba? Sẽ có cả một dân tộc không ngủ để khóc, để cười. Họ vô tình hay nhẫn tâm bỏ mặc chúng tôi bơ vơ, hụt hẫng, tâm hồn hoang vu, ăn cái gì cũng nhạt mồm? Bốn năm - thời gian quá dài, FIFA đặt ra để thử thách lòng kiên nhẫn của con người. Ai quay trái đất nhanh hơn xin được tặng giải Nobel World Cup.

Pitơ Hoan ở “cửa tử ” Cù Bai

Lâm Hưng Thơ |

Vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” với những đồi cỏ tranh ngậm thuốc khai quang, lùng nhùng dây thép gai và lúc nhúc bom đạn, từng là một Cù Bai “cửa tử” trên tuyến đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh. “Nhưng 15 năm, chỉ 15 năm mà màu xanh nhợt nhạt trên gương mặt và con mắt sâu hoắm vì đói của người Vân Kiều đã cùng hồi sinh với bạt ngàn những vườn bời lời mỗi ngày “hái ra tiền”. Giới thiệu với bà con bản làng ở xa đến, Pả Hoan - người đã viết nên một câu chuyện hồi sinh ở chính nơi này…”.

“Ông tiên” không phép màu

Lục Tùng |

Như ông tiên trong chuyện cổ tích, suốt 10 năm qua, ông đã giúp hàng trăm ngàn người nghèo hồi sinh từ cõi chết. Chỉ có điều, ông không có phép màu, mà khởi đầu công việc với hai bàn tay trắng và mang trên mình căn bệnh hiểm nghèo có thể lấy đi mạng sống bất cứ lúc nào. Ông là Anh hùng Lao động Trần Lam - Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang - mà bà con vẫn gần gũi gọi là ông, bác, chú Bảy Lam.

Chương trình Hỗ trợ chỗ trọ miễn phí năm 2014: Ấm lòng sĩ tử vùng Tây Nam Bộ

Nhóm PV |

Sáng nay (2.7), LĐLĐ các địa phương vùng ĐBSCL sẽ đồng loạt tổ chức xe đưa các sĩ tử là con của CNVCLĐ, đối tượng chính sách về Văn phòng Báo Lao Động tại TP.Cần Thơ nhận chỗ trọ miễn phí (CTMP) trong những ngày thi đại học. Từ nhiều ngày qua, LĐLĐ các tỉnh trong vùng đã gấp rút chuẩn bị nhiều phần việc để hỗ trợ sĩ tử; nhất là đối với học sinh ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu nông thôn...

Người “đưa đò” xin mua “vé phà”

Kỳ Quan |

Hơn 30 năm dạy học, thầy là người đưa đò thầm lặng, đưa bao thế hệ học trò qua dòng sông THPT đến với tri thức, đến tương lai, đến bao bến bờ hạnh phúc. Mỗi năm, người “đưa đò” miệt mài ấy một lần đưa học trò của mình qua “chiếc phà” lớn để vào đại học, đó là chương trình Chỗ trọ miễn phí (CTMP) của Báo Lao Động. Năm nay, người “đưa đò” ấy tình nguyện đem 2 tháng lương của mình xin mua “vé phà” để lo cho các học sinh.

Ông Bảy “khùng” ở rạch Cầu Mé

Lê Tuyết |

Về Bình Thới (quận 11, TPHCM) hỏi nhà ông Bảy Tân nửa đời vớt rác trên kênh ai cũng biết. Sau khi cẩn thận đưa tay chỉ rẽ trái, rẽ phải rồi rẽ trái..., người ta còn khuyến mãi thêm một loạt nhận xét về ông Bảy: “Lúc trước có người còn gọi ông Bảy Tân là ông Bảy “khùng”, vì chẳng ai như ông, một mình làm đủ chuyện bao đồng lại tự nguyện đội nắng, đội mưa, lội bùn sình, bất chấp mùi hôi thối để vớt rác trên con kênh đen ngòm”.

Người họa sĩ chuyên ký họa chân dung cho lính đảo

HÀ ANH CHIẾN |

Trên chuyến tàu HQ 571 ra thăm cán bộ, chiến sĩ tại huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) vào dịp cuối năm của đoàn nhà báo, văn nghệ sĩ, hầu như tất cả mọi người đều bị những con sóng lớn cao cả chục mét đánh “sập”, nằm bẹp một chỗ, “mật xanh mật vàng” vung vãi khắp nơi. Duy chỉ có một… ông lão vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì, ông đang ngồi say sưa vẽ ký họa chân dung cho một chiến sĩ trẻ lần đầu tiên ra đảo làm nhiệm vụ.

Hành hương về quê vải tổ

Hà Linh Quân |

Chiếc xe đỗ dưới chân cầu Phú Lương. Đội quân hàng rong lập tức xông lên chiếm tất cả các cửa sổ. Không gian bỗng nhiên ấm sực mùi vải và như có tiếng chim tu hú kêu! “Vải Thuý Lâm đây! Không ăn vải tổ tiếc đổ máu mắt đây!”.

Trở lại với thảm họa lở núi kinh hoàng nhất Việt Nam

Huy Ba - Vũ Hưng |

Những năm đầu thập kỷ 90, khi cái đói còn chưa dứt tại các làng quê Bắc Bộ, cơn sốt khai thác quặng với ước vọng đổi đời lên cao. Điểm đến lý tưởng khi đó được kể đến là mỏ mănggan đông bắc. Nơi ấy núi Kép Ky (xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng) đã nuốt trọn hơn 500 phu quặng còn say giấc ngủ vào lòng.

10 năm lái đò không công

Việt Hoà |

Gần 10 năm nay, ông Trần Văn Khương - 54 tuổi, ở thôn Lô Đông, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng đã bỏ cả nhà, cả việc để làm một việc “điên rồ” là lái đò không công chở những học sinh, người dân trong cái thôn vốn là “ốc đảo” giữa mênh mông nước.

Gặp ông “mê”… cải cách

Đăng Khoa |

Bạn bè, đồng nghiệp gọi đại tá Đặng Quang, Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chiến sĩ thi đua toàn quốc 2013 là ông “mê” cải cách, bởi trong 40 năm công tác ở ngành công an và tòa án, dù ở lĩnh vực và cương vị nào, dấu ấn mà ông để lại cũng là sự cải cách và đó là những cải cách để đời.

“Ổ chuột” trên đồi Trại Thủy

Lưu Phong |

Đồi Trại Thuỷ là danh thắng “ngọc bức hoàn hàm” (dơi ngọc ngậm vòng ngọc) với 5 ngôi chùa đẹp nổi tiếng tọa lạc ở cửa ngõ trung tâm thành phố biển Nha Trang. Và Long Sơn Tự - một trong những biểu tượng đẹp của “xứ trầm hương”, thu hút nhiều du khách thập phương trong và ngoài nước. Tiếc rằng, đến nơi ai cũng chạnh lòng khi chứng kiến những phận người sống tạm bợ, đói rách ở ngay cạnh danh thắng.

Hướng Dương - Tình yêu ban sớm - Kỳ 2: Giọng ai đang cất lên, xin đừng im lặng!

Nguyễn Trung Hiếu |

Hơn 15 năm tự nguyện phụng sự xã hội vô điều kiện, với người khoẻ mạnh đã là một quãng đường dài, huống gì một cô gái không còn lành lặn, bắt đầu với đôi bàn tay trắng như Hướng Dương, thì quả là chỉ có một phép màu nhiệm mới giúp em vững bước trên hành trình đầy chông gai, thậm chí khổ hạnh. Bên cạnh Thư viện Sách nói băng đĩa, Hướng Dương cùng các bạn còn xây dựng một kho sách nói online, với hai phiên bản, dành cho người mù và cả cho người bình thường. Song song đó, một tủ sách nói Phật pháp cũng được hình thành với hơn 150 đầu sách, 2.300 pháp âm và 165 album các loại, phục vụ đắc lực cho nhu cầu tìm hiểu đạo Phật của đại chúng.