Lao Động cuối tuần

Tinh thần Ngày Quốc tế Lao động 1.5

Kim Sơn |

Ngày Quốc tế Lao động 1.5 là ngày kỷ niệm và Ngày Hành động của phong trào công nhân và người lao động trên toàn cầu. Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động 1.5 bắt nguồn từ Chicago, một thành phố công nghiệp nổi tiếng của Mỹ. Năm 1886, tại Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết: “Từ ngày 1.5.1886, ngày lao động của tất cả công nhân sẽ là 8 giờ”. Ngày 1.5, Ngày Quốc tế lao động sắp tới cũng là dịp nghỉ ngơi, để rồi trở lại với công việc một cách nhiệt thành, đầy sáng tạo như tinh thần bất diệt, trường tồn của ngày nghỉ lễ đặc biệt này.

Chào mừng 138 năm ngày Quốc tế Lao động

Nhà thơ Vi Thùy Linh chọn và giới thiệu |

Theo thời gian đi qua hơn một thế kỷ, ngày Quốc tế Lao động không chỉ là dấu mốc của công nhân đấu tranh với giới chủ ở nước tư bản, đòi giảm giờ làm, lương thoả đáng mà hiển thị mốc son tôn vinh tinh thần lao động, người lao động chân chính trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Lao động và đóng góp qua lao động là căn cứ quan trọng nhất để định vị, định giá một con người tại kiếp sống/ cuộc đời trong thế giới này.

Sống lại ký ức hào hùng của ngày 30.4

Bài và ảnh Việt Văn |

Những ngày cuối tháng 4, nắng hè oi ả, nhưng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam luôn đông khách đến tham quan, từ 8h sáng đến cuối giờ chiều. Ngay vào 13h00 giữa trưa mà những tốp khách từ Mỹ và châu Âu vẫn tới đây.

Ngày 30.4.1975, mỗi khoảnh khắc đều là lịch sử

mi lan |

NSƯT - BTV Kim Cúc - người đọc bản tin chiến thắng trên sóng phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam ngày 30.4.1975 đã ví, vào ngày hôm ấy, mỗi khoảnh khắc đều trở thành lịch sử.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng: “Lao động khiến cho nghệ thuật có giá trị”

AN LÊ (thực hiện) |

Trần Nhật Thăng có một sức lao động nghệ thuật “kinh khủng”. Năm 2024 mới chỉ trôi qua được 4 tháng, tuy nhiên, người hoạ sĩ vừa qua tuổi 53 này đã kịp phóng bút để vẽ ra hàng chục bức tranh cho 2 cuộc triển lãm “Mây đi qua tôi” hồi tháng Ba và “Mây Miền” vào tháng Năm.

Làm mới những ngày xưa cũ

Bài thanh hải - ảnh Hà nguyễn |

Ngay cả người dân bản địa cũng tròn mắt ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của những chiếc áo dài, váy, khăn choàng thổ cẩm... tại Chương trình thời trang Thổ cẩm Tây Nguyên vừa diễn ra tại khu du lịch Măng Đen, Kon Tum. Những vải áo, hoa văn, váy, khố này vốn là trang phục hàng ngày của người dân bản địa. Nhưng qua những nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp, những cách điệu nghệ thuật đã "chắp cánh" cho nét văn hóa truyền thống này bay cao, bay xa...

Nhắc nhớ lịch sử Đồn Nhất, bảo tồn Hải Vân Quan

Thuỳ Trang |

Nằm ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế và TP.Đà Nẵng, Hải Vân Quan nổi danh về cảnh đẹp, một trong những địa điểm săn mây của giới trẻ. Thế nhưng, không chỉ có vậy, Hải Vân Quan còn mang dấu ấn lịch sử khi nơi đây từng chứng kiến trận Đồn Nhất - một cứ điểm được mệnh danh là bất khả xâm phạm của thực dân Pháp. Vậy là nay, không chỉ là nơi vua Lê Thánh Tông từng ghé qua ban tên, Hải Vân Quan đã có thêm cơ hội được bảo tồn với những giá trị lịch sử của mình.

Ngôi làng “gõ ra tiền” tại Hà Nội

Bài và ảnh nguyễn thúy |

Bước qua cổng làng, tiếng lạch cạch, bốp bốp vang lên từ khắp các hộ gia đình chuyên gò hàn tôn thiếc. Ồn ào là vậy nhưng nó tạo thành làn sóng âm đặc biệt, gắn liền với cuộc sống của người dân làng Phú Thứ (Tây Mỗ, Hà Nội).

Nỗi lòng giáo viên cắm bản

Bài và ảnh lan nhi |

Ở vùng rẻo cao huyện Đà Bắc (Hòa Bình), 17 năm qua cô giáo Quách Thị Bích Nụ vẫn đều đặn thức dậy từ 5h sáng chuẩn bị thuyền bè, xỏ vội đôi dép tổ ong để vượt sông, đưa đón nhiều thế hệ học sinh ở Đồng Ruộng - điểm trường xa xôi, khó khăn nhất ở huyện Đà Bắc - đến trường tìm chữ.

“Vang âm tiếng sóng” và hơi thở sinh động của sự dịch chuyển

Hào Hoa |

Thơ ca của nhà báo Nguyễn Hồng Vinh chảy tràn chất đời sống. Trên mỗi trang thơ của ông như in dấu từng bước chân ông đi qua khắp mọi miền Tổ quốc, thoắt ẩn thoắt hiện, vừa thấy ông trong sương sớm trên những thửa rộng bậc thang ngút ngàn ở Mù Cang Chải, lại thấy ông đứng trước sông Tiền, sông Hậu với xốn xang cảm xúc. Thơ như ngập tràn trên từng bước chân đi của nhà báo.

Truyện ngắn dự thi: Vị mặn quê hương

CHUNG THANH HUY |

Thắm bước chậm rãi dọc theo bờ biển, mặc cho từng lớp sóng trắng xóa như đang tinh nghịch, nô đùa dưới chân cô. Những ngày cuối năm biển lặng yên một màu xanh biếc đến tận chân trời. Mùi nước mắm quen thuộc dậy lên thơm lừng theo từng cơn gió. Lúc còn nhỏ Thắm đã nghe bà nội kể rằng từ xa xưa người dân ở đây đi biển về cá không dùng hết nên đem muối để ăn dần. Nhờ đó mà có được những giọt nước mắm Nam Ô đượm mùi thơm cùng vị ngọt tự nhiên từ cá.

Rú Chá - vẻ đẹp hoang sơ xứ Huế

nguyễn Thuỳ |

Rú Chá là tên của một khu rừng ngập mặn nguyên sinh vô cùng đặc biệt nằm tại làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km). Nơi đây được biết đến là khu rừng ngập mặn duy nhất còn tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang - hệ đầm phá lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Cánh thơ trong veo vút lên từ buồn đau tăm tối

KIỀU BÍCH HẬU |

Giọng điệu thơ cũng chính là tính cách của Đạo diễn - Nhà thơ Lê Quý Dương: Mạnh mẽ, bạo liệt, sáng tạo và yêu thương sâu đậm. Sự thẳng thắn không cần che đậy trong những cuộc phẫu thuật vấn đề nhân sinh, nhân loại bằng con dao chữ bén nhạy đã lập tức xếp cái tên người thơ này vào một đẳng cấp khác biệt.

Giải thưởng Sáng tạo: Tôn vinh các công trình khoa học mang lại giá trị kinh tế xã hội

Minh Hạnh |

Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (giải thưởng) được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh các nhà khoa học, các nhà công nghệ có những công trình có giá trị khoa học, kinh tế xã hội lớn đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.

Hành trình thăng trầm của chuyển đổi số

Vân Trường |

Từ khóa chuyển đổi số liên tục được nhắc đến thời gian gần đây nhưng ít ai biết được rằng khái niệm này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến lần đầu vào những năm 1960. Trải qua hơn 50 năm với không ít thăng trầm, đến nay chuyển đổi số Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.

"Tôi chỉ là chàng họa sĩ đi ngang cánh đồng bất tận của đồ họa"

Việt Văn (thực hiện) |

Họa sĩ trẻ Minh “Phố” là một người trẻ năng động, luôn đầy ắp những dự định, kế hoạch cá nhân cho sáng tác hội họa của mình. Sau 10 năm, kể từ năm 2012 khi Minh cho ra mắt những bức tranh vẽ phố đầu tiên của mình đến nay anh mới quyết định làm triển lãm cá nhân lần thứ hai. 10 năm là một quãng thời gian đủ cho những trải nghiệm, những trăn trở, tìm tòi, phá cách và cả những lúc tự phủ định để làm mới bản thân. 17h chiều 10.12.2022 tại Trung tâm triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội), khai mạc triển lãm cá nhân lần thứ hai - một chân dung Minh “Phố” bởi dù vẽ cái gì thì cuối cùng họa sĩ cũng thông qua đó để vẽ lên gương mặt đích thực của mình.

Quý ông mặc đẹp mới của chính trường thế giới

Thanh Hà |

Rishi Sunak - chính trị gia 42 tuổi người Anh - đã chính thức đảm nhận vai trò thủ tướng Anh ngày 25.10, trở thành nhà lãnh đạo thứ 3 của nước Anh trong 7 tuần, thủ tướng da màu đầu tiên của đất nước. Khoan nói về các vấn đề chính sách, theo GQ, nhà lãnh đạo trẻ nhất của Anh trong hơn 200 năm còn thu hút sự quan tâm của công chúng ở một phương diện hoàn toàn khác: Ông cực kỳ lịch lãm và có gu thời trang.

Thiên chức người mẹ trong thơ nữ Việt Nam hiện đại

TS Ngôn ngữ học ĐỖ ANH VŨ |

Nhìn lại tiến trình Văn học Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20 đến nay, nhận thấy đội ngũ các cây bút nữ ngày càng phát triển đông đảo, mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng. Chủ đề tác phẩm của họ khá đa dạng và phong phú, song nổi bật hai nội dung lớn: Tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình. Quán chiếu thơ ca của một cây bút nữ, gặp ở đó hành trình của cả đời người, từ thuở thiếu nữ cho đến khi làm vợ, làm mẹ. Họ sống đúng với thiên chức của mình và in dấu thiên chức này trong sáng tác. Nếu như tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng là thứ có khi gặp phải nhiều dang dở, đổ vỡ thì tình mẹ con là tình cảm bất biến, thủy chung, trước sau như một.

Truyện ngắn dự thi: Máy già

Hoàng Hải Lâm |

Phố Xanh là khu phố của người già. Hầu hết những người sống ở đây đều tám mươi tuổi, số ít trong họ đã trên bảy mươi. Họ đến đây theo diện dịch vụ “kí gửi người”. Đó là từ dùng của cụ Lê. Cụ tám mươi ba tuổi, mắt vẫn còn tinh và tai nghe rất rõ. Cụ Lê thường giúp đỡ những người ở phố Xanh. Và nhiều người ở đây cũng giúp đỡ nhau. Họ muốn chứng minh cho mọi người thấy mình không phải là người vô dụng. Tuổi già làm việc của tuổi già. Cụ Lê làm rất nhiều việc, từ đun nước, pha chè, vệ sinh bàn ghế. Nhất là việc giặt giũ. Trong điều kiện nhà chung có tất tật dịch vụ thì cụ Lê vẫn giặt đồ. Cụ còn đưa luôn cái máy giặt từ nhà đến phố Xanh, đó là điều kiện chấp nhận kí gửi của cụ.

“Con chưa từng hỏi ước mơ của mẹ thế nào”

An Nhiên |

“Con chưa từng hỏi ước mơ của mẹ thế nào/ Đã quá lâu cũng chẳng ai hỏi mẹ như thế? Suýt chút nữa mẹ cũng quên mẹ từng nói rằng, mẹ cũng có ước mơ, mơ được sống cuộc đời của riêng mình...” - MC Nguyên Khang chia sẻ, đây là bài hát anh yêu thích nhất, mỗi câu hát trong bài “Ước mơ của mẹ” đều thấm thía, đều giống với mẹ anh - người phụ nữ đã bỏ quên ước mơ của bản thân để mướt mải lo mưu sinh, nuôi 3 con ăn học.