Ngày 30.4.1975, mỗi khoảnh khắc đều là lịch sử

mi lan |

NSƯT - BTV Kim Cúc - người đọc bản tin chiến thắng trên sóng phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam ngày 30.4.1975 đã ví, vào ngày hôm ấy, mỗi khoảnh khắc đều trở thành lịch sử.

Phóng viên tìm đến nhà của BTV Kim Cúc nằm trong khu tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam (128C Đại La, Hà Nội) nhưng gia đình cho biết, ở tuổi 80 sức khỏe của bà không còn cho phép để chuyện trò, gặp gỡ, ôn lại những ký ức của một thời tuổi trẻ sôi nổi như đã từng.

Vài năm trước, khi phóng viên đến nhà, NSƯT - BTV Kim Cúc vẫn giữ phong độ, giọng nói sang sảng, khỏe khoắn, bà kể chuyện mạch lạc, như thể tất cả chỉ vừa mới xảy ra ngày hôm qua.

Dù năm tháng đã đi qua, ký ức về ngày hôm ấy - ngày dân tộc toàn thắng vẫn in sâu trong từng câu chuyện kể của NSƯT Kim Cúc. Bà vẫn có thể đọc thuộc từng chữ trong bản tin đã được phát đi vào ngày 30.4.1975.

Bản tin ngắn gọn, súc tích nhưng đủ khiến cả dân tộc vỡ òa. Bản tin có nội dung: “Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng ta mới nhận được. Đúng 11h30, quân ta tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm dinh Độc Lập. Bộ Tổng tham mưu Ngụy - Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng”.

Theo lời kể lại của NSƯT Kim Cúc, bản tin chiến thắng ngày 30.4.1975 là bản tin quan trọng nhất bà từng đọc trong cuộc đời làm biên tập viên ở Đài tiếng nói Việt Nam. Bản tin với bấy nhiêu chữ nhưng lại trở thành bản tin đáng nhớ nhất, xúc động nhất và quan trọng nhất với BTV Kim Cúc.

Vào lúc 11h30 ngày 30.4.1975, khi lá cờ của Quân Giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của Mỹ, ngụy, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, khoảnh khắc ấy đã mở ra trang sử mới huy hoàng của dân tộc sau bao nhiêu năm đấu tranh vệ quốc.

11h45, bản tin được gửi về Đài tiếng nói Việt Nam thông báo quân ta đã tiến vào Sài Gòn lật đổ cánh cổng cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền, và giải phóng hoàn toàn thành phố. BTV Kim Cúc thời điểm đó đang trong ca trực nên có trách nhiệm đọc ngay bản tin trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam lúc 11h45.

Sau đó, một bản tin khác được làm lại, dựng thêm thông tin, thêm nhạc nền là ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” và lên sóng lúc 18h00 ngày 30.4.1975.

Nhiều người chỉ biết đến bản tin phát sóng lúc 18h00 và đã thắc mắc, tại sao một bản tin quan trọng như thế lại được phát đi muộn như vậy trên sóng phát thanh quốc gia? Nhưng thực chất, tin chiến thắng do NSƯT Kim Cúc đọc đã được lên sóng lúc 11h45.

Đằng sau bản tin chiến thắng trên sóng phát thanh ngày 30.4.1975 còn có nhiều giai thoại được kể lại. Người mang bản tin từ Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam về Đài tiếng nói Việt Nam đã gặp tai nạn trên đường đi, khi về được đến cổng Đài, phóng viên ấy đã ngất lịm. Ngay lập tức, một phóng viên khác đã cầm bản tin chạy nhanh đến phòng thu để bản tin kịp lên sóng phát thanh đúng 11h45 hôm ấy.

Bản nhạc “Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.  Ảnh: Hội nhạc sĩ Việt Nam.
Bản nhạc “Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ảnh: Hội nhạc sĩ Việt Nam.

Ngay sau khi bản tin chiến thắng phát trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, người dân Hà Nội đã đổ ra đường reo hò vang dội, tay cầm cờ, miệng hô vang: Chiến thắng rồi, chiến thắng rồi. Cả thủ đô hân hoan trong khoảnh khắc lịch sử. Từ đây, lịch sử đất nước đã sang trang.

Mỗi khoảnh khắc, mỗi giây phút kể từ khi lá cờ của Quân Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc lập vào trưa ngày 30.4.1945 - tất cả đều đã trở thành lịch sử. Khắp Thủ đô, nơi cờ hoa rợp phố, còn vang lên giai điệu “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Giai điệu này cũng trở thành một chứng tích lịch sử, đánh dấu bước ngoặt lớn lao của dân tộc, gắn với ký ức - niềm cảm xúc vô bờ của cả một thế hệ đã mất ngủ cùng Thủ đô hôm ấy.

Giai thoại gắn với “Như có Bác trong ngày đại thắng” cũng được nhạc sĩ Phạm Tuyên nhiều lần kể lại. Vào đêm 28.4.1975, sau khi nghe bản tin cuối cùng của Đài có tin phi công Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tiếng đồng hồ từ 9h30 phút tối đến 11h00, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết xong bài “Như có Bác trong ngày đại thắng”.

Với nhạc sĩ Phạm Tuyên, “Như có Bác trong ngày đại thắng” trở thành tác phẩm đặc biệt bậc nhất trong sự nghiệp sáng tác, ca khúc không chỉ ghi lại cảm xúc, dự cảm của cá nhân ông về ngày thống nhất, còn thể hiện được cảm xúc thiêng liêng của cả dân tộc, khi “lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng”.

Giai điệu “Như có Bác trong ngày đại thắng” được lồng vào bản tin chiến thắng phát đi vào 18h00 trên sóng phát thanh quốc gia ngày 30.4.1975.

Cho đến hôm nay, sau 49 năm ngày thống nhất đất nước, bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” và bản tin phát thanh của BTV Kim Cúc vẫn ghi lại những dấu ấn, cảm xúc không thể nào quên trong một ngày - mà mỗi khoảnh khắc đều là lịch sử.

Đã có nhiều giai thoại về dự cảm, lời tiên tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngày toàn thắng, non sông thu về một mối. Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Mười lăm năm nữa, ta sẽ toàn thắng, đất nước thống nhất”. Lời tiên tri đã thành hiện thực, 15 năm sau, mùa Xuân năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước.

Khi làm phim “Nhà tiên tri”, đạo diễn Vương Đức nói, ông đã đọc rất nhiều tài liệu về Bác để làm bộ phim này. Chiến thắng năm 1975 đã nằm trong dự tính của Người. Những lời tiên tri ấy đã mang thêm màu sắc mới, màu sắc của huyền thoại để hậu thế kể về ngày 30.4.1975.

mi lan
TIN LIÊN QUAN

Chi tiết 6 địa điểm Hà Nội sẽ bắn pháo hoa dịp Giải phóng Thủ đô

Nhóm PV |

Dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội sẽ bắn pháo hoa nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân.

Nhiều hoạt động văn hóa thể thao kỷ niệm Ngày Giải phóng Đà Nẵng 29.3

An Thượng |

Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, thể thao sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng thành phố - 29.3.1975 - 29.3.2024.

Đà Nẵng sẽ chiếu phim lịch sử ở ngoài trời dịp giải phóng thành phố

Trần Thi |

Ngày 23.3 tới, rạp Lê Độ (thuộc Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh TP Đà Nẵng) sẽ tổ chức chiếu phim lịch sử Thầu Chín ở Xiêm tại khu vực bờ Tây sông Hàn nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng thành phố.

Những cây cầu gắn liền quá trình hình thành và phát triển của TPHCM

Anh Tú |

Trong nhiều năm qua, TPHCM đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là những cây cầu trên các trục đường cửa ngõ đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo của thành phố mang tên Bác.

Nỗi lo sông Hồng cạn trơ đáy

Tô Công |

Phú Thọ - Với thời tiết nắng nóng, khô hạn, chưa có dấu hiệu xuất hiện mưa, lũ, những nỗi lo về việc sông Hồng cạn trơ đáy lại hiện hữu.

Nhiều người dân ở Quảng Bình hiến đất, mở rộng đường giao thông

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Tại huyện Quảng Ninh, nhiều người dân đã hiến đất của mình để mở rộng đường giao thông, giúp chính quyền xây dựng nông thôn mới.

Đức tuyên bố không cần khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Đức tuyên bố không còn phụ thuộc vào LNG hoặc khí đốt Nga, kêu gọi các nước EU khác làm theo.

Tổng thống cuối cùng của chính quyền Mỹ – Ngụy đầu hàng quân ta là ai?

NHÓM PV |

Tổng thống cuối cùng của chính quyền Mỹ – Ngụy đã đầu hàng vô điều kiện quân ta khi quân đội tiến vào Dinh Độc Lập. Vậy bạn có biết người này là ai?

Chi tiết 6 địa điểm Hà Nội sẽ bắn pháo hoa dịp Giải phóng Thủ đô

Nhóm PV |

Dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội sẽ bắn pháo hoa nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân.

Nhiều hoạt động văn hóa thể thao kỷ niệm Ngày Giải phóng Đà Nẵng 29.3

An Thượng |

Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, thể thao sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng thành phố - 29.3.1975 - 29.3.2024.

Đà Nẵng sẽ chiếu phim lịch sử ở ngoài trời dịp giải phóng thành phố

Trần Thi |

Ngày 23.3 tới, rạp Lê Độ (thuộc Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh TP Đà Nẵng) sẽ tổ chức chiếu phim lịch sử Thầu Chín ở Xiêm tại khu vực bờ Tây sông Hàn nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng thành phố.