Cánh thơ trong veo vút lên từ buồn đau tăm tối

KIỀU BÍCH HẬU |

Giọng điệu thơ cũng chính là tính cách của Đạo diễn - Nhà thơ Lê Quý Dương: Mạnh mẽ, bạo liệt, sáng tạo và yêu thương sâu đậm. Sự thẳng thắn không cần che đậy trong những cuộc phẫu thuật vấn đề nhân sinh, nhân loại bằng con dao chữ bén nhạy đã lập tức xếp cái tên người thơ này vào một đẳng cấp khác biệt.

Vào giữa thu 2022, Lê Quý Dương ra mắt tập sách thơ, ảnh song ngữ Việt - Anh “Nhịp đập sáng tối”, tiếp theo tập thơ đầu tiên cũng xuất bản song ngữ “Ký họa cơn mê” được giới thiệu với độc giả năm 2020. Nếu như ở tập “Ký họa cơn mê”, Lê Quý Dương đưa vào sách những bức tranh của một số họa sĩ thì trong “Nhịp đập sáng tối”, cùng xuất hiện với các bài thơ là những tác phẩm ảnh của NSNA Trần Thị Thu Đông. Lý giải cho việc đưa tranh, ảnh vào các tập thơ của mình, tác giả Lê Quý Dương cho biết, trong thơ vốn có họa, ảnh, nhạc,... anh muốn một sự kết nối tương giao cảm xúc của các văn nghệ sĩ và bạn đọc.

Tập sách thơ, ảnh song ngữ “Nhịp đập sáng tối” của Lê Quý Dương.
Tập sách thơ, ảnh song ngữ “Nhịp đập sáng tối” của Lê Quý Dương.

Ngoài việc ngắm những bức ảnh của NSNA Trần Thị Thu Đông, chúng ta hãy đọc thơ Lê Quý Dương trong tâm cảm tự do nhất, thoải mái nhất, như một miếng bọt biển tinh khiết:

"Không cần hoa! Không cần quà! Không cần những lời có cánh

Không cần nhắc tới cả hai tiếng Tình yêu

... Ngọt ngào

Thanh khiết

... Trọn vẹn

Đủ đầy

... Như em nguyên bản

Trong vòng tay"

(Mùa dịch - Lê Quý Dương)

Có gì mới trong những câu thơ này của Lê Quý Dương? Dường như chuyện Tình Yêu trong mùa dịch cũng đã tự dịch chuyển, tự biến đổi. Tất cả những hoa hòe hoa sói, lễ nghĩa, điều kiện, vân vân mây mây đặt ra cho tình yêu, thì khi sống trong đại dịch, giữa sống chết mong manh, ta lại ngộ ra rằng, chúng ta chỉ cần nhau nguyên bản! Dường như chúng ta đã đòi hỏi quá nhiều từ chính mình, từ người khác, từ thiên nhiên, và kết cục chỉ là sự đau buồn day dứt khi tất cả mọi nỗ lực đều không thỏa mãn bản ngã của chúng ta.

Với tập thơ, ảnh “Nhịp đập sáng-tối” tác giả Lê Quý Dương đã chỉ ra tính hai mặt của đời sống, sự lẩn quẩn của con người trong vòng xoáy ham muốn bất tận, của được-mất, yêu-ghét, sống-chết,... Bất luận anh là ai, tỉnh táo hay đang mê mụ, thì đều khó có thể thoát khỏi vòng xoáy bất tận này, giống như nhân vật Sisyphus (Albert Camus), ra sức đẩy đá ngược lên đỉnh núi, rồi lại chỉ để hòn đá lăn tuột trở xuống dốc mà thôi.

Vậy thì ý nghĩa sống của chúng ta là gì?

Tôi đã đọc tập thơ này là tập thơ thứ hai của tác giả Lê Quý Dương. Thơ anh không chỉ khiến tôi ngẫm nghĩ sự đời, mà thơ thực sự ám ảnh tôi. Từng câu thơ ám ảnh, rồi thức tỉnh con người khỏi cơn mê mụ lao đi kiếm sống, kiếm công danh không ngừng nghỉ. Ta mệt mà không hề biết, như tế bào ung thư âm thầm hình thành trong cơ thể mà ta chẳng hay! Lê Quý Dương đau đớn nhận ra:

“Chu kỳ sinh diệt

Hàng triệu năm vòng quay trái đất

Chưa một lần được nghỉ

Loài người tuyên án chính mình

Lửa hoàn nguyên hóa lại xác thân”

(Vi trùng - Lê Quý Dương)

Mẹ thiên nhiên cảnh báo loài người, nhưng có ai kịp dừng lại để nhận ra và thay đổi chính mình? Chỉ những nhà thơ như Lê Quý Dương, được trao truyền bí mật thông điệp ấy, tỉnh ngộ khóc thành thơ. Từng chữ, từng câu là nước mắt cô đọng từ đau đớn cho thế sự, cho phận người. Từng câu thơ cắt cứa vào tâm can, đòi chúng ta thức tỉnh và hành động thay đổi để cứu chính mình.

“Không nhìn thấy bằng mắt thường

Loài người chỉ là giống ký sinh trùng bám vào đất

Chằng chịt vết thương

Máu khô đen những nhát chém sâu nhất.

Loang lổ nỗi đau tàn phá hằn trên mặt địa cầu”

(Phía bên kia là hiện tại - Lê Quý Dương)

Ngoài một phong cách thơ với câu chữ bạo liệt, chất bi tráng, giọng điệu hào sảng, cái tài mở rộng nghĩa của mỗi từ cho mạch nguồn ý tưởng nương náu vô biên, thì Lê Quý Dương còn có năng lực tiên tri gói ghém trong những câu chữ thơ tinh gọn. Những gì ở phía xa, ở cuối con đường cứ ám ảnh trong những tai họa thường trực. Ông đã phơi bày tất cả nguyên nhân ở đây rồi, từng câu thơ như lời kết tội. Con người có thể sám hối được chăng.

Trước thảm kịch của loài người, thơ ấy dù bi thương nhưng không tuyệt vọng. Trong đớn đau tăm tối, cánh thơ trong veo vẫn vút lên những hy vọng mạnh mẽ. Bản chất người, tình yêu thương vẫn là cứu cánh. Thơ Lê Quý Dương như chất gạn lọc tâm hồn, cứu lại phần trong trẻo, để con người tiếp tục sửa chữa, thấy mình trong vạn vật, yêu thương mọi người, yêu thương vạn vật vô điều kiện. Có như vậy, con người mới đạt đến an yên.

“Rồi mẹ khẽ nguyện cầu

Mong nhân loại mãi thương nhau”

(Thương mẹ mùa đại dịch - Lê Quý Dương)

Lê Quý Dương sinh năm 1968, có truyện ngắn, thơ đăng báo và kịch bản sân khấu dàn dựng tại các nhà hát chuyên nghiệp từ năm 20 tuổi. Các kịch bản viết cho sân khấu và nhạc kịch của ông đã được xuất bản tại Currency Press, Sydney, Australia và được dàn dựng tại nhiều nước trên thế giới như Australia, Pháp, USA và UK.

Lê Quý Dương hiện là Chủ tịch Diễn đàn Festival Quốc tế - IFF và là Uỷ viên Hội đồng Điều hành của Hiệp hội Sân khấu Thế giới - ITI/UNESCO từ nhiệm kỳ 2014 đến nay. Ông đã đạt nhiều Giải thưởng Quốc tế lớn giành cho các kịch bản sân khấu và điện ảnh như Giải nhất cuộc thi viết kịch bản sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương năm 1999 đó Asia link tổ chức. Giải Ba kịch bản Điện ảnh Hartley Meril tổ chức tại Hollywood CA, USA năm 2003.

Ông đã xuất bản các tập sách về sân khấu kịch và thơ: Meat party ((Bữa tiệc xác thịt), sân khấu kịch - NXB Playbox 2000, Australia); Ký họa cơn mê (Thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 2020); Nhịp đập sáng tối (Thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 2022)...

KIỀU BÍCH HẬU
TIN LIÊN QUAN

“Vẫn nguyên là nỗi khát” của nhà thơ Hồng Thanh Quang

Thanh Hương |

“Vẫn nguyên là nỗi khát” - một đêm thơ nhạc đặc biệt của nhà thơ Hồng Thanh Quang sẽ được tổ chức vào ngày 4.9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nhà thơ Lý Hữu Lương: “Giữ lại những giá trị hiện tồn của dân tộc mình

Phan Đức Lộc (thực hiện) |

Nhà thơ Lý Hữu Lương với tập thơ “Yao” đã được vinh danh tại Giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ I. Anh đã có những chia sẻ chân thành về tác phẩm đoạt giải cùng những trăn trở, dự định về con đường văn chương phía trước.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim, Chợt ngọt chợt đắng...

Từ Tâm |

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim tên thật là Nguyễn Kim Thành, gốc ở Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội; nhưng sinh ra và lớn lên ở “miền quan họ” Bắc Ninh. Cho đến nay, nhà thơ Nguyễn Thanh Kim đã xuất bản 26 tác phẩm, 3 năm gần đây, năm nào ông cũng có sách “trình làng”.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Quảng Ninh: Phát hiện bé gái bị bỏ rơi, người nhiều vết côn trùng cắn

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh -  Vào lúc 9h30 ngày 23.3, anh L.V.C. (sinh năm 1997, trú tại thôn Hoành Mô, xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều) nghe thấy tiếng khóc của trẻ nhỏ tại khu vực gần nhà, đi tìm thì phát hiện 1 bé gái (khoảng 5 - 6 tháng tuổi) bị bỏ rơi trên bãi cỏ rìa đường.

“Vẫn nguyên là nỗi khát” của nhà thơ Hồng Thanh Quang

Thanh Hương |

“Vẫn nguyên là nỗi khát” - một đêm thơ nhạc đặc biệt của nhà thơ Hồng Thanh Quang sẽ được tổ chức vào ngày 4.9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nhà thơ Lý Hữu Lương: “Giữ lại những giá trị hiện tồn của dân tộc mình

Phan Đức Lộc (thực hiện) |

Nhà thơ Lý Hữu Lương với tập thơ “Yao” đã được vinh danh tại Giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ I. Anh đã có những chia sẻ chân thành về tác phẩm đoạt giải cùng những trăn trở, dự định về con đường văn chương phía trước.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim, Chợt ngọt chợt đắng...

Từ Tâm |

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim tên thật là Nguyễn Kim Thành, gốc ở Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội; nhưng sinh ra và lớn lên ở “miền quan họ” Bắc Ninh. Cho đến nay, nhà thơ Nguyễn Thanh Kim đã xuất bản 26 tác phẩm, 3 năm gần đây, năm nào ông cũng có sách “trình làng”.