"Tôi chỉ là chàng họa sĩ đi ngang cánh đồng bất tận của đồ họa"

Việt Văn (thực hiện) |

Họa sĩ trẻ Minh “Phố” là một người trẻ năng động, luôn đầy ắp những dự định, kế hoạch cá nhân cho sáng tác hội họa của mình. Sau 10 năm, kể từ năm 2012 khi Minh cho ra mắt những bức tranh vẽ phố đầu tiên của mình đến nay anh mới quyết định làm triển lãm cá nhân lần thứ hai. 10 năm là một quãng thời gian đủ cho những trải nghiệm, những trăn trở, tìm tòi, phá cách và cả những lúc tự phủ định để làm mới bản thân. 17h chiều 10.12.2022 tại Trung tâm triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội), khai mạc triển lãm cá nhân lần thứ hai - một chân dung Minh “Phố” bởi dù vẽ cái gì thì cuối cùng họa sĩ cũng thông qua đó để vẽ lên gương mặt đích thực của mình.

Triển lãm cá nhân lần thứ hai này là sự tổng kết một hành trình vẽ Phố của anh hay nó là sự tiếp nối của một hành trình dài chưa thể biết trước đâu là điểm dừng?

- Tôi bén duyên với Làng, với Phố từ hồi còn là sinh viên, khi đó mỗi ngày cuối tuần tôi lại lóc cóc bên chiếc xe đạp cũ mà rong ruổi đi kí họa, tôi lang thang kí họa từ các làng ngoại thành cho đến những cổng làng nội đô. Lúc đó tôi mới nhận ra Hà Nội còn lưu giữ nhiều nét đẹp về Làng đến như vậy. Làng trong Phố, Phố - Làng là hai mà thành một. Tôi muốn đưa vẻ đẹp của Làng của Phố ấy vào tranh mình một cách tự nhiên nhưng khái quát nhất, hiện đại nhất, lãng mạn và trữ tình nhất. Bởi vậy, cái đích đến là luôn làm mới mình, làm khác hơn, hay hơn mỗi ngày, nếu còn đủ duyên, đủ năng lượng thì Phố sẽ khác trong các “quãng” tiếp theo.

Anh có thể nói kỹ về hành trình sáng tạo của mình?

- Tôi có thói quen tự đặt ra cho mình các khoảng thời gian để nghiên cứu về Phố, tôi muốn khai thác triệt để về chủ thể Phố khi nghiên cứu. Trong quãng 10 năm ấy tôi tạm chia ra làm ba quãng nhỏ hơn: Thời gian đầu từ năm 2012 - 2018 là thời điểm để tôi “phá băng” những gì đã được tích lũy trước đó, để đi tìm một ngôn ngữ gần mình nhất, mong muốn tìm ra dấu vân tay riêng cho mình. Từ cuối năm 2018-2020 là thời gian tôi không cho phép mình bằng lòng với những gì đã có, “phải làm khác”, “phải thay đổi” đó là những từ khóa thúc giục tôi tiếp tục tìm tòi, tiếp tục vận động, trong quãng này bút pháp khoáng đạt hơn, và tôi lưu tâm đến những giá trị của văn hóa và di sản của Việt Nam. Từ 2020 - nay tôi đang thể nghiệm và nghiên cứu trên nhiều chất liệu từ những chất liệu quen thuộc như sơn dầu, màu nước thì tôi đã thể nghiệm thêm chất liệu như sơn mài, khắc gỗ, kĩ thuật in lưới, điêu khắc và sắp đặt.

Ở hành trình thứ hai anh nói quan tâm tới giá trị truyền thống di sản và dùng ngôn ngữ tạo hình hiện đại để chuyển tải nó đem đến những câu chuyện mới. Vì sao anh lại không tiếp tục nó mà chuyển sang hành trình thứ ba. Vì anh thấy đã đủ hay bởi anh đang đợi cảm hứng cho một bước bứt phá mới?

- Khi bạn muốn đi tiếp để xa hơn bạn phải có tính kế thừa những điều đã có để phát triển, các quãng tiếp theo sẽ là tất yếu để hay hơn, để tốt hơn trên nền tảng những quãng đã qua, đó là sự tiếp nối có tính hệ thống và không đứt đoạn. Vẫn là những giá trị về văn hóa và di sản ấy, nhưng được kể bằng những câu chuyện về chất liệu khác nhau, bằng những ngôn ngữ tạo hình mới và những ý niệm mới

Anh có thể lý giải kỹ hơn về ý tưởng gắn “Phố và hạt gạo”?  Và tại sao anh lại thích thể hiện nó bằng hình thức bán trừu và trừu tượng?

- Bản thân hạt gạo đã chứa đựng những câu chuyện về văn hóa, về lao động, về con người của những vùng miền khác nhau. Gạo nếp, gạo tẻ là âm - dương, là hồn cốt của giá trị văn hóa, với tôi - hạt gạo là di sản của nhân loại. Bản thân hình khối của hạt gạo đã là tác phẩm điêu khắc rất đẹp. Tôi muốn kể thêm một câu chuyện mới về hạt gạo trên tác phẩm của mình, ở đó có đan sen giữa hư và thực, quá khứ và hiện tại, truyền thống và đương đại. Tôi thích sự đối lập giữa một bên là mảng, là nét, là hình chắc khỏe của Phố, một bên là vẻ đẹp mềm mại căng đầy tự tại của hạt gạo, để hai sự đối lập ấy hòa vào nhau trong những ý niệm về âm - dương, cứng - mềm, đặc - rỗng, nét - mảng, và được bao phủ bởi không gian ý niệm của bán trừu tượng hoặc trừu tượng, để đôi khi có hình cụ thể, đôi lúc lại gợi hình ẩn dụ để tìm thấy yếu tố trật tự trong sự hỗn độn, tìm thấy cái có hình trong những biến ảo của cảm xúc mênh mông.

Một tác phẩm trong thời gian đầu của Minh “Phố“. Bản quyền tranh thuộc về tác giả.
Một tác phẩm trong thời gian đầu của Minh “Phố“. Bản quyền tranh thuộc về tác giả.

Anh là một nghệ sĩ đa tài có thể sáng tác ở nhiều chất liệu khác nhau. Nhưng ở đâu thế hiện rõ dấu vân tay - phong cách sáng tạo của anh, và nó có thể tóm gọn bằng mấy chữ nào?

- Tôi không cho rằng mình đa tài, nhưng không phủ nhận là tôi luôn mong muốn được trải nghiệm các chất liệu, vừa là để nghiên cứu, vừa là tìm những ngôn ngữ tạo hình khác nhau và tôi không cho phép mình đứng im. Với mỗi chất liệu tôi đều nghiên cứu với tâm thế nghiêm túc và câu thị nhất. Tôi hiểu rằng càng đi sâu sẽ càng thấy mình còn cần học hỏi nhiều hơn nữa. Và tôi chỉ là chàng họa sĩ đi ngang qua khu vườn điêu khắc, đi ngang qua cánh đồng bất tận của đồ họa và luôn ý thức rằng sự trải nghiệm của mình còn nhỏ bé, mình luôn cần nỗ lực và cố gắng hơn mỗi ngày. Thành công hay chưa? Hãy để thời gian và công chúng có câu trả lời

Trong các triển lãm “Đa diện” anh thường lo tổ chức từ việc chọn chủ đề, mời họa sĩ cùng tham gia và lo cả truyền thông. Anh có nghĩ sau này sẽ làm một giám tuyển (curator)?

- Đa diện là nhóm mở, mỗi thành viên trong nhóm đều nỗ lực và có vai trò quan trọng. Tôi chỉ là người kết nối và luôn mong muốn nhóm đi xa hơn nữa.

Với tôi - Curator vừa là một thiên chức vừa là một nghề ở tầm cao. Bởi không phải ai cũng làm được và đã làm - không phải ai cũng làm tốt. Bạn phải đủ tâm, đủ tầm, đủ tinh và đủ tín. Tôi chỉ có chút một năng khiếu nhỏ, chưa đáng kể. Và nếu đủ duyên thì tôi cần học nghiêm cẩn.

Quan điểm sáng tạo của anh và nó có thay đổi theo thời gian?

- Mỗi người đã có một vân tay riêng, Tôi luôn tự nhủ hãy cứ là mình nhưng luôn làm mới và không ngại thay đổi, thay đổi trên dấu vân tay của chính mình, để vân tay ấy được mới hơn mỗi ngày nhưng vẫn là mình. Sự nỗ lực để tốt nhất mỗi ngày là một cách để tôi rèn luyện và làm mới vân tay của chính mình, bởi nếu tôi dừng lại tức là tôi đang thụt lùi. Tôi cũng đã sẵn sàng và đang háo hức chờ đón chính mình trong những chặng đường tiếp theo, hy vọng sẽ mang đến công chúng nhiều tác phẩm hay hơn nữa.

Cám ơn Minh “Phố” và mong chờ ở anh những sáng tạo mới.

Họa sĩ Nguyễn Minh sinh năm 1982 tại Hà Nội, tốt nghiệp Thạc sĩ tạo hình tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hội viên hội Mỹ thuật Việt Nam. Đã đoạt một số giải thưởng, tiêu biểu như Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hà Nội, Giải A triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, Giải thưởng Mỹ thuật Sông Hồng, Việt Nam - Hàn Quốc. Đã tham dự nhiều triển lãm như Triển lãm tranh Quốc tế “New Horizon” tại Malaysia - 2022, Triển lãm tranh Quốc tế (online) “Nghệ thuật trong nghich cảnh” Việt Nam - Philipines 2021, Triển lãm tranh - điêu khắc cá nhân “Nguyễn Minh & Phố”... Có tác phẩm được các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước sưu tập. Khởi xướng và đồng sáng lập các nhóm “Đa diện”, “33Art”, “Sketch+”, “Chuyện Phố”.


Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Huế tiếp nhận tranh vẽ Trịnh Công Sơn của họa sĩ Đinh Cường

Tường Minh |

Huế - Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức lễ tiếp nhận tranh chân dung Trịnh Công Sơn của họa sĩ Đinh Cường.

“Hội tụ sắc màu” là triển lãm của 40 họa sĩ ĐH Nghệ Thuật Huế tại Đà Nẵng

An Thượng |

Đà Nẵng - triển lãm “Hội tụ sắc màu” sẽ giới thiệu tác phẩm của 40 họa sĩ là cựu giảng viên, sinh viên trường Đại học Nghệ Thuật Huế, sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 27.4 đến 20.5.2022 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.

Họa sĩ Mai Đại Lưu: Tôi để nghệ thuật dẫn lối và đưa tôi đến những miền cảm xúc

Việt Văn (thực hiện) |

Nếu không có gì thay đổi, ngày 14.4.2022, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm cá nhân lần thứ 2 của họa sĩ Mai Đại Lưu sẽ diễn ra. Sau  khởi đầu của “Tôi là Mai Đại Lưu” vào tháng 7.2020, lần này là “Trong rừng sâu” với một cách tiếp cận khác. 

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Huế tiếp nhận tranh vẽ Trịnh Công Sơn của họa sĩ Đinh Cường

Tường Minh |

Huế - Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức lễ tiếp nhận tranh chân dung Trịnh Công Sơn của họa sĩ Đinh Cường.

“Hội tụ sắc màu” là triển lãm của 40 họa sĩ ĐH Nghệ Thuật Huế tại Đà Nẵng

An Thượng |

Đà Nẵng - triển lãm “Hội tụ sắc màu” sẽ giới thiệu tác phẩm của 40 họa sĩ là cựu giảng viên, sinh viên trường Đại học Nghệ Thuật Huế, sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 27.4 đến 20.5.2022 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.

Họa sĩ Mai Đại Lưu: Tôi để nghệ thuật dẫn lối và đưa tôi đến những miền cảm xúc

Việt Văn (thực hiện) |

Nếu không có gì thay đổi, ngày 14.4.2022, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm cá nhân lần thứ 2 của họa sĩ Mai Đại Lưu sẽ diễn ra. Sau  khởi đầu của “Tôi là Mai Đại Lưu” vào tháng 7.2020, lần này là “Trong rừng sâu” với một cách tiếp cận khác.