Làm mới những ngày xưa cũ

Bài thanh hải - ảnh Hà nguyễn |

Ngay cả người dân bản địa cũng tròn mắt ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của những chiếc áo dài, váy, khăn choàng thổ cẩm... tại Chương trình thời trang Thổ cẩm Tây Nguyên vừa diễn ra tại khu du lịch Măng Đen, Kon Tum. Những vải áo, hoa văn, váy, khố này vốn là trang phục hàng ngày của người dân bản địa. Nhưng qua những nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp, những cách điệu nghệ thuật đã "chắp cánh" cho nét văn hóa truyền thống này bay cao, bay xa...

Với chủ đề “Hẹn nhau giữa đại ngàn Tây Nguyên”, Chương trình thời trang Thổ cẩm Tây Nguyên do UBND huyện Kon Plông, Kon Tum chủ trì phối hợp với nhà thiết kế Minh Hạnh và 10 nhà thiết kế nổi tiếng khác của Việt Nam vừa tổ chức hôm 29, 30.10.

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum (9.2.1913 - 9.2.2023). Sự kiện văn hóa du lịch đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng đẹp. Sân khấu chính cũng là sàn diễn thời trang được thiết kế giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ngay trên mặt nước dưới chân thác Pa Sỹ hùng vỹ, trong rừng thông vi vu gió lạnh. Hơn 200 mẫu áo dài, thời trang thổ cẩm trong bộ sưu tập của Nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh và 10 nhà thiết kế nổi tiếng trong nước được giới thiệu tới công chúng trong nền nhạc với những thanh âm của đại ngàn.

Thông xanh, hoa trái vùng ôn đới, tượng nghệ thuật... những đặc sản Tây Nguyên đã “làm nền” cho sàn diễn thời trang giữa rừng thông ở Măng Đen.
Thông xanh, hoa trái vùng ôn đới, tượng nghệ thuật... những đặc sản Tây Nguyên đã “làm nền” cho sàn diễn thời trang giữa rừng thông ở Măng Đen.
Trang phục thổ cẩm Tây Nguyên vừa quen, nhưng cũng rất lạ trong mắt du khách và ngay cả với người dân bản địa. Ảnh: Hà Nguyễn
Trang phục thổ cẩm Tây Nguyên vừa quen, nhưng cũng rất lạ trong mắt du khách và ngay cả với người dân bản địa. Ảnh: Hà Nguyễn
Biểu diễn thời trang ngay lòng hồ ở dưới chân thác nước Pa Sỹ, Măng Đen, Kon Tum.
Biểu diễn thời trang ngay lòng hồ ở dưới chân thác nước Pa Sỹ, Măng Đen, Kon Tum.
Biểu diễn thời trang ngay lòng hồ ở dưới chân thác nước Pa Sỹ, Măng Đen, Kon Tum.

Điều đặc biệt, ngoài 40 nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu tham gia trình diễn còn có 100 diễn viên không chuyên là các em học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum.

Trong cái mát lạnh dịu êm của vùng khí hậu ôn đới Măng Đen - nơi được mệnh danh là Đà Lạt 2, các người mẫu đã chân trần lội suối, dạo trong rừng thông... Những hoa trái bản địa, tượng gỗ nghệ thuật, thông xanh... những đặc sản Tây Nguyên đã “làm nền” cho sàn diễn thời trang, tạo ấn tượng khó quên của cả người mẫu lẫn du khách.

Thời điểm này, tại Nhà rông Kon Klor, phường Thắng Lợi, TP.Kon Tum cũng diễn ra liên hoan Cồng chiêng - Múa xoang với gần 1.100 học sinh tham gia. Đây không chỉ là hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương mà còn là sản phẩm du lịch rất hấp dẫn đối với du khách.

Điều đáng nói là các sản phẩm văn hóa phi vật thể như múa Xoang, cồng chiêng hay các sản phẩm văn hóa vật thể là nhà rông, trang phục thổ cẩm, tượng gỗ... vốn bình dị, tồn tại song hành với đời sống thường ngày của người dân, thậm chí quen thuộc đến mức họ không để ý, bỗng nhiên thành những "sản phẩm" du lịch hấp dẫn trong mỗi sự kiện văn hóa, lễ hội. Thậm chí mới lạ với chính chủ nhân của nó. Đây là một trong những cách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hiệu quả nhất hiện nay.

Bài thanh hải - ảnh Hà nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Có một cây cầu Long Biên trên đất Tây Nguyên

Bài và ảnh Phan Tuấn |

Cầu Sêrêpốk được xây dựng năm 1941, từ thời Pháp thuộc. Đây là cây cầu đầu tiên bắc qua dòng sông Sêrêpốk chảy ngược nối đôi bờ hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông ngày nay. Trải qua hơn 80 năm xây dựng và tồn tại, cầu Sêrêpốk là chứng tích ghi dấu cho sự phát triển của vùng đất và con người Tây Nguyên.

Những báu vật dưới lòng đất Tây Nguyên

Sa Linh |

Việc phát lộ hàng nghìn mũi khoan đá cùng hàng nghìn chuỗi hạt thủy tinh được chế tạc tinh xảo và những tín hiệu của hoạt động chế tác quy mô lớn bước đầu có thể cho thấy khu di tích khảo cổ học Thác Hai (huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) là một di tích phức hợp, vừa có tính chất cư trú, vừa là khu mộ táng, lại vừa là một công xưởng chế tác quy mô lớn cách ngày nay 2.000 - 3.500 năm.

"Nàng thơ" giữa đại ngàn Tây Nguyên

Hương Mai - Phạm Dũng |

Thác K50 - hay còn gọi là thác Hang Én - nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai. Thác mang nguyên vẹn vẻ hoang sơ, thuần khiết giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Thác K50 được coi là thác nước đẹp nhất Tây Nguyên.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Tỷ giá USD chợ đen, tỷ giá hối đoái, giá USD ngân hàng hôm nay 24.3

Trà My |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD thị trường tự do trong nước ở mức 23.500 - 23.570 đồng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới ở mức 1992,20 - 1993,20 USD/ounce (mua vào - bán ra). Giá vàng SJC trong nước ở mức 66,55 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Nghệ An: Dự án cao tốc Bắc Nam nguy cơ chậm tiến độ vì 1 hộ dân

QUANG ĐẠI |

Cho rằng việc thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam làm nứt nhà, một hộ dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã liên tục ngăn cản việc thi công trong nhiều tháng qua làm dự án trọng điểm này đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

Có một cây cầu Long Biên trên đất Tây Nguyên

Bài và ảnh Phan Tuấn |

Cầu Sêrêpốk được xây dựng năm 1941, từ thời Pháp thuộc. Đây là cây cầu đầu tiên bắc qua dòng sông Sêrêpốk chảy ngược nối đôi bờ hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông ngày nay. Trải qua hơn 80 năm xây dựng và tồn tại, cầu Sêrêpốk là chứng tích ghi dấu cho sự phát triển của vùng đất và con người Tây Nguyên.

Những báu vật dưới lòng đất Tây Nguyên

Sa Linh |

Việc phát lộ hàng nghìn mũi khoan đá cùng hàng nghìn chuỗi hạt thủy tinh được chế tạc tinh xảo và những tín hiệu của hoạt động chế tác quy mô lớn bước đầu có thể cho thấy khu di tích khảo cổ học Thác Hai (huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) là một di tích phức hợp, vừa có tính chất cư trú, vừa là khu mộ táng, lại vừa là một công xưởng chế tác quy mô lớn cách ngày nay 2.000 - 3.500 năm.

"Nàng thơ" giữa đại ngàn Tây Nguyên

Hương Mai - Phạm Dũng |

Thác K50 - hay còn gọi là thác Hang Én - nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai. Thác mang nguyên vẹn vẻ hoang sơ, thuần khiết giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Thác K50 được coi là thác nước đẹp nhất Tây Nguyên.