Hành trình thăng trầm của chuyển đổi số

Vân Trường |

Từ khóa chuyển đổi số liên tục được nhắc đến thời gian gần đây nhưng ít ai biết được rằng khái niệm này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến lần đầu vào những năm 1960. Trải qua hơn 50 năm với không ít thăng trầm, đến nay chuyển đổi số Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.

Một hành trình thăng trầm

Có thể với số đông chúng ta chuyển đối số là một xu thế gần đây, và những thành tựu của chuyển đổi số đơn giản là kết quả của quá trình hội nhập với thế giới. Ít ai biết được rằng, từ những năm 1960, chuyển đổi số, công nghệ số đã được coi là một con đường sáng để dân tộc Việt Nam có thể vươn lên sánh vai cùng 5 Châu. Và người nhìn thấu chân lý ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trong cuộc gặp gỡ với Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô với chủ đề về máy tính điện tử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá, máy tính điện tử (hay ngày nay là công nghệ thông tin - PV) chính là tương lai mà Việt Nam phải nắm bắt.

Giáo sư Bạch Hưng Khang, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) nhớ lại: “Trong cuộc gặp đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghe rất chăm chú và kết luận rằng đây là vấn đề rất hay, rất tuyệt vời. Người đã đề nghị ngài Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô giúp đỡ giáo sư Tạ Quang Bửu xây dựng kế hoạch để xây dựng ngành này ở Việt Nam”.

Đầu những năm 1970, ông André Trương Trọng Thi, một kỹ sư người Pháp gốc Việt đã cùng các cộng sự khai sinh ra khái niệm máy tính thương mại là tiền đề quan trọng cho việc ra đời các máy tính cá nhân, thay đổi thế giới sau này.

Năm 1978, Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước Việt Nam đã cùng kỹ sư Trương Trọng Thi xây dựng kế hoạch, lắp ráp máy tính. Nhưng đáng tiếc, bối cảnh đất nước bị cấm vận nên kế hoạch này chưa thành hiện thực.

Nhiều khó khăn nhưng Việt Nam không bỏ cuộc, ngay từ cuối những năm 1980, ngành viễn thông đã quyết định đột phá chuyển thẳng từ công nghệ tương tự Annalog sang công nghệ số Digital.

Giai đoạn 1986 - 2000, Tổng cục Bưu điện đã có 2 quyết định rất quan trọng, có tính chiến lược, tạo đột phá và là bước ngoặt cho sự phát triển của viễn thông và Internet tại Việt Nam.

Theo ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu Chính - Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) 2 quyết định quan trọng đó là, đi thẳng vào số hoá, số hoá nhanh chóng mạng viễn thông của Việt Nam, với những công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của đất nước thời kỳ mở cửa và hội nhập. Và, xoá bỏ độc quyền, mở cửa cạnh tranh, giá cước đã giảm nhanh, giảm mạnh giúp dịch vụ viễn thông và internet của Việt Nam được phổ cập nhanh, rộng rãi đến đa số người dân kể cả vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Năm 1997, Internet chính thức có mặt tại Việt Nam, đây là một dấu mốc quan trọng, mở cánh cửa cho mọi người dân Việt Nam bước ra thế giới.

Sau dấu mốc 1997, chuyển đổi số tại Việt Nam tiếp tục gắn liền với sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp, chủ trương của Chính phủ, và những trải nghiệm của người dân

Tháng 6.2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Cùng lúc này, những thay đổi đột ngột do ảnh hưởng của COVID-19 khiến chuyển đổi số trở thành điều kiện sống còn của các doanh nghiệp, tổ chức. Song song với đó, Chính phủ Việt Nam cũng quyết tâm đẩy nhanh tiến trình xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số, đặt nền móng quan trọng cho giai đoạn tiếp theo trên con đường chuyển đổi số từ chính sách đến hành động. Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: "COVID-19 là cú huých trăm năm để đẩy nhanh chuyển đổi số trên bình diện toàn quốc”.

Nhờ chuyển đổi số, nhiều người nông dân đã trở thành những chủ cửa hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử.
Nhờ chuyển đổi số, nhiều người nông dân đã trở thành những chủ cửa hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử.

Tám kết quả tích cực bước đầu và hành trình phía trước

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số quốc gia tổ chức tại Hà Nội vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định Việt Nam có 8 kết quả tích cực về chuyển đổi số bao gồm: Nhận thức và hành động có nhiều chuyển biến; việc xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được quan tâm chỉ đạo; hạ tầng số được tăng cường đầu tư, nhiều nền tảng số tiếp tục được phát triển; cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho Chính phủ số, công tác truyền thông được thúc đẩy; dịch vụ công trực tuyến triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng; an ninh, an toàn thông tin tiếp tục được chú trọng; nguồn lực về tài chính và nhân lực dành cho chuyển đổi số được tăng cường; và tỉ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, lĩnh vực này cũng giúp thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.

"Kết quả hôm nay mới chỉ là bước đầu, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước", Thủ tướng nhận định. Ông cũng cho rằng để chuyển đổi số quốc gia trở nên hiệu quả cần tới chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và phải tạo được sự thay đổi trong phương thức quản lý, vận hành cũng như quản trị xã hội.

Người đứng đầu Chính phủ đã nêu 5 thông điệp về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trong thời gian tới.

Thứ nhất là cần phải tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, triển khai hiệu quả Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phát triển đồng bộ cả về thể chế, hạ tầng số, nền tảng số và nguồn nhân lực số. Triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng của Việt Nam về Chính phủ điện tử, Đổi mới sáng tạo và Năng lực cạnh tranh toàn cầu theo tiêu chí của các tổ chức quốc tế.

Thứ hai, nâng cao tỉ lệ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến. Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nâng cao mức độ hài lòng của người dân. Nhắc đến Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, Thủ tướng yêu cầu cần tránh mọi tư duy cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu, cục bộ, sợ mất lợi ích và va chạm.

Thứ ba, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ. Chú trọng đào tạo kỹ năng số gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số quốc gia.

Thứ tư, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh việc đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh lên môi trường số, thiết lập các kênh cung cấp dịch vụ số hiệu quả, nhất là thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến... Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng số, nhất là hạ tầng số dùng chung; chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp,

Thứ năm, tăng cường truyền thông về lợi ích của chuyển đổi số để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả của chuyển đổi số, từ đó tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích, dịch vụ số an toàn, hiệu quả.

Thủ tướng khẳng định quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực, nguồn lực của chuyển đổi số. "Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính họ sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển", ông nói.

Vân Trường
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi số phải giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Văn Sỹ |

Chuyển đổi số phải giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là chủ đề chính được đưa ra trao đổi tại hội thảo “Thúc đẩy Chuyển đổi số ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra ngày 29.10 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số: Chuyển cuộc đời - đổi tương lai

Linh Anh |

Chuyển đổi số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt để chấp nhận những cái mới: Công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Chỉ có đổi mới sáng tạo, Việt Nam mới thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Chuyển đổi số quốc gia đã đạt được nhiều kết quả quan trọng

Trần Tuấn |

Các chuyên gia nhận định, chuyển đổi số quốc gia thời gian qua đạt được nhiều kết quả quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số; Kinh tế số; Xã hội số.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án chung thân

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành bị xác định dùng thủ đoạn rủ người đồng sở hữu sổ tiết kiệm rồi dùng vay tiền, từ đó chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân.

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Chuyển đổi số phải giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Văn Sỹ |

Chuyển đổi số phải giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là chủ đề chính được đưa ra trao đổi tại hội thảo “Thúc đẩy Chuyển đổi số ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra ngày 29.10 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số: Chuyển cuộc đời - đổi tương lai

Linh Anh |

Chuyển đổi số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt để chấp nhận những cái mới: Công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Chỉ có đổi mới sáng tạo, Việt Nam mới thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Chuyển đổi số quốc gia đã đạt được nhiều kết quả quan trọng

Trần Tuấn |

Các chuyên gia nhận định, chuyển đổi số quốc gia thời gian qua đạt được nhiều kết quả quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số; Kinh tế số; Xã hội số.