Giải thưởng Sáng tạo: Tôn vinh các công trình khoa học mang lại giá trị kinh tế xã hội

Minh Hạnh |

Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (giải thưởng) được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh các nhà khoa học, các nhà công nghệ có những công trình có giá trị khoa học, kinh tế xã hội lớn đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.

Hàng trăm công trình mang hiệu quả cao

Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam đã khuyến khích được việc tìm tòi, sáng tạo các công trình KHCN, có khả năng giải quyết những yêu cầu cấp bách của thực tiễn, nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa Việt Nam. Sự lan tỏa rộng khắp của Giải thưởng với uy tín ngày càng cao, đã thu hút không chỉ các nhà khoa học mà cả những cá nhân đam mê sáng tạo, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, say mê nghiên cứu, ứng dụng KHCN.

Theo ông Phan Xuân Dũng - Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng, đến nay đã có trên 3.000 công trình tham gia và gần 1.000 công trình đã đoạt Giải thưởng, giải thưởng cũng thu hút được sự tham gia tích cực của đông đảo của các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước. Nhiều công trình đoạt giải đã và đang áp dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phần thúc đẩy SXKD của các DN, nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu và tạo ra thị trường công nghệ phục vụ đời sống xã hội và an ninh quốc phòng

Giai đoạn từ 2001 - 2014 có 14 DN được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới tặng Huy chương vàng WIPO do áp dụng xuất sắc hệ thống sở hữu trí tuệ vào SXKD và 14 tác giả nữ được tặng Huy chương vàng WIPO; Giai đoạn 2001-2011 có 29 công trình suất sắc nhất được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tặng Huy chương Vàng WIPO.

Tôn vinh các nhà khoa học Việt

Theo Giám đốc Quỹ Vifotec - ông Nguyễn Xuân Tiến, trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, Quỹ Vifotec đã hỗ trợ và tôn vinh các nhà sáng tạo, các nhà khoa học thông qua việc tổ chức thành công 27 lần Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam. Giải thưởng đã thu hút được sự tham gia tích cực của đông đảo các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước. Nhiều công trình đoạt giải đã và đang áp dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Năm 2021, Giải thưởng có sự tham gia của 19 tỉnh, thành phố, 2 Bộ (Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương), 1 sở, 1 tập đoàn gửi công trình tham dự với 115 công trình tham gia giải thưởng thuộc 6 lĩnh vực KHCN ưu tiên, bao gồm: Cơ khí - tự động hóa (17 công trình); công nghệ vật liệu (15 công trình); công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông (21 công trình); sinh học phục vụ sản xuất và đời sống (35 công trình); công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên (18 công trình); công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới (9 công trình).

Vượt qua nhiều công trình tiêu biểu, 45 công trình xuất sắc nhất sẽ được nhận Giải thưởng năm 2021. Một trong hai công trình xuất sắc được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới quyết định trao Giải WIPO năm nay là "Công nghệ, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm" của tác giả Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Công ty Cổ phần khoa học công nghệ Việt Nam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Công nghệ bêtông cốt sợi phi kim đúc sẵn và sản phẩm bêtông cốt sợi phi kim đúc sẵn cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 38/2020/QĐ-TTg ngày 30.12.2020 về Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Sau khi triển khai thành công và mang lại hiệu quả đặc biệt về kỹ thuật, kinh tế  xã hội, văn hóa công nghệ này có khả năng ứng dụng rộng rãi trên cả nước. Mặt khác, cấu kiện được sản xuất công nghiệp trên dây chuyền công nghệ hiện đại: Bêtông cốt phi kim đúc sẵn, đã khẳng định giá trị, thương hiệu và được ứng dụng rộng rãi trên cả nước.

Công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả đặc biệt về kỹ thuật, kinh tế xã hội, văn hóa, xử lý dứt điểm tình trạng sạt lở, lún sụt, sập xệ, nhếch nhác. Công nghệ mới bền vững, đáp ứng Quy chuẩn quốc gia công trình bậc 1 có tuổi thọ trên 100 năm, vì vậy, hàng năm sẽ không phải duy tu, sửa chữa, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng chục tỉ đồng. So với các lần trước đây đã làm mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa vào các năm 1958, 1992, 2012 đã phải bỏ ra chi phí sửa chữa với số tiền từ 1 tỉ - 10 tỉ VNĐ.

Theo GS Đặng Kim Chi, đây là những tấm được đúc sẵn ghép lại với nhau vừa đẹp cảnh quan vừa bền với thời gian, về mặt khoa học, công nghệ này đã thay thế được bêtông truyền thống rất dễ bị xói mòn, đây là vấn đề mà rất nhiều năm nay việc sụt bờ hồ chưa được khắc phục. Với yêu cầu phải xây dựng mới toàn bộ, đồng bộ, bền vững trường tồn. Do đó, quá trình lựa chọn các loại công nghệ, giải pháp kỹ thuật hiện có để xây dựng kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm đều không vượt qua được các tiêu chí kỹ thuật công trình nhóm A cấp Quốc gia đặc biệt, Vì vậy không chuyển sang bước thứ hai để so sánh về giá. Tuy nhiên giải pháp công nghệ nền: “Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển” của Busadco áp dụng tại các dự án đã thực hiện có kinh phí đầu tư thấp hơn khoảng 20% so với các giải pháp truyền thống. Đảm bảo thẩm mỹ khôi phục mang tính chất bảo tồn, trùng tu, tôn tạo hình dáng nguyên trạng, duy trì truyền thống, bản sắc văn hoá lịch sử quần thể di sản văn hoá đặc biệt, di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt;

Theo tác giả công trình Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Dự án về đích trước 2 tháng so với thời gian yêu cầu của hồ sơ mời thầu do biện pháp thi công không phải tát nước hồ; không dùng tường vây, đê bao; không thay đổi mực nước hồ; không phá vỡ kết cấu nền đất nguyên thổ bờ hồ; không làm đường công vụ (các phương tiện thi công di chuyển trên đường đi bộ hiện trạng); bảo vệ bờ, lòng hồ, giữ nguyên hiện trạng cây xanh di sản xung quanh hồ; hạn chế tối đa ảnh hưởng tiếng ồn, bụi, không xả thải trong quá trình thi công; không ảnh hưởng đến giao thông đô thị và phố đi bộ quanh hồ. Không ảnh hưởng đến các công trình di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh. Tăng giá trị sử dụng công trình cũng như góp phần vào nhiệm vụ tạo môi trường trong xanh, sạch đẹp, văn minh cho thủ đô Hà Nội. Góp phần phát triển công nghệ trong nước, khai thác triệt để nguyên vật liệu và nhân lực tại chỗ.

“Công trình được tính toán kỹ lưỡng, tỉ mỉ về kỹ thuật, mỹ thuật, văn hóa tâm linh và bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan đô thị nhưng vẫn đảm bảo được tính lịch sử, không gian văn hóa cho người dân thủ đô cũng như du khách đến với Hà Nội”, ông Hoàng Đức Thảo cho hay.

4 giải Nhất được trao cho các công trình:

1. Lĩnh vực cơ khí - tự động hóa: Công trình “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị xì tháo thuốc nổ phục vụ xử lý bom mìn, vật nổ cơ động” của Trung tá, Tiến sĩ Tô Đức Thọ (Cục Khoa học quân sự - Bộ Quốc phòng) và các cộng sự. 2. Lĩnh vực công nghệ vật liệu: Công trình “Ứng dụng công nghệ phễu bêtông (Top-Base) trong việc gia cố nền đất yếu tại Việt Nam” của kỹ sư Phạm Thành Công và các cộng sự (Tập đoàn GFS). 3. Lĩnh vực sinh học phục vụ sản xuất và đời sống: Công trình “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống chè PH8 cho năng suất cao, chất lượng tốt góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chè cho các địa phương trong cả nước” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương và các cộng sự (Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm miền núi phía Bắc, tỉnh Phú Thọ). 4. Lĩnh vực công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên: Công trình “Công nghệ, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm” của Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Hội nghị phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KHCN) đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì chiều 23.9 có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá tình hình, nhận diện đúng những hạn chế, tồn tại, khó khăn, thách thức, từ đó xác định phương hướng, đề ra nhiệm vụ, giải pháp để biến KHCN thành lực lượng sản xuất chủ lực của xã hội, giúp các doanh nghiệp tạo ra nhiều hàng hoá, dịch vụ mới có hàm lượng khoa học cao, tạo sức cạnh tranh vượt trội của nền kinh tế.

Cần nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà khoa học trẻ

Minh Hạnh |

Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ 2022 (Young Scientist Summit) và trao giải cuộc thi Sáng kiến khoa học vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng để thúc đẩy sáng kiến ứng dụng vào cuộc sống trong bối cảnh cạnh tranh về khoa học công nghệ trên toàn thế giới, người trẻ có động lực quan tâm đến khoa học công nghệ hơn thay vì chỉ quan tâm đến kinh tế, thương mại như trước đây. Việc thúc đẩy sáng kiến khoa học trong giới trẻ là hết sức cần thiết.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ địa phương: Vướng rào cản pháp lý, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Minh Hạnh |

Với nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) địa phương, các Quỹ Phát triển KHCN có nhiệm vụ thông qua việc cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN ở địa phương, tài trợ toàn bộ hoặc một phần, cho vay với lãi suất thấp và bảo lãnh vốn vay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của quỹ khó khăn, hiệu quả mang lại rất khiêm tốn.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Hội nghị phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KHCN) đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì chiều 23.9 có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá tình hình, nhận diện đúng những hạn chế, tồn tại, khó khăn, thách thức, từ đó xác định phương hướng, đề ra nhiệm vụ, giải pháp để biến KHCN thành lực lượng sản xuất chủ lực của xã hội, giúp các doanh nghiệp tạo ra nhiều hàng hoá, dịch vụ mới có hàm lượng khoa học cao, tạo sức cạnh tranh vượt trội của nền kinh tế.

Cần nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà khoa học trẻ

Minh Hạnh |

Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ 2022 (Young Scientist Summit) và trao giải cuộc thi Sáng kiến khoa học vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng để thúc đẩy sáng kiến ứng dụng vào cuộc sống trong bối cảnh cạnh tranh về khoa học công nghệ trên toàn thế giới, người trẻ có động lực quan tâm đến khoa học công nghệ hơn thay vì chỉ quan tâm đến kinh tế, thương mại như trước đây. Việc thúc đẩy sáng kiến khoa học trong giới trẻ là hết sức cần thiết.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ địa phương: Vướng rào cản pháp lý, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Minh Hạnh |

Với nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) địa phương, các Quỹ Phát triển KHCN có nhiệm vụ thông qua việc cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN ở địa phương, tài trợ toàn bộ hoặc một phần, cho vay với lãi suất thấp và bảo lãnh vốn vay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của quỹ khó khăn, hiệu quả mang lại rất khiêm tốn.