Chuyện về gia đình có 12 liệt sĩ, 3 Mẹ Việt Nam anh hùng

Phố Nhơn |

Khi nhắc đến gia tộc Nguyễn Chưng, người dân xã Phước Hòa đều trân quý và cảm kích bởi dòng máu cách mạng chạy mãi trong họ. Thời chiến, gia tộc này đã đóng góp nhiều máu xương cho đất nước khi có đến 12 liệt sĩ và 3 Mẹ Việt Nam anh hùng. Thời bình, con cháu của họ tiếp tục đóng góp tiền của, công sức xây dựng quê hương, đất nước. Hiện, gia tộc này là một trong những dòng họ hiếu học tiêu biểu của tỉnh Bình Định.

Lão nông của lòng dân

Theo ông Nguyễn Văn Thừa (SN 1948, ở thôn Kim Đông, cháu nội liệt sĩ Nguyễn Chưng), liệt sĩ Nguyễn Chưng sinh ra ở một vùng quê miền sông nước chín áo một quần, đất đai canh tác chẳng có là bao. Thời thực dân phong kiến, phần lớn đất đai nằm trong tay một số địa chủ, chức sắc ở địa phương. Đất canh tác ít, cuộc sống nhân dân thiếu thốn, đói khổ. Chưa hết, lấy lý do đắp đê phục vụ dân sinh, các địa chủ đã lấy 60 mẫu ruộng của dân. Thế nhưng, đê không thấy đắp, chỉ thấy đất của dân bị họ chiếm đoạt làm của riêng lại đẩy người dân vào bần cùng của sự đói khổ.

Ngày ấy, ông Chưng chỉ là một nông dân nhưng sớm giác ngộ chân lý cách mạng, ông đứng ra tập hợp quần chúng nhân dân ở Kim Đông đứng dậy đấu tranh chống lại cường hào, địa chủ đòi lại đất. Cuộc đấu tranh không cân sức chẳng khác nào lấy trứng chọi đá, thế nên nhanh chóng bị dập tắt. Lấy cớ đó, chúng vu khống, tìm cách bắt ông và một số người trong gia đình ông. Sau đó, ông Chưng cùng anh trai bị kết án 6 tháng tù giam, 2 người con trai ông Chưng bị kết án 3 tháng tù giam.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ruộng đất trong tay địa chủ, cường hào được chia đều cho dân nghèo. Người dân Kim Đông giành lại quyền làm chủ cuộc sống và được đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến cứu quốc do Đảng ta khởi xướng. Thời kỳ này, ông Chưng đứng ra thành lập công đoàn, tổ chức hội nông dân, hướng người dân địa phương đi theo hướng canh tác tập thể. Ông còn phụ trách công trình thủy lợi, vận động nhân dân xây dựng đê điều, đập giữ nước để dẫn nước về cung ứng cho sản xuất đời sống người dân khá hơn.

Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông Chưng bám trụ tại địa phương hoạt động bí mật như treo cờ cách mạng, rải truyền đơn tuyên truyền, làm liên lạc viên, cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho bộ đội và nuôi giấu cán bộ hoạt động cách mạng, trong đó có những cán bộ chủ chốt của tỉnh Bình Định. Tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất của ông Chưng chẳng khác nào cái gai trong mắt kẻ địch, chúng luôn tìm cách nhổ cái gai ấy. Ngày 28.3.1966, trong một cuộc càn quét của địch, ông cùng nhân dân thôn Kim Đông đấu tranh trực diện và ông đã anh dũng hy sinh.

Cây cầu Ông Tường được con cháu của liệt sĩ Nguyễn Chưng đóng góp xây dựng. Ảnh: P.N

 

Cả gia đình cầm súng

Vợ chồng ông Chưng có 8 người còn gồm 7 trai, 1 gái. Các con của ông đều noi gương cha tham gia kháng chiến, trong đó có 6 người là bộ đội trực tiếp cầm súng đánh giặc…Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, gia đình liệt sĩ Nguyễn Chưng có 12 liệt sĩ hy sinh vì độc lập dân tộc. Đó là liệt sĩ Nguyễn Chưng và 2 người con trai, 1 người con dâu và 8 người cháu nội. Có 3 người trong gia đình liệt sĩ Chưng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là mẹ Lê Thị Mười, vợ liệt sĩ Chưng (có 3 người thân là chồng và 2 con trai hy sinh vì Tổ quốc); mẹ Trần Thị Lưỡng, con dâu của liệt sĩ Chưng, bản thân mẹ cũng là liệt sĩ và là mẹ của 2 liệt sĩ khác; và mẹ Huỳnh Thị Thử, cũng là con dâu của liệt sĩ Chưng có chồng và 2 con đều là liệt sĩ.

Năm 2011, để tưởng nhớ sự hy sinh xương máu của các bậc tiền nhân cũng như công sinh thành dưỡng dục con cháu nên người; con cháu trong gia tộc họ Nguyễn đã đóng góp tiền của lập Bia tưởng niệm 12 liệt sĩ và 3 Mẹ Việt Nam anh hùng trong gia tộc Nguyễn Chưng tại thôn Kim Đông. Ngoài ra, còn nhiều con cháu khác của liệt sĩ Nguyễn Chưng đã cống hiến một phần xương máu cho Tổ quốc, đang hưởng chế độ thương binh, bệnh binh, nhiều người được Nhà nước tặng huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Khi đất nước thống nhất, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương, con cháu trong gia đình liệt sĩ Nguyễn Chưng cũng giữ nhiều trọng trách trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước.

Xây cầu cho dân, tặng học bổng cho trẻ em làng

Không chỉ có truyền thống cách mạng, các con, cháu, chắt của liệt sĩ Nguyễn Chưng đều học hành thành đạt, người được học thấp nhất cũng đạt trình độ cao đẳng. Với tinh thần hiếu học đó, UBND xã Phước Hòa đã công nhận “Dòng họ hiếu học” cho nhánh họ Nguyễn tại thôn Kim Đông, xã Phước Hòa. “Thời ông nội của tôi dù đói khổ bủa vây nhưng con cháu vẫn được ăn học đến nơi đến chốn. Theo gương đó, lớp con, cháu, chắt sau này ai nấy đều có ý chí vượt khó quyết theo đuổi việc học để có tri thức phục vụ đất nước. Tấm giấy chứng nhận “Dòng họ hiếu học” tuy nhỏ, nhưng là sự động viên lớn cho con cháu trong gia tộc tiếp tục nối bước cha ông”, ông Thừa tự hào.

Hằng năm, gia tộc Nguyễn Chưng còn duy trì học bổng cho con cháu trong dòng họ và học sinh nghèo học giỏi ở thôn Kim Đông. “Tri thức mới tạo dựng nên thành công được, và các cháu học sinh ham học, vượt khó chính là nhân tố cần nuôi dưỡng. Chúng tôi không làm được nhiều, chỉ trong điều kiện của mình nhưng muốn khuyến khích những hạt giống ấy vươn lên nảy mầm cống hiến trong tương lai”, ông Thừa chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Minh Chuẩn - Trưởng thôn Kim Đông, liệt sĩ Nguyễn Chưng là cái tên luôn được người dân địa phương nhắc đến với niềm tự hào và lòng biết ơn. Năm 2006, con cháu của gia đình liệt sĩ Nguyễn Chưng đã tự nguyện đóng góp, hỗ trợ tiền để xây dựng chiếc cầu ông Tường và con đường bê tông dẫn vào thôn Kim Đông với chiều dài 300m, kinh phí hơn 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Nhâm - Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, cho biết: “Gia tộc liệt sĩ Nguyễn Chưng không chỉ giàu truyền thống cách mạng mà còn là dòng họ hiếu học tại địa phương. Ngoài ra, gia tộc liệt sĩ Nguyễn Chưng còn đóng góp nhiều công trình phúc lợi cho địa phương như hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn liên xóm, xây dựng cây cầu ở thôn Kim Đông. Đặc biệt, hàng năm, gia tộc Nguyễn còn trao học bổng cho học sinh nghèo ở địa phương”.  

Phố Nhơn
TIN LIÊN QUAN

Chiến sĩ sống sót vụ rơi trực thăng muốn có tay giả để không bị gọi “người ngoài hành tinh“

Cường Ngô |

Đó là trải lòng của anh Đinh Văn Dương - lính đặc công sống sót duy nhất trong vụ máy bay Mi-171 rơi ở Hòa Lạc vào ngày 7.7.2014 khi có người nói rằng, anh là "người ngoài hành tinh", "người đàn ông xấu xí" vì gương mặt biến dạng.

Khảo sát tìm mộ liệt sĩ ở sân bay Tân Sơn Nhất

M.Q |

Chiều 6.7, Bộ Tư lệnh TPHCM phối hợp cùng Sư đoàn không quân 370, các nhân chứng và nhiều đơn vị liên quan tiến hành khảo sát khu vực phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất nghi có mộ liệt sĩ tập thể.

Thăm lại thân nhân liệt sĩ hy sinh vụ máy bay CASA 212 bị rơi

Vương Trần |

Ngày 23.6, Đại diện Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng đã tới thăm hỏi, động viên gia đình liệt sĩ Lê Đức Lam (một trong 9 liệt sĩ vụ máy bay CASA 212 bị rơi khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm phi công máy bay Su 30KM2).

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Chiến sĩ sống sót vụ rơi trực thăng muốn có tay giả để không bị gọi “người ngoài hành tinh“

Cường Ngô |

Đó là trải lòng của anh Đinh Văn Dương - lính đặc công sống sót duy nhất trong vụ máy bay Mi-171 rơi ở Hòa Lạc vào ngày 7.7.2014 khi có người nói rằng, anh là "người ngoài hành tinh", "người đàn ông xấu xí" vì gương mặt biến dạng.

Khảo sát tìm mộ liệt sĩ ở sân bay Tân Sơn Nhất

M.Q |

Chiều 6.7, Bộ Tư lệnh TPHCM phối hợp cùng Sư đoàn không quân 370, các nhân chứng và nhiều đơn vị liên quan tiến hành khảo sát khu vực phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất nghi có mộ liệt sĩ tập thể.

Thăm lại thân nhân liệt sĩ hy sinh vụ máy bay CASA 212 bị rơi

Vương Trần |

Ngày 23.6, Đại diện Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng đã tới thăm hỏi, động viên gia đình liệt sĩ Lê Đức Lam (một trong 9 liệt sĩ vụ máy bay CASA 212 bị rơi khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm phi công máy bay Su 30KM2).