Người phụ nữ Ê Đê làm sống lại nghề dệt thổ cẩm của dân tộc

Phan Tuấn |

Chị H’Ler Êban, ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không chỉ giúp cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sống lại mà còn đưa sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc đến tay người tiêu dùng khắp bốn phương.

Nhà may của chị H'Ler tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, giữ gìn phát huy nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Thơ Trịnh
Nhà may của chị H'Ler tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, giữ gìn phát huy nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Thơ Trịnh

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

Chị H’Ler Êban (SN 1975), ở buôn Kniết, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin. Hiện nay, chị đang giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Những năm qua, người phụ nữ người Ê Đê này đã dốc hết tâm trí, sức lực để giúp nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc được sống lại.

Theo chị H’Ler, nghệ dệt thổ cẩm của người dân tộc Ê Đê đã có từ rất lâu đời. Năm 2011, khi làm đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, chị mới có dịp đi công tác và tiếp xúc với nhiều người dân Ê Đê ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

Qua những lần đi thực tế ấy, bản thân chị H’Ler lo lắng cho tình trạng nghề dệt thổ truyền thống của dân tộc đang bị mai một. Bởi các nghệ nhân dệt thổ cẩm của người Ê Đê ngày càng ít dần.

Mặt khác, để hoàn thành được một tấm vải phải mất cả tuần mới làm xong. Tuy nhiên, sau khi dệt xong, người dệt cũng không biết bán cho ai nên không có thu nhập. Do đó, nhiều nghệ nhân đã rời bỏ nghề dệt thổ cẩm truyền thống để tìm cho mình công việc khác.

“Nếu như tình trạng này tiếp tục diễn ra thì chỉ cần một thời gian rất ngắn nữa, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sẽ bị “khai tử”. Khi đó, giá trị văn hóa truyền thống cũng dần biến mất” - chị H'Ler chia sẻ.

Trong bối cảnh đó, vào năm 2018, chị H'Ler đã dùng tất cả nguồn thu nhập của gia đình để thành lập nhà may Amí Sia. Từ đây, chị đã tập hợp nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm trên địa bàn tỉnh dệt thổ cẩm để bán cho mình.

Chị H’Ler yêu cầu các nghệ nhân phải thể hiện được các hoa văn, họa tiết truyền thống của dân tộc mình trên mỗi sản phẩm. Sau khi các nghệ nhân hoàn thành dệt thổ cẩm, chị H’Ler đã mang về và tự tay thiết kế, cắt may các mẫu trang phục cách tân với phong cách hiện đại, "hòa nhập nhưng không hòa tan”.

Sau khi hoàn thành các mẫu trang phục cách tân, chị H’Ler đã chụp hình, đăng bán lên các trang mạng xã hội thì nhận được sự thu hút, chia sẻ của rất nhiều người. Từ những hình ảnh đăng tải này, đã có rất nhiều người liên hệ hỏi mua trang phục truyền thống của chị.

Chị H’Ler cho hay: “Có rất nhiều người dân tộc kinh và các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, thậm chí nhiều Việt kiều ở nước ngoài nhau thích thú, đặt mua các sản phẩm trang phục thổ cẩm của tôi”.

Theo thống kê, từ năm 2018 đến nay, nhà may Amí Sia của chị H’Ler đã bán hơn 2.500 sản phẩm trang phục thổ cẩm cho khách hàng trong và ngoài nước.

Hàng năm chị H'Ler đã bán được khoảng 500 bộ thổ cẩm cho người dân ở trong nước và kiều bào ngoài nước. Ảnh: Thơ Trịnh
Hàng năm chị H'Ler đã bán được khoảng 500 bộ thổ cẩm cho người dân ở trong nước và kiều bào ngoài nước. Ảnh: Thơ Trịnh

Giúp bà con sống với nghề dệt thổ cẩm

Theo chị H’Ler, khách hàng của sản phẩm trang phục thổ cẩm chủ yếu là nữ giới nên đòi hỏi sự thẩm mỹ và tính thời trang rất cao.

Do đó, để trang phục thổ cẩm phù hợp với thị hiếu thời trang thì chị không ngừng nghiên cứu, học hỏi. Việc này nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mới lạ, phù hợp với mọi lứa tuổi, thời tiết, môi trường làm việc khác nhau...

Trung bình mỗi năm, nhà may Amí Sia đã bán ra trên 500 sản phẩm trang phục thổ cẩm cho khách hàng trong nước và bà con Việt Kiều ở Mỹ, Úc, Canada, Phần Lan.

Hiện nay, tiệm may của chị H'ler đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 4 thợ may và 10 nghệ nhân dệt, với mức thu nhập khoảng 4,5 triệu đồng/tháng.

Chị H’Sara Byă (SN 1992), trú tại buôn Jung A, xã Ea Ktur cho biết, gia đình chị có 4 người nhưng không có đất sản xuất nên mọi người trong nhà quanh năm đi làm thuê, cuốc mướn, thu nhập khi có khi không.

Cho đến khi nhà may Amí Sia ra đời, chị đã được đào tạo nghề miễn phí. Hiện chị H’Sara Byă có nguồn thu nhập 4,5 triệu đồng/tháng nên cuộc sống gia đình ngày càng ổn định.

Bà Bùi Thị Lộc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cư Kuin cho biết, mô hình “Nhà may thổ cẩm Amí Sia” có ý nghĩa rất lớn lao trong việc duy trì nghề dệt truyền thống của người Ê Đê và tạo công ăn việc làm cho một số nghệ nhân.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Sắc màu thổ cẩm trên cao nguyên đá

Bài, ảnh: Nguyễn Tùng |

Tuyên Quang - Người Mông đen tại huyện Lâm Bình vẫn được biết đến với sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống. Thêu dệt thổ cẩm từ xa xưa đã trở thành thước đo cho sự khéo léo, trưởng thành của người phụ nữ vùng cao này.

Giữ tiếng cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm cho buôn làng

Phan Tuấn |

Bon Pi Nao, ở xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông có hơn 95% dân số là đồng bào M’nông. Điều đáng tự hào nhất là nhiều người dân nơi đây đã giữ gìn được tiếng cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.

Những tấm thổ cẩm nối dài ba thế hệ

Phan Tuấn |

Bà H'Bạch, con gái H'Bình và cháu ngoại H'Nhàn, là ba thế hệ trong một gia đình ở bon N'Jiêng, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã và đang gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Nhờ tính kế thừa, tiếp nối này nên gia đình bà H'Bạch đã giữ gìn và phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ninh Bình: Bắt giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 3502D

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 20.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc và bắt tạm giam 4 tháng để điều tra đối với ông Nguyễn Sinh Phú (sinh năm 1986, trú tại phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình) về tội “Nhận hối lộ”.

Kinh phí thực hiện việc tăng lương cơ sở từ ngày 1.7 theo dự thảo mới

Phương Minh |

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Nối thông thượng thành để có trải nghiệm mới cho du khách khi đến Huế

Nguyễn Luân |

Việc “nối thông thượng thành” (thuộc di tích Kinh thành Huế) không chỉ giúp người dân, du khách có thêm góc nhìn, trải nghiệm mới khi đến Huế mà còn khiến mối liên kết giữa con người, thiên nhiên và di sản trở nên gần gũi hơn.

Cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép ở TP Quy Nhơn chỉ làm chiếu lệ

Hoài Luân |

Bình Định - Về việc xử lý các công trình xây dựng trái phép tại thung lũng Quy Hòa, lãnh đạo phường Ghềnh Ráng khẳng định đã cưỡng chế xong các trường hợp vi phạm, tuy nhiên thực tế chỉ tháo dỡ qua loa.

Nga lại kêu gọi Thụy Điển chia sẻ kết quả điều tra Nord Stream

Thanh Hà |

Nga kêu gọi Thụy Điển chia sẻ những phát hiện từ cuộc điều tra vụ nổ làm hỏng các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vào năm ngoái.

Sắc màu thổ cẩm trên cao nguyên đá

Bài, ảnh: Nguyễn Tùng |

Tuyên Quang - Người Mông đen tại huyện Lâm Bình vẫn được biết đến với sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống. Thêu dệt thổ cẩm từ xa xưa đã trở thành thước đo cho sự khéo léo, trưởng thành của người phụ nữ vùng cao này.

Giữ tiếng cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm cho buôn làng

Phan Tuấn |

Bon Pi Nao, ở xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông có hơn 95% dân số là đồng bào M’nông. Điều đáng tự hào nhất là nhiều người dân nơi đây đã giữ gìn được tiếng cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.

Những tấm thổ cẩm nối dài ba thế hệ

Phan Tuấn |

Bà H'Bạch, con gái H'Bình và cháu ngoại H'Nhàn, là ba thế hệ trong một gia đình ở bon N'Jiêng, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã và đang gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Nhờ tính kế thừa, tiếp nối này nên gia đình bà H'Bạch đã giữ gìn và phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.