Kinh phí thực hiện việc tăng lương cơ sở từ ngày 1.7 theo dự thảo mới

Phương Minh |

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

 
Dự kiến 9 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở từ ngày 1.7.2023. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Dự thảo Nghị định tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 1.7.2023. Vậy kinh phí thực hiện việc tăng lương cơ sở từ đâu?

Theo dự thảo Nghị định, đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương:

Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 tăng thêm so với dự toán năm 2022 được cấp có thẩm quyền giao;

Một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập;

Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 tăng thêm so với dự toán năm 2022 được cấp có thẩm quyền giao;

Sử dụng 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa;

Thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; xổ số kiến thiết; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu;

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước) được Thủ tướng Chính phủ giao;

Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang;

Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.

Phạm vi trích số thu được để lại được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023.

Mức lương cơ sở dùng để làm gì? Theo dự thảo Nghị định, Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Phương Minh
TIN LIÊN QUAN

Dự kiến 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ 1.7.2023

Ái Vân |

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1.7.2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Lãi suất vay mua nhà tăng nóng, người dân tìm cách xoay sở

Minh Hương |

Lãi suất vay mua nhà tăng mạnh từ đầu năm 2023 đến nay khiến người dân lao đao, thắt lưng buộc bụng cũng khó có khả năng chi trả.

Giá căn hộ chung cư tăng cao, dân văn phòng khó khăn mua nhà

Minh Hương |

Thu nhập khoảng 9 -12 triệu đồng/tháng, nhiều dân văn phòng thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu trước hụt sau. Khi giá chung cư ngày một tăng cao, khả năng mua được căn hộ ở mức trung bình cũng ngoài tầm với của dân văn phòng.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Sạt lở nghiêm trọng gây nguy cơ vỡ đê biển Đông, Bạc Liêu khẩn cấp ứng phó

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Tuyến đê biển Đông đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Đoạn sạt lở kéo dài hơn 30m, ăn sâu vào chân đê, gây ra nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Dự kiến 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ 1.7.2023

Ái Vân |

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1.7.2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Lãi suất vay mua nhà tăng nóng, người dân tìm cách xoay sở

Minh Hương |

Lãi suất vay mua nhà tăng mạnh từ đầu năm 2023 đến nay khiến người dân lao đao, thắt lưng buộc bụng cũng khó có khả năng chi trả.

Giá căn hộ chung cư tăng cao, dân văn phòng khó khăn mua nhà

Minh Hương |

Thu nhập khoảng 9 -12 triệu đồng/tháng, nhiều dân văn phòng thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu trước hụt sau. Khi giá chung cư ngày một tăng cao, khả năng mua được căn hộ ở mức trung bình cũng ngoài tầm với của dân văn phòng.