Giữ tiếng cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm cho buôn làng

Phan Tuấn |

Bon Pi Nao, ở xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông có hơn 95% dân số là đồng bào M’nông. Điều đáng tự hào nhất là nhiều người dân nơi đây đã giữ gìn được tiếng cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.
Thổ cẩm M’nông được nhiều người yêu thích nhờ màu sắc và hoa văn truyền thống độc đáo. Ảnh: Dương Phong
Thổ cẩm M’nông được nhiều người yêu thích nhờ màu sắc và hoa văn truyền thống độc đáo. Ảnh: Dương Phong

Một ngày đầu năm mới năm 2023, chạy quanh co trên các con đèo, băng qua núi rừng chúng tôi đã tìm về bon Pi Nao, ở xã Đạo Nghĩa để tìm hiểu văn hóa của bon làng nơi đây.

Theo tiếng M'nông, bon có nghĩa là ngôi làng, còn Pi Nao có nghĩa trảng cỏ lớn.

Người dân trong bon sống quây quần với nhau. Họ lấy một căn nhà giữa làng để làm nơi sinh hoạt chung cho cả cộng đồng.

Trong dịp Tết Nguyên đán, không khí trong bon làng ngày càng rộn ràng hơn. Những ché rượu cần đã được đóng gói cẩn thận, chuẩn bị phục vụ du khách thập phương…

Đã nhiều năm nay, văn hóa M’nông bon Pi Nao được người dân gìn giữ, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân trong bon.

Ngồi tỉ mẩn dệt tấm thổ cẩm, chị H’Đăn cho biết, thổ cẩm M’nông được nhiều người yêu thích nhờ màu sắc và hoa văn độc đáo.

Nếu như trước đây, thổ cẩm làm ra chỉ để phục vụ cho nhu cầu của gia đình thì hiện nay, thổ cẩm của bon Pi Nao đã vươn ra khỏi cánh rừng, đến với người dân Lâm Đồng, Đắk Lắk, thành phố Hồ Chí Minh...

Các nghệ nhân ở Đắk Nông bước ra khỏi buôn làng biểu diễn những nét tinh hoa của văn hóa bản địa Tây Nguyên trên sân khấu quốc tế. Ảnh: Tôn Thị Ngọc Hạnh
Các nghệ nhân ở Đắk Nông bước ra khỏi buôn làng biểu diễn những nét tinh hoa của văn hóa bản địa Tây Nguyên trên sân khấu quốc tế. Ảnh: Ngọc Hạnh

Thổ cẩm do người dân Pi Nao dệt ra cũng được các nhà thiết kế đưa vào sản phẩm thời trang. Từ đó giúp cho người dân có thêm thu nhập.

Đặc biệt, theo chị H’Đăn, sau khi tham dự chương trình Triển lãm Thế giới EXPO 2020 Dubai (diễn ra hồi đầu tháng 1.2022, tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE), thổ cẩm của người M’nông được bạn bè quốc tế chú ý và dành sự quan tâm đặc biệt.

Chị H’Đăn nói: “Văn hóa, nét đẹp thổ cẩm M’nông được phát huy, giúp cho chị em phụ nữ chúng tôi có việc làm, thu nhập ổn định nhờ mỗi tấm thổ cẩm có giá từ 2-3 triệu đồng. Bây giờ chị em phụ nữ đều yên tâm với nghề dệt vì sản phẩm làm ra đến đây đều được tiêu thụ tới đó”.

Cũng giống như chị H’Đăn, anh Y Lanh, đội trưởng đội chiêng của bon Pi Nao vẫn còn rưng rưng tự hào khi nhắc về tiết mục biểu diễn chiêng tại Dubai. Được mang nhạc cụ và văn hóa của dân tộc giới thiệu đến bạn bè quốc tế, anh Lanh hãnh diện vô cùng.

Anh Y Lanh kể, bon Pi Nao trải qua những thăng trầm khi tiếng chiêng đã có lúc đứt đoạn. Thế nhưng nhờ sự hỗ trợ của ngành chức năng và niềm tin, sự trân trọng với những giá trị văn hóa của người dân trong bon, nhịp chiêng Pi Nao đã sống lại, hòa vào dòng chảy văn hóa của Đắk Nông.

Từ đó góp phần quảng bá hình ảnh con người của vùng đất phía Nam Tây Nguyên này.

Thổ cẩm của đồng bào Mạ, M'Nông, Ê Đê... của tỉnh Đắk Nông có dịp được trình diễn trên sân khấu nước ngoài. Ảnh: Tôn Thị Ngọc Hạnh.
Thổ cẩm của đồng bào Mạ, M'nông, Ê Đê... của tỉnh Đắk Nông có dịp được trình diễn trên sân khấu nước ngoài. Ảnh: Ngọc Hạnh

Theo anh Y Lanh thì anh rất may mắn khi 2 lần được sang Châu Âu biểu diễn cồng chiêng. Anh rất tự hào mỗi khi tiếng chiêng M'nông vang lên, tất cả khách mời đều hứng khởi, chăm chú theo dõi xen lẫn sự tò mò về những âm thanh của nhịp chiêng.

"Nhiều người hỏi rằng, tại sao một khối đồng lại phát ra âm thanh thu hút đến như vậy. Họ nói, sẽ đến Việt Nam để học cách sử dụng nhạc cụ của đồng bào mình!", anh Y Lanh nhớ lại kỷ niệm đưa chiêng M'nông xuất ngoại.

Với sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa sẽ hứa hẹn đưa bon Pi Nao trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn của tỉnh Đắk Nông.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Lễ cúng Mở kho lúa mang đậm nét đẹp văn hóa riêng của người H’rê

Hoài Luân |

Đối với người H'rê tại Bình Định, Lễ cúng “Mở kho lúa” được xem là một phong tục riêng biệt, mang đậm tính nhân văn, giáo dục con cháu phải biết quý trọng thành quả lao động. Đây cũng là cách mà người H'rê bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian của mình.

Đắk Lắk mở lớp dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên

Bảo Lâm |

Lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức được một lớp học dạy đánh cồng chiêng cho 30 sinh viên đều là người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt nhất là lớp học này có rất nhiều bạn nữ tham gia, điều này đã vượt ra khỏi sự kiêng kỵ của một số dân tộc.

Buôn làng ở Đắk Lắk vang tiếng cồng chiêng mỗi ngày

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Hiện nay, một số buôn làng ở tỉnh Đắk Lắk đang vang tiếng cồng chiêng mỗi ngày. Đây là hoạt động giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ ở các buôn làng.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Lễ cúng Mở kho lúa mang đậm nét đẹp văn hóa riêng của người H’rê

Hoài Luân |

Đối với người H'rê tại Bình Định, Lễ cúng “Mở kho lúa” được xem là một phong tục riêng biệt, mang đậm tính nhân văn, giáo dục con cháu phải biết quý trọng thành quả lao động. Đây cũng là cách mà người H'rê bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian của mình.

Đắk Lắk mở lớp dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên

Bảo Lâm |

Lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức được một lớp học dạy đánh cồng chiêng cho 30 sinh viên đều là người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt nhất là lớp học này có rất nhiều bạn nữ tham gia, điều này đã vượt ra khỏi sự kiêng kỵ của một số dân tộc.

Buôn làng ở Đắk Lắk vang tiếng cồng chiêng mỗi ngày

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Hiện nay, một số buôn làng ở tỉnh Đắk Lắk đang vang tiếng cồng chiêng mỗi ngày. Đây là hoạt động giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ ở các buôn làng.