Những tấm thổ cẩm nối dài ba thế hệ

Phan Tuấn |

Bà H'Bạch, con gái H'Bình và cháu ngoại H'Nhàn, là ba thế hệ trong một gia đình ở bon N'Jiêng, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã và đang gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Nhờ tính kế thừa, tiếp nối này nên gia đình bà H'Bạch đã giữ gìn và phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ba thế hệ trong gia đình bà H'Bạch ở bon N'Jiêng, xã Đắk Nia, tỉnh Đắk Nông đang ngày đêm miệt mài nối dại những sợi thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mạ. Ảnh: Phan Tuấn
Ba thế hệ trong gia đình bà H'Bạch ở bon N'Jiêng, xã Đắk Nia, tỉnh Đắk Nông đang ngày đêm miệt mài nối dại những sợi thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mạ. Ảnh: Phan Tuấn

Thổ cẩm trong đời sống người Mạ

Bà H’Bạch, ở bon N'Jiêng, xã Đắk Nia năm nay đã 73 tuổi. Theo bà H'Bạch là con gái Mạ thì phải biết dệt vải. Ngày xưa, từ lúc 10 tuổi bà H’Bạch đã học cách kéo sợi, lên rừng lấy lá cây, củ nghệ, cây tràm về nhuộm màu chỉ.

Ban ngày bà H'Bạch đi làm, tối về ngồi vào khung cửi để dệt thổ cẩm. Cứ thế hơn 60 năm qua, người phụ nữ này thành thục kỹ thuật dệt, trở thành một trong số nghệ nhân lão luyện đối với nghề dệt thổ cẩm ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Tiếp nối truyền thống từ mẹ, ngay từ khi còn con gái, chưa lập gia đình, chị H'Bình đã được bà H’Bạch dạy nghề dệt và trao truyền tình yêu với khung cửi, sợi chỉ.

Theo bà H'Bạch, với đồng bào Mạ và các dân tộc bản địa khác, phụ nữ, con gái phải biết dệt vải. Ngày còn trẻ, dệt vải thổ cẩm để làm lễ vật cho việc hỏi chồng. Lập gia đình rồi thì dệt vải để may đồ, làm chăn đắp cho con cái, vợ chồng.

"Thổ cẩm là đồ dùng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân tộc Mạ. Thế nên, những đứa trẻ trong nhà đều được tôi truyền dạy từ sớm, đứa nào có đam mê thì sẽ gắn bó được với nghề” - bà H’Bạch tâm sự.

Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm đang có nhiều cơ hội để được “sống lại“. Ảnh: Phan Tuấn
Trải qua thời gian, các thế hệ sau này của bà H'Bạch vẫn say sưa bên khung cửi để dệt thổ cẩm truyền thống. Ảnh: Phan Tuấn

Gìn giữ và phát huy truyền thống của người Mạ

Theo bà H'Bạch, việc truyền dạy dệt thổ cẩm không phải ngày một ngày hai là thành. Có những đứa trẻ, phải mất mấy năm cho đến lúc trưởng thành mới thành thạo với nghề.

Đơn cử như con gái của bà H'Bạch là chị H’Bình phải rất chịu khó mới học được nghề dệt thổ cẩm. Khi có tay nghề, đã 40 năm nay chị H'Bình vẫn miệt mài theo nghề dệt thổ cẩm.

"Cũng nhờ dệt thổ cẩm, H’Bình đã được ra nước ngoài, được biểu diễn cho khách quốc tế xem và bán được nhiều hàng hơn” - bà H’Bạch tự hào chia sẻ.

Theo chị H’Bình, khi xưa nhiều tấm thổ cẩm phải mất cả năm trời mới dệt xong. Những tấm vải được dệt bằng chất liệu tự nhiên với nhiều hoa văn độc đáo, có khi được định giá bằng cả một con trâu đực. Người Mạ gìn giữ, bảo quản chúng như những báu vật của gia đình.

"Ngày nay, tuy không ai đổi trâu, đổi bò lấy một tấm chăn thổ cẩm nhưng với đồng bào Mạ, thổ cẩm vẫn có ý nghĩa và vai trò to lớn trong đời sống của chúng tôi” - chị H’Bình khẳng định.

Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm đang có nhiều cơ hội để được “sống lại” nhờ có đầu ra rộng mở, qua đó tạo thu nhập ổn định cho người dân ở bon N'Jiêng. Ảnh: Phan Tuấn
Hiện nay, thổ cẩm của người dân tộc Mạ đã được các nhà thiết kế thời trang đưa vào trong nhiều bộ trang phục đẹp mắt, có giá trị thương mại. Ảnh: Phan Tuấn

Trong suy nghĩ của nhiều người, những tấm thổ cẩm, được dệt thủ công vẫn là những tấm vải có giá trị nhất, khó định giá nhất. Cũng bởi vậy, vẫn còn rất nhiều người tìm mua thổ cẩm được làm thủ công.

Hiện nay, chị H'Bình là tổ trưởng tổ hợp tác nghề dệt thổ cẩm truyền thống xã Đắk Nia. Theo chị H'Bình, vài năm gần đây, thổ cẩm của người Mạ có nhiều cơ hội để "sống lại”.

Hiện nay, những hoa văn truyền thống của dân tộc, những màu sắc tự nhiên của núi rừng đã được các nhà thiết kế đưa vào trong các sản phẩm thời trang. Chính điều đó đã giúp nghề dệt của chị và nhiều phụ nữ khác trong xã phát triển, tạo thu nhập ổn định.

“Một tuần, mỗi người có thể dệt được một tấm thổ cẩm khá lớn với giá bán từ 1,5 - 3 triệu đồng. So với công việc nương rẫy, dệt thổ cẩm nhẹ nhàng và mang lại thu nhập cao hơn. Những người thợ dệt thổ cẩm như chúng tôi đã có hướng đi mới để phát triển kinh tế lâu dài” - chị H'Bình phấn khởi nói.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Sự xuất hiện mới lạ của thổ cẩm Tây Nguyên tại lễ hội ở Măng Đen

Hà Nguyễn - Thanh Hải |

Ngày 30.10, Chương trình biểu diễn trang phục Thổ cẩm Tây Nguyên với chủ đề “Hẹn nhau giữa đại ngàn Tây Nguyên” vừa kết thúc sau 2 ngày tổ chức tại khu du lịch Măng Đen, Kon Tum.

Độc đáo sắc màu thổ cẩm ở vùng cao Hòa Bình

Khánh Linh |

Hòa Bình - Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ vùng cao Hòa Bình, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn chứa trong đó cả tinh hoa hương sắc núi rừng.

Sống lại nghề dệt thổ cẩm trên rẻo cao Lâm Bình

Phong Nguyên |

Tuyên Quang - Bên cạnh sự đa dạng, phong phú về văn hoá của người Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn... thì thổ cẩm là sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống của các dân tộc tại huyện đặc biệt khó khăn Lâm Bình (Tuyên Quang). Thời gian qua, nghề dệt thổ cẩm tại đây đang được hồi sinh như một nỗ lực giữ lại hồn cốt của các dân tộc trên rẻo cao này.

Công an xã học tiếng dân tộc, miệt mài bám bản nơi rẻo cao

Khánh Linh |

Sơn La - Vượt qua những khó khăn, các chiến sĩ công an xã chính quy vẫn âm thầm bám bản để giữ cuộc sống bình yên cho người dân nơi rẻo cao Tây Bắc.

Diện mạo bất ngờ vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh sau khi cải tạo

MINH HÀ - VIỆT DŨNG |

Cùng với việc lát đá tự nhiên, vỉa hè phố Nguyễn Chí Thanh được trồng đồng bộ cây xanh, vườn hoa, hệ thống chiếu sáng. Đặc biệt, nhiều ghế đá đã được bố trí dưới những tán cây hoa sữa để người dân nghỉ ngơi, thư giãn khiến nhiều người thích thú.

Hết cảnh xếp hàng dài mua vàng ngày vía thần tài

Hải Anh |

Hà Nội - Cảnh tượng dòng người xếp hàng dài chờ mua vàng vào sáng tinh mơ ở các phố vàng như Trần Nhân Tông, Cầu Giấy đã không còn như mọi năm vào ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng.

Lễ hội Xuân Quý Mão 2023: Dừng tổ chức nếu có hiện tượng tiêu cực

Hải Minh |

Lễ hội Xuân Quý Mão được dự đoán thu hút một lượng lớn người tham dự sau thời gian dài hoạt động cầm chừng do dịch bệnh COVID-19.

Dậy từ 3h sáng, 16 năm là người mở bát mua vàng ngày vía Thần Tài

Đức Mạnh - Việt Anh |

Trong dòng người xếp hàng chờ mua kim loại quý ngày vía Thần tài, có những vị khách đã quen mặt tới hơn chục năm. Không quan trọng đắt hay rẻ, đông hay không, họ mua vàng chỉ với mong muốn một năm mới may mắn và thuận lợi.

Sự xuất hiện mới lạ của thổ cẩm Tây Nguyên tại lễ hội ở Măng Đen

Hà Nguyễn - Thanh Hải |

Ngày 30.10, Chương trình biểu diễn trang phục Thổ cẩm Tây Nguyên với chủ đề “Hẹn nhau giữa đại ngàn Tây Nguyên” vừa kết thúc sau 2 ngày tổ chức tại khu du lịch Măng Đen, Kon Tum.

Độc đáo sắc màu thổ cẩm ở vùng cao Hòa Bình

Khánh Linh |

Hòa Bình - Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ vùng cao Hòa Bình, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn chứa trong đó cả tinh hoa hương sắc núi rừng.

Sống lại nghề dệt thổ cẩm trên rẻo cao Lâm Bình

Phong Nguyên |

Tuyên Quang - Bên cạnh sự đa dạng, phong phú về văn hoá của người Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn... thì thổ cẩm là sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống của các dân tộc tại huyện đặc biệt khó khăn Lâm Bình (Tuyên Quang). Thời gian qua, nghề dệt thổ cẩm tại đây đang được hồi sinh như một nỗ lực giữ lại hồn cốt của các dân tộc trên rẻo cao này.