Sắc màu thổ cẩm trên cao nguyên đá

Bài, ảnh: Nguyễn Tùng |

Tuyên Quang - Người Mông đen tại huyện Lâm Bình vẫn được biết đến với sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống. Thêu dệt thổ cẩm từ xa xưa đã trở thành thước đo cho sự khéo léo, trưởng thành của người phụ nữ vùng cao này.

Người Mông đen ở Tuyên Quang không nhiều, tập trung chủ yếu ở thôn Tiên Tốc và thôn Chẩu Quân xã Bình An với khoảng trên 80 hộ sống quần cư, gắn bó và tạo thành phong tục, nét văn hóa độc đáo riêng.
Người Mông đen ở Tuyên Quang không nhiều, tập trung chủ yếu ở xã Bình An (Lâm Bình) với khoảng trên 80 hộ sống quần cư, gắn bó và tạo thành phong tục, nét văn hóa độc đáo riêng.
Người Mông được phân biệt thành nhiều nhóm như Mông đơ (Mông Trắng), Mông đu (Mông đen), Mông lềnh (Mông hoa), Mông dua (Mông xanh)… dựa trên sự khác nhau về trang phục và ngôn ngữ giữa các nhóm Mông. Với người Mông đen thì đặc trưng là quần áo thổ cẩm có màu đen chủ đạo rất dễ nhận biết và đã là phụ nữ Mông thì ai cũng biết thêu thùa quần áo của chính mình.
Người Mông được phân biệt thành nhiều nhóm như Mông đơ (Mông Trắng), Mông đu (Mông đen), Mông lềnh (Mông hoa), Mông dua (Mông xanh)… dựa trên sự khác nhau về trang phục và ngôn ngữ giữa các nhóm Mông. Với người Mông đen thì đặc trưng là quần áo thổ cẩm có màu đen chủ đạo rất dễ nhận biết.
Màu đen của trang phục kết hợp với những hoa văn đẹp mắt trên nẹp áo, cổ áo, thân áo, váy áo, mũ… may theo hàng lối với hình bông hoa, lá cây, hình xoáy ốc, hình tam giác tạo điểm nhấn đặc biệt khiến cho trang phục của người Mông đen sinh động và ấn tượng.
Màu đen của trang phục kết hợp với những hoa văn đẹp mắt trên nẹp áo, cổ áo, thân áo, váy áo, mũ… may theo hàng lối với hình bông hoa, lá cây, hình xoáy ốc, hình tam giác tạo điểm nhấn đặc biệt khiến cho trang phục của người Mông đen sinh động và ấn tượng.
Phụ nữ Mông đen ở đây ai cũng biết làm trang phục truyền thống. Họ đều tự tay lựa chọn nguyên liệu ở chợ rồi tự tay may, thêu thùa váy áo cho mình. Đối với họ khi làm được một bộ trang phục đẹp đó là sự hãnh diện, niềm tự hào đối với bạn bè cùng trang lứa.
Phụ nữ Mông đen ai cũng biết làm trang phục truyền thống. Họ đều tự tay lựa chọn nguyên liệu ở chợ rồi tự tay may, thêu thùa váy áo cho mình. Đối với họ khi làm được một bộ trang phục đẹp đó là sự hãnh diện, niềm tự hào đối với bạn bè cùng trang lứa.
Chị Tráng Thị Mỡ, ở thôn Nà Cóoc, xã Bình An (Lâm Bình) cho biết, đã là phụ nữ Mông thì phải biết thêu thổ cẩm, đó còn như của hồi môn về nhà chồng rồi bố mẹ chồng sẽ nhìn đó để đánh giá sự khéo léo. Con cháu người Mông từ bé đã được các bà, các mẹ hướng dẫn thêu thùa trên thổ cẩm để không mất nghề.
Chị Tráng Thị Mỡ, ở thôn Nà Cóc, xã Bình An cho biết, đã là phụ nữ Mông thì phải biết thêu thổ cẩm, đó còn như của hồi môn về nhà chồng rồi bố mẹ chồng sẽ nhìn đó để đánh giá sự khéo léo. Con cháu người Mông từ bé đã được các bà, các mẹ hướng dẫn thêu thùa trên thổ cẩm để không mất nghề.
Để hoàn thiện được mộ bộ quần áo thổ cầm truyền thống của người Mông đen với đủ hoạ tiết thêu tay sẽ tốn thời gian cả tháng. Vì thế mỗi bộ quần áo thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Mông đen ở Lâm Bình có giá khá cao, dao động từ 5 đến 7 triệu đồng mỗi bộ.
Để hoàn thiện được mộ bộ quần áo thổ cầm truyền thống của người Mông đen với đủ hoạ tiết thêu tay sẽ tốn thời gian cả tháng. Vì thế mỗi bộ quần áo thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Mông đen ở Lâm Bình có giá khá cao, giao động từ 5 đến 7 triệu đồng mỗi bộ.
Phụ nữ Mông đen ở Lâm Bình trổ tài và truyền dạy nghề thêu thổ cẩm truyền thống cho nhau trong các lễ hội đầu xuân.
Phụ nữ Mông đen ở Lâm Bình trổ tài và truyền dạy nghề thêu thổ cẩm truyền thống cho nhau trong các lễ hội đầu xuân.
Những bộ trang phục của phụ nữ Mông đen luôn nổi bật giữa đám đông.
Những bộ trang phục của phụ nữ Mông đen luôn nổi bật giữa đám đông.
Bài, ảnh: Nguyễn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Những tấm thổ cẩm nối dài ba thế hệ

Phan Tuấn |

Bà H'Bạch, con gái H'Bình và cháu ngoại H'Nhàn, là ba thế hệ trong một gia đình ở bon N'Jiêng, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã và đang gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Nhờ tính kế thừa, tiếp nối này nên gia đình bà H'Bạch đã giữ gìn và phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sống lại nghề dệt thổ cẩm trên rẻo cao Lâm Bình

Phong Nguyên |

Tuyên Quang - Bên cạnh sự đa dạng, phong phú về văn hoá của người Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn... thì thổ cẩm là sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống của các dân tộc tại huyện đặc biệt khó khăn Lâm Bình (Tuyên Quang). Thời gian qua, nghề dệt thổ cẩm tại đây đang được hồi sinh như một nỗ lực giữ lại hồn cốt của các dân tộc trên rẻo cao này.

Chuyện nữ nghệ nhân người Mông đưa thổ cẩm sang trời Âu

Phong Quang |

Khôi phục, gìn giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã khó, nghệ nhân Vàng Thị Mai không ngờ rằng có ngày sẽ đưa được thổ cẩm sang trời Âu.

Mặt bằng vàng Lê Lợi vẫn ế ẩm, không tìm được khách thuê

Chân Phúc |

TPHCM - Đường Lê Lợi (quận 1) đã hoàn thành, tháo hẳn rào chắn và đưa vào sử dụng nhiều tháng qua nhưng đến nay vẫn còn nhiều mặt bằng để trống, chưa tìm được khách thuê.

Vỉa hè Hà Nội bị lấn chiếm, khách du lịch nơm nớp lo sợ đi dưới lòng đường

Thái Mạnh |

Cảnh nhiều hộ kinh doanh lấn chiếm tràn cả vỉa hè không chừa một centimet nào trên đường phố Hà Nội khiến nhiều khách du lịch phải bất chấp nguy hiểm, đi bộ dưới lòng đường.

Dỡ bỏ biển cấm taxi tại các tuyến phố ở Hà Nội có gây ùn tắc giao thông?

Phạm Đông - Thu Hiền |

Sở GTVT Hà Nội đang phối hợp với Công an thành phố và các đơn vị quản lý bảo trì đường khảo sát lại các tuyến phố cấm taxi trên địa bàn. Điều này đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều lái xe taxi, cũng như chuyên gia giao thông.

Hoa tươi đồng loạt tăng giá ngày Valentine, hồng ngoại tiền triệu hút khách

MINH HÀ - LINH TRANG |

Mặc dù giá cao từ 1 đến 10 triệu đồng/bó nhưng hoa hồng ngoại vẫn được nhiều người đặt mua dịp Valentine.

Ngăn chặn tình trạng thanh, thiếu niên giải quyết mâu thuẫn bằng hung khí

DUY TUẤN |

Chỉ trong 10 ngày qua, trên địa bàn TP.Phan Thiết, Bình Thuận xảy ra 2 vụ các nhóm thanh, thiếu niên với tuổi đời còn rất trẻ sử dụng hung khí để giải quyết mâu thuẫn. Còn từ sau Tết Nguyên đán đến nay, xảy ra liên tiếp 5 vụ tương tự trên địa bàn này, có vụ được công an ngăn chặn kịp thời và cũng có vụ đã xảy ra hậu quả.

Những tấm thổ cẩm nối dài ba thế hệ

Phan Tuấn |

Bà H'Bạch, con gái H'Bình và cháu ngoại H'Nhàn, là ba thế hệ trong một gia đình ở bon N'Jiêng, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã và đang gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Nhờ tính kế thừa, tiếp nối này nên gia đình bà H'Bạch đã giữ gìn và phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sống lại nghề dệt thổ cẩm trên rẻo cao Lâm Bình

Phong Nguyên |

Tuyên Quang - Bên cạnh sự đa dạng, phong phú về văn hoá của người Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn... thì thổ cẩm là sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống của các dân tộc tại huyện đặc biệt khó khăn Lâm Bình (Tuyên Quang). Thời gian qua, nghề dệt thổ cẩm tại đây đang được hồi sinh như một nỗ lực giữ lại hồn cốt của các dân tộc trên rẻo cao này.

Chuyện nữ nghệ nhân người Mông đưa thổ cẩm sang trời Âu

Phong Quang |

Khôi phục, gìn giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã khó, nghệ nhân Vàng Thị Mai không ngờ rằng có ngày sẽ đưa được thổ cẩm sang trời Âu.